Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Prime Minister and Foreign Minister Pham Binh Minh/ UN General Assembly in New York on September 27


Deputy Prime Minister and Foreign Minister Pham Binh Minh delivered a statement at the General Debate of the 69th session of the UN General Assembly in New York on September 27 (local time).

Following is the full text of the statement.

“Mr. President,
Mr. Secretary-General,
Ladies and gentlemen,

On behalf of the Government and people of Vietnam , I would like to extend my warmest congratulations to Mr. Sam Kutesa on your election as President of the 69th Session of the UN General Assembly. I am confident that under your able leadership, you will lead this Session to a great success.

My appreciation also goes to Mr. John William Ashe, President of the 68th Session and Secretary-General Ban Ki-Moon for their important contributions to the work of our Organization over the past year.

Mr. President,

This Session of the UN General Assembly takes place as we near the 70th anniversary of the founding of the United Nations. It gives us the opportunity to look back on the past nearly 70 years of the UN implementing its mandate to assist nations to build a world of peace, security and sustainable development, a world where fundamental rights and freedoms are respected and promoted. It is also an opportunity for in-depth discussions on the formulation and implementation of the Post-2015 Development Agenda.

Mr. President,

This year’s GA Session is also convened against a backdrop of the world’s landscape that features numerous turning points and contrasts. In the bright part, increasingly, the UN is playing better its central role in the promotion of the system of rules and norms of international law, thus facilitating solutions to global challenges and in the interests of peace and development for all nations. Globalization and multi-layered economic cooperation and linkages continue to evolve strongly. Our efforts to realize the Millennium Development Goals have brought about encouraging results in most regions.

We see also a more somber part, one that paints the many daunting challenges the world is facing. The trend of cooperation contains risks, while global economic recovery is yet to be sustainable. International peace and security are being challenged by the negative aspect of competition and intervention, and especially by potential escalation of territorial and sovereignty disputes. On-going crises and conflicts in the Middle East and a number of African countries have inflicted major human and material losses, and threaten regional and international peace and security.

Global challenges remain high on the agenda of the international community. Terrorism, proliferation of weapons of mass destruction, nuclear security and safety, environmental pollution, depletion of natural resources, climate change, natural calamities, epidemics and the lack of food and water security are issues of primary concern of the international community and require the enhancement of joint efforts.

Mr. President,

Peace and security are prerequisites for sustainable development. The UN and its Member States must therefore live up to their responsibility to strengthen international peace and security, prevent potential conflicts and find solutions to on-going hostilities. This is an urgent task, but also one that requires long-term engagement. History has taught us that the paths lead to wars and conflicts lie in obsolete doctrines of power politics, of ambitions of domination and imposition, and of the threat of force in settling international disputes, including territorial and sovereignty disputes.

Vietnam believes that respect for international law is the foundation of peace, security and stability for sustainable development. More than ever, Member States, big or small, rich or poor, must all respect and seriously observe the principles, rules and norms of the UN Charter and international law. All nations must renounce the use of force as an option in their international relations, and instead settlement all disputes by peaceful means. This is a crucial area in which the UN represents a powerful advance from the League of Nations and it commands greater commitment and efforts of Member States.

In that spirit, Vietnam looks forward to substantive progress in the negotiations for a comprehensive, fair and long-term solution for peace in the Middle East , which ensures the fundamental national rights of the Palestinian people and the legitimate interests of all parties. We are deeply concerned over the escalating violence in Iraq and support efforts by the Iraqi Government and the international community to stabilize the situation. We call for an end to unilateral economic sanctions against developing countries and support UNGA resolutions on ending the economic embargo against Cuba. Vietnam strongly condemns all acts of terror under any forms, especially the targeting of civilians. We support all international efforts and initiatives to combat this menace in accordance with international law and the UN Charter.

In addition, we all have a stake in economic restructuring, job creation, achieving balanced, inclusive and sustained growth, as well as in maintaining a peaceful and stable environment conducive to development. It is therefore our primary task to complete the MDGs and formulate the Post 2015 Development Agenda to create added momentum for sustainable development in each country and for international economic linkages. In this process, the UN should focus more actions and resources on addressing social injustices and inequalities and provide stronger support to regional and sub-regional programs on connectivity, poverty reduction, narrowing the development gap and building the green economy. This will lay the firm and long-term foundation for peace, security and development.

In so doing and to adapt itself to a constantly changing world, the UN must accelerate its reform process in a comprehensive, balanced, transparent and equal manner in the interests of all Member States. The Security Council must be reformed in both membership and working methods to better respond to global challenges to peace and security.

Mr. President,

In its national socio-economic development and international integration, Vietnam always attaches importance to the roles of multilateral institutions and forums, especially that of the UN, in the areas of international and regional security and development. Vietnam is proud to be an active and responsible member of important regional and global organizations, such as ASEAN , NAM , APEC, ASEM.

Vietnam is doubling its efforts to achieve all MDGs and actively participating in the formulation of the post-2015 development agenda.

It is our consistent principled position to respect the sovereignty and territorial integrity of all states, and to settle international disputes and conflicts, including the East Sea (South China Sea) issue, by peaceful means, in accordance with international law, 1982 UN Convention on the Law of the Sea. Vietnam abides by the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea and works to secure an early adoption of the Code of Conduct of Parties in the South China Sea.

We support efforts to strengthen the multilateral trade system to create fresh momentum for the world economy to regain sustained growth. Vietnam is willing to joins global efforts to enhance economic linkages and reform the global economic and trade governance towards greater equality, democracy, transparency and efficiency.

Vietnam and other ASEAN Member States are working hard to establish an ASEAN Community in 2015 with three pillars, namely political-security, economic and social-cultural cooperation. This, we believe, will help build a Southeast Asian region of peace, stability, cooperation and prosperity and form a regional architecture, with ASEAN at the centre, founded upon international law and aim to develop common rules and norms for the region.

To contribute to international efforts to enhance principles and norms for peace, sustainable development and human rights, Vietnam is playing an active and constructive role as member of the Human Rights Council. For the very first time, Vietnam has dispatched its military officers to the UN Peace-keeping Mission in South Sudan . Looking forward, Vietnam has presented its candidatures to the Economic and Social Council (ECOSOC) for 2016-2018 and the Security Council for 2020-2021. We count on your valuable support.

Mr. President,

Peace and development are inseparable companions. They complement each other on the path towards a prosperous world. We are confident that with political will, mutual trust and equality based on international law, and responsible joint actions, we can build stronger partnerships for peace, cooperation and sustainable development for all.

Thank you./.”-VNA

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Cốc Đại Phong

                                                  Rừng ơi!

Phương pháp chà xát của Cốc Đại Phong (1)

Cốc Đại Phong từ thuở nhỏ học đêm ngày để dự bị cho cuộc thi của triều đình, vì học quá ông bị đuối sức.Tới tuổi trung tuần, sức khỏe của ông càng ngày càng giảm.Mặc dù chưa tới 40 tuổi, mắt ông đã mờ, hay bị chóng mặt, đau lưng và đau chân.Lúc đó thân sinh của ông quyết định dạy cho ông phương pháp chà xát mà phương pháp này đã truyền từ đời này sang đời khác.Ông tập chỉ chừng nữa năm, các bệnh đều biến mất, sức khỏe dần phục hồi.
Từ đó đến hơn 30 năm sau ông vẫn tập đều, đến năm 78 tuổi, tai và mắt ông vẫn còn thính và tin tường.Để phổ biến cho thế hệ sau, ông đã hệ thống hóa phương pháp tập và thay vì giữ bí mật, ông đã cho phổ biến tập "phép thoa bóp dưỡng sinh".Quyển sách nhỏ này khi in ra đã bán chạy hơn 3 triệu cuốn.Đây là phương pháp chà xát tốt làm cho kinh mạch lưu thông.
Phép tắm khô: Mục đích của phương pháp này là làm cho máu chạy đều, kinh lạc thông nhau, làm các khớp xương dẻo ra.Sau khi tập các động tác này, người tập sẽ thấy thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn.

1.Phép chà xát bàn tay :
a. Phương pháp: Phép này cốt chà nóng bàn tay
-Trước hết bàn tay phải nắm lấy lưng bàn tay trái và chà xát thật mạnh 10 lần.
-Sau đó lấy bàn tay trái nắm lây lưng bàn tay phải và chà xát thật mạnh 10 lần.
b.Mục đích :
-Theo y học Đông Phương, bàn tay là nơi cuối của đường huyệt thủ thái dương nối với đầu và đường huyệt thủ thái âm bắt đầu từ ngực, vì thế chà xát bàn tay là phép tắm khô.Phép này làm cho khí huyết lưu thông, làm cho ngón tay mềm mại và các kinh huyệt thông nhau, phép này cũng giúp sức cho các phép sau

2. Phép chà xát cánh tay :
a.Phương pháp:
-Bàn tay phải nắm chặt phía bụng cánh tay trái, rồi xoa mạnh từ cổ tay tới bả vai, rồi từ bả vai xoa mạnh vào phía lưng tay trái xuống lưng bàn tay, xoa 10 lần.
-Sau đó đổi tay,lấy tay trái xoa bụng tay phải tới bả vai và phía lưng tay phải, xoa 10 lần.
b.Mục đích :
-Phép chà xát vào cánh tay làm thông các huyệt đạo vùng tay, giúp ngừa bệnh tê thấp và các bệnh khác ở vùng cánh tay và bả vai.

3.Phép chà xát đầu :
a.Phương pháp :
-Áp hai lòng bàn tay vào trán,kéo lòng bàn tay chà xát xuống gò má, rồi từ gò má tay luôn ra phía sau gáy rồi vuốt lên đỉnh đầu, rồi lại vuốt xuống trán, làm như vậy 10 lần.
- Sau đó để bàn tay sao cho ngón cái chếch ra ngoài còn bốn ngón kia chạm nơi chân tóc trước trán, chà đi chà lại nơi chân tóc, chà 20 lần.Rồi chà ngược lên đỉnh đầu (Ngón cái ở phía màng tang) sau đó vuốt ra sau gáy ở vùng cổ, chà 10 lần
b.Mục đích :
-Chà xát đầu làm cho hạ huyết áp(Nếu ai bị bệnh tăng huyết áp thì chà đầu 10 lần đến 70 lần).Đầu là nơi hội tụ của dương khí, chà xát đầu làm tăng dương khí vì thế máu chạy đều.

4.Phép chà mắt :
a. Phương pháp:
- Nắm lòng hai bàn tay lại,ngón cái ở ngoài, lấy hai ngón cái chà vào mi mắt 10 lần.
- Đặt 2 ngón cái ở hai màng tang, day hai ngón cái theo chiều kim đồng hồ 10 lần, rồi day ngược chiều kim đồng hồ 10 lần.
- Rồi thay tay, dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái bóp nhẹ phía cuối mũi 10 lần, cùng lúc bàn tay phải xoa từ gáy xuống cổ 10 lần.
b.Mục đích :
-Theo y học Đông Phương, mắt liên hệ tới ngũ tạng, vì thế vùng thận bị đau mắt sẽ lờ đờ.Phép chà xát này sẽ giúp khí huyết dễ dàng chạy ở vùng mắt, làm cho mắt không bị nhăn nheo ở tuổi già và ngừa được bệnh cận thị.Ở vùng màng tang có nhiều mao quản huyết, xoa bóp ở vùng này sẽ chống được lạnh, làm bớt nhức đầu và chóng mặt.

5. Phép chà xát mũi :
a.Phương pháp :
-Hai bàn tay nắm lỏng, ngón cái ở ngoài. Hơi cong ngón cái lại,chà lên xuống theo sống mũi 10 lần.
b.Mục đích:
-Chà sống mũi làm giảm nhạy cảm của phổi khi gặp khí lạnh, cách này cũng giảm được ho và ngừa được lạnh.

6.Phép chà ngực:
a.Phương pháp:
-Lấy bàn tay phải để trên ngực về phía phải, các ngón tay hướng xuống đất, chà mạnh và chéo xuống thấp phía trái, chà 10 lần.
-Xong lấy bàn tay trái để bên ngực phía trái, các ngón tay hướng xuống đất, chà mạnh và chéo xuống phía phải, chà 10 lần.
b.Mục đích :
-Phép chà mạnh ở ngực làm cho máu ở phổi chạy thông nhau.Vì vùng ngực là nơi của tim và phổi, chà xát ngực sẽ làm giảm suyễn, giúp cho tim và phổi mạnh mẽ.

7. Phép chà xát chân:
a.Phương pháp :
-Để hai bàn tay nơi chân phải gần háng, cả hai tay đều chà mạnh từ đùi tới cổ chân.Xong lại chà lên ngược lại.Mỗi lần chà lên và xuống là một lần, chà 10 lần. Sau đó đổi chân , cũng chà 10 lần.
b.Mục đích:
-Ở chân có những đường kinh huyệt chạy qua, vì thế chà xát chân làm các khớp xương dẻo đi, cùng làm các bắp thịt rắn chắc và tránh được các bệnh đau chân.

8.Phép chà xát đầu gối:
a.Phương pháp:
-Cả hai bàn tay đều áp mạnh vào hai đầu gối.
-Chà xát hai đầu gối theo chiều kim đồng hồ 10 lần, sau đó chà ngược chiều kim đồng hô 10 lần.
b.Mục đích :
-Ở đầu gối có nhiều sợi gân và mạch máu chạy qua, vì thế chà xát đầu gối làm giảm ấm lạnh và độ căng thẳng, xoa đầu gối cũng làm xương và bắp thịt mạnh mẻ, cũng làm giảm tê thấp.

(Bài sưu tầm từ một tờ báo rất lâu (hơn 10 năm), không nhớ được tên ,ghi lại để dành tập)
------------------------*************------------------

Còn đây là bài sưu tầm được trên internet :
(Nguồn : http://ngocuong1960.multiply.com/journal/item/284)

Phương pháp Cốc Đại Phong: TỰ XOA BÓP TĂNG CƯỜNG SỨC KHOẺ

Tác giả Cốc Đại Phong, người Trung Quốc, có gia đình 5 đời sống thọ trên trăm tuổi truyền đạt lại phương pháp tự xoa bóp rất hiệu quả.

Xin giới thiệu dưới đây những thủ thuật chính.

Đông y quan niệm rốn là nơi tập trung nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Khi xoa bóp phải tập trung hướng về rốn. Xoa trực tiếp lên da. Lực mạnh yếu tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi cũng có thể tự xoa bóp, nhưng xoa bóp vào buổi sáng khi mới thức dậy là tốt nhất.

1- Giữ tư thế ngồi thiền, xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó xát lòng bàn chân mỗi bên 30 lần.

2- Day ấn huyệt dũng tuyền (ở 1/3 trên lòng bàn chân, tại điểm lõm khi đầu ngón chân cong lại) 5 lần.








3- Xoa bóp từ ngón chân ngược lên đùi, từ đùi xuống bàn chân, mỗi bên 30 lần.

4- Xoa bóp từ đầu ngón tay ngược lên gốc cánh tay, rồi từ gốc cánh tay xuống bàn tay, mỗi bên 30 lần.

5- Day ấn huyệt hợp cốc (giữa đầu trên xương bàn tay 1, 2 phía mu tay) 5 lần mỗi bên.









6- Nhắm mắt, xát nhẹ từ trong ra ngoài đuôi mắt 20 lần.

7- Mở to mắt nhìn thẳng phía trước vào một điểm nào đó, sau đó đảo mắt 360 độ theo chiều từ phải sang trái 20 lần. Nhìn thẳng một lúc, sau đó lại đảo mắt 360 độ theo chiều ngược lại (làm tinh mắt, chống mỏi mắt).

8- Dùng hai ngón tay cái xát dọc hai bên sống mũi 20 lần , vừa xát vừa hít vào thở ra theo chiều lên xuống (tác dụng chống sổ mũi, hắt hơi, cảm)

9- Dùng lòng bàn tay xoa đều toàn bộ khuôn mặt 20 lần.

10- Dùng hai lòng bàn tay bịt chặt hai lỗ tai, các ngón tay 2, 3, 4 gõ đều vào xương chấm sau gáy 20 lần (tác dụng chống ù tai, nghe không rõ)

11- Dùng 10 đầu ngón tay làm lược chải tóc từ trước ra sau 20 lần (chống rụng tóc, làm đen tóc)

12- Dùng đầu lưỡi rê dọc các chân răng hàm trên, hàm dưới, bên trong, bên ngoài 20 lần.

13- Dùng răng hàm dưới gõ lên răng hàm trên 20 lần

14- Tự súc trong miệng, cho đến khi đầy nước bọt trong miệng, chia làm 3 lần nuốt xuống dạ dày (giúp cho hệ tiêu hoá tốt, chống no hơi)

15- Lấy lòng bàn tay phải xát chéo từ dưới bụng lên ngực trái 30
lần. Lòng bàn tay trái xát chéo từ bụng lên ngực phải 30 lần.

16- Dùng lòng bàn tay phải xát vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ lấy rốn làm tâm 30 lần, sau đó lòng bàn tay trái xát theo chiều ngược lại 30 lần (tác dụng chống no hơi, chống táo bón)

17- Ngồi thẳng lưng, áp sát hai lòng bàn tay vào hai bên cột sống thắt lưng, xát lên xát xuống 30 lần (tốt cho thận, chống đau lưng)

18- Ngồi thở ra hết rồi hít vào từ từ cho bụng phình hết cỡ, cứ vậy 20 lần.
--
1.
Nguồn:  http://yume.vn/muathu_xinhxinh/article/phuong-phap-cha-xat-cua-coc-dai-phong-35CC5C35.htm

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

536. Chuyện Chúa Chim Kunàla (Tiền thân Kunàla)



536. Chuyện Chúa Chim Kunàla (Tiền thân Kunàla)



Câu chuyện này do bậc Đạo Sư kể trong lúc trú gần hồ Kùnàla, liên hệ đến năm trăm vị Tỷ-kheo bị tâm bất mãn chi phối. Câu chuyện diễn tiến theo trình tự sau đây.
Hai bộ tộc Sàkiya (Thích-ca) và Koliya (Câu-ly) có con sông Rohini chảy giữa hai thành phố Kapilavatthu (Ca-tỳ-vệ) và Koliya, sông này được ngăn bằng một con đê duy nhất, nhờ đó dân chúng cày bừa gặt hái. Trong tháng Jetthamùla (tháng năm và sáu), khi lúa bắt đầu trổ bông và rủ xuống, nông dân cư trú ở hai thành này tụ họp lại. Rồi dân chúng Koliya nói:
-Nếu cả hai bên cùng kéo nước, thì nước sẽ không đủ cho cả hai thành phố chúng ta. Song dân chúng tôi sẽ được mùa to nếu chỉ một bên chúng tôi kéo nước, vậy hãy cho chúng tôi nước sông này.
Dân chúng thành Kapilavatthu đáp:
- Khi các ông đã chất thóc đầy vựa thì chúng tôi không dám cả gan đem vàng ròng, ngọc bích, tiền đồng, thúng giỏ trong tay lai vãng trước cửa nhà các ông đâu. Chúng tôi cũng sẽ được mùa to nếu chỉ riêng chúng tôi lấy nước, vậy hãy cho chúng tôi lấy nước đi.
- Ta không muốn cho - Đám người này đáp.
- Ta cũng không muốn - Đám người kia trả lại.
Trong lúc lời qua tiếng lại ồn ào như vậy, một người trong bọn họ đứng lên đấm vào một kẻ khác, đến lượt người ấy đấm trả một kẻ thứ ba và cứ thế họ đấm đá nhau và hằn học đụng chạm vào nguồn gốc hoàng tộc của nhau, làm tăng dần cảnh huyên náo ấy. Các nông gia Koliya bảo:
- Các người Kapilavatthu hãy cút ngay đi, chúng bây là loài cẩu trệ, lang sói, ăn ở với chị em gái của mình như súc vật kia. Voi, ngựa, giáo khiên của chúng chống lại ta có lợi ích gì?
Các nông gia Sakiya đáp:
- Này lũ người cùi khốn nạn, hãy cút đi mau với con cháu của bây, một lũ tồi tàn, thân phận hèn hạ, chẳng khác bầy dã thú sống trong bông cây táo. Voi, ngựa, giáo, khiên của chúng chống lại ta có ích lợi gì?
Vì thế họ đi kể chuyện với các viên chức trong hội đồng phụ trách công việc ấy và các vị này lại báo cáo với các vị trưởng tộc hoàng gia. Sau đó, các vị trưởng tộc Sakiya (Thích-ca) bảo:
- Phe ta sẽ cho chúng thấy đám người ăn ở với chị em gái của mình hùng dũng như thế nào.
Rồi họ xông ra, sẵn sàng chiến đấu. Còn bộ tộc Koliya (Câu-ly) bảo:
- Phe ta sẽ cho chúng thấy những người sống trong bộng cây táo hùng dũng ra sao.
Và họ cũng xông tới, sẵn sàng chiến đấu.
Nhưng một số đạo sư khác lại kể chuyện như vầy:
"Khi các nữ tỳ của bộ tộc Sakiya (Thích-ca) và bộ tộc Koliya (Câu-ly) ra sông để lấy nước, vừa ném xuống đất các vành khăn họ đội trên đầu, vừa ngồi xuống chuyện trò vui vẻ, thì một người cầm nhầm khăn của người khác vì tưởng đó là khăn của mình, và khi có tranh cãi do việc này gây ra, mỗi người đều bảo khăn kia của mình, dần dần dân chúng của hai kinh thành cả nô lệ, nông dân, tùy tùng, thủ lãnh, quan chức, phó vương đều xông ra sẵn sàng chiến đấu.
Tuy thế, bản kinh trước được tìm thấy trong nhiều tập Sớ giải và được xem là hợp lý, đáng chấp nhận hơn bản sau.
Bấy giờ vào buổi xế chiều, dân chúng đã xông ra sẵn sàng lâm trận. Thời ấy, đức Thế Tôn đang trú tại Sàvatthi, lúc rạng đông, trong khi đang quán sát thế gian, Ngài thấy họ khởi hành ra trận, Ngài tự hỏi nếu Ngài đến đó, trận chiến có chấm dứt chăng, và Ngài quyết định: "Ta quyết đến đó và để dập tắt cuộc tử chiến này, ta sẽ kể ba chuyện Tiền thân, để chứng minh lợi lạc của tình đoàn kết, ta sẽ dạy họ Kinh Attadanta: Bạo lực (Sutta Nipàta: Kinh Tập IV, 15) và sau khi nghe ta thuyết giảng, dân chúng hai thành này sẽ đưa đến diện kiến ta mỗi bên hai trăm năm mươi thanh niên, ta sẽ nhận họ vào Giáo đoàn và Hội chúng càng thêm đông đảo".
Vì thế, sau khi đã tắm rửa, Ngài đến thành Sàvatthi khất thực. Lúc trở về, sau buổi thọ trai, vào xế chiều, Ngài bước ra từ Hương phòng, không báo cho ai một lời, Ngài cầm y bát và một mình ra đi và ngồi kiết-già trên không giữa hai đám người ấy.
Thấy rằng đây là cơ hội làm quần chúng kinh ngạc, Ngài ngồi đấy tỏa ra các tia sáng xanh đậm từ tóc Ngài khiến bầu trời đen tối. Rồi khi tâm họ lo âu, Ngài liền xuất hiện và tỏa ra ánh sáng ngũ sắc.
Dân chúng Kapilavatthu thấy đức Thế Tôn liền suy nghĩ: "Đức Thế Tôn, vị thân tộc cao quý của ta, đã đến. Có thể Ngài đã thấy phận sự chiến đấu đặt trên phe ta chăng? Nay bậc Đạo Sư đã đến, ta không thể lao vũ khí chống kẻ thù nào nữa?". Rồi họ hạ vũ khí xuống và nói:
- Dân Koliya cứ giết chết hay thiêu sống ta đi.
Dân Koliya cũng làm giống như vậy.
Lúc ấy đức Thế Tôn giáng lâm, và ngự trên bảo tọa của đức Phật đặt ở một nơi tuyệt đẹp trên bãi cát, và Ngài chiếu hào quang vô thượng của một bậc Giác Ngộ.
Các vị vua đảnh lễ đức Thế Tôn và an tọa. Sau đó bậc Đạo Sư hỏi, mặc dù Ngài đã biết rõ sự việc:
- Thưa các Đại vương, tại sao các vị đến đây?
- Bạch Thế Tôn, chúng con đến đây không phải để ngắm dòng sông hay vui chơi, mà để chiến đấu.
- Các Đại vương có tranh chấp về việc gì?
- Về nước sông.
- Thế nước sông đáng giá bao nhiêu?
- Bạch Thế Tôn, rất ít.
- Thế đất đai đáng giá bao nhiêu?
- Đất vô giá.
- Thế các vị Tướng quân đáng giá bao nhiêu?
- Họ cũng vô giá.
- Thế tại sao chỉ vì một chút nước chẳng ra gì mà các vị phải hủy diệt các tướng quân cao quý? Quả thật, cuộc tranh chấp này không có gì đền bù được cả song vì một cuộc tử chiến giữa một vị thần cây và một sư tử đen nên một mối thù truyền kiếp đã được tạo ra và kéo dài đến tận hiện kiếp này.
Cùng với những lời trên, Ngài kể cho họ nghe Tiền thân Phandana (số 475, Tập V). Sau đó Ngài bảo?
- Không nên đi theo nhau một cách mù quáng thế này. Một đoàn súc vật bốn chân ở vùng Tuyết Sơn trải dài ba ngàn dặm, đã theo lời một con thỏ, lần lượt đâm đầu xuống biển cả. Do đó, không nên theo nhau cách này.
Nói vậy xong, Ngài kể Tiền thân Daddabha (số 322, Tập III)
Hơn nữa, Ngài lại bảo:
- Đôi khi kẻ yếu nhìn thấy nhược điểm của người mạnh; khi khác, kẻ mạnh thấy nhược điểm của người yếu, nên có lần một con chim cút mái đã giết một vương tượng. Và Ngài kể Tiền thân Latukika (số 357, Tập III).
Như vậy để làm dịu cuộc tranh chấp, Ngài đã kể ba chuyện Tiền thân. Và để chứng minh hiệu quả của sự đoàn kết, Ngài kể hai chuyện Tiền thân:
- Trong trường hợp những sinh vật sống chung đoàn kết, không ai tìm ra kẽ hở để tấn công cả.
Nói vậy xong, Ngài kể Tiền thân Rukkhadhamma (số 74, Tập I)
Ngài lại nói:
- Đối với những sinh vật đoàn kết, không ai có thể tìm ra lỗ hổng để tấn công cả, nhưng khi chúng đã tranh chấp lẫn nhau, thì một kẻ đi săn nào đó cũng tàn phá chúng và tiêu diệt chúng. Quả thật không có phần thưởng gì trong cuộc tranh chấp cả.
Cùng với những lời này, Ngài kể Tiền thân Vattaka (số 33, Tập I).



*

Sau khi đã kể năm chuyện Tiền thân như vậy, Ngài chấm dứt bằng cách tụng kinh Attadanta. Khi đã trở thành những kẻ mộ đạo, các vị vua nói:
- Nếu bậc Đạo Sư không đến, chúng ta đã tàn sát lẫn nhau làm máu chảy thành sông. Chính nhờ bậc Đạo Sư mà chúng ta còn sống. Nhưng ví thử trước kia bậc Đạo Sư sống đời thế tục, thì giang sơn gồm bốn đại châu lục cùng với hai ngàn đảo nhỏ nữa hẳn đã vào tay Ngài và hẳn Ngài đã có hơn một ngàn vương tử. Hơn nữa, chắc hẳn Ngài đã có một đoàn tùy tùng gồm các tướng lãnh quý tộc. Song từ bỏ mọi vinh quang này, Ngài xuất thế và đạt Trí tuệ Tối thắng. Bây giờ ta hãy tiễn Ngài lên đường cùng một đoàn tùy tùng tướng lãnh quý tộc.
Thế là dân chúng hai thành mỗi bên tặng Ngài hai trăm năm mươi vị quý tộc. Sau khi truyền giới xuất gia cho họ, Ngài đi về một khu rừng lớn.
Từ ngày hôm sau, được đệ tử hộ tống Ngài đi khất thực ở hai thành, khi thì vào Kapilavatthu, lúc khác lại vào Koliya, dân chúng cả hai thành đều hết sức kính trọng Ngài.
Giữa đám vương gia quý tộc này là những vị thọ giới không do hoan hỷ mà vì kính trọng bậc Đạo Sư nỗi bất mãn trong tâm liền sinh. Những người vợ cũ của họ muốn khơi dậy niềm bất mãn của họ, cứ gửi đi những lời nhắn tin này nọ, khiến họ lại càng trở nên nản lòng thối chí hơn nữa.
Khi quán sát, bậc Đạo Sư nhận thấy tâm họ đã bất mãn như thế nào, liền suy nghĩ: "Các Tỷ-kheo này, dù sống với một vị Giác Ngộ như Ta, vẫn sinh tâm bất mãn. Ta thử xem cách thuyết giảng nào sẽ ích lợi cho họ", và Ngài nghĩ đến Pháp thoại Kunàla. Rồi ý tưởng này chợt nảy ra trong trí Ngài: "Ta sẽ đưa các Tỷ-kheo này đến vùng Tuyết Sơn và sau khi chứng minh các ác dục liên hệ đến nữ giới qua chuyện Kunàla và xóa tan nỗi bất mãn của họ, ta sẽ cho họ đạt Sơ quả trong Thánh đạo.
Vì thế sáng sớm Ngài đắp y trong và cầm y bát đi khất thực ở thành Kapilavatthu, sau khi trở về và dùng ngọ trai đã xong, Ngài bảo năm trăm vị Tỷ-kheo:
- Các ông đã từng thấy vùng Tuyết Sơn đầy lạc thú chưa?
- Bạch Thế Tôn, chưa - Các vị đáp.
- Thế các ông có muốn đi chiêm bái Tuyết Sơn chăng?
- Bạch Thế Tôn, chúng con không có thần thông lực làm sao chúng con đi được?
- Song giả sử có ai đó đưa các ông cùng đi, các ông có muốn đi chăng?
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Bậc Đạo Sư liền dùng thần lực đưa tất cả các vị lên không gian và du hành đến vùng Tuyết Sơn, vừa trụ trên không, Ngài vừa chỉ cho Hội chúng xem một dãy Tuyết Sơn kỳ diệu với nhiều đỉnh núi như Kim Sơn, Ngọc Sơn, Hồng Sơn, Ngân Sơn, Bình Địa Sơn, Thủy Tinh Sơn, với năm sông lớn và các hồ Kannamundaka, Rathakàra, Sihappapàta, Chaddanda, Tiyaggala, Anotatta và Kunàla, tất cả bảy hồ.
Tuyết Sơn là một vùng mênh mông, cao năm trăm dặm, rộng ba ngàn dặm. Ngài đã dùng thần thông lực chỉ cho Hội chúng thấy cảnh tuyệt mỹ của vùng này, cùng các nơi cư trú được xây tại đó, và các loại súc vật như từng đoàn sư tử, cọp, voi... Ngài đều chỉ rõ từ nơi này: các vùng đất thiêng và nhiều lạc viên khác đầy hoa quả sum sê, từng đàn chim đủ loại và các cây hoa mọc trên đất lẫn dưới nước, bên sườn Đông của Tuyết Sơn là một bình nguyên đất vàng và bên sườn Tây là một bình nguyên đất đỏ.
Thoạt nhìn thấy những vùng kỳ vĩ này, nỗi lòng mong nhớ khát khao của các Tỷ-kheo đối với các bà vợ cũ tiêu tan mất. Sau đó, bậc Đạo Sư cùng các Tỷ-kheo từ không trung hạ xuống sườn Tây của Tuyết Sơn trên một cao nguyên rộng sáu mươi dặm, trong thung lũng đỏ dài ba dặm, dưới gốc cây Sà-la bao phủ cả bảy dặm và trường thọ suốt một kiếp, bậc Đạo Sư được Tăng chúng vây quanh, tỏa hào quang lục sắc và an tọa, làm chấn động cả lòng đại dương và chiếu sáng như mặt trời, Ngài nói với các Tỷ-kheo bằng một giọng ngọt như mật:
- Này các Tỷ-kheo, hãy hỏi Ta về các kỳ quan mà các ông chưa từng thấy ở vùng Tuyết Sơn này.
Lúc ấy, hai chim cu cườm ngậm một khúc cây ở hai đầu, và ở giữa có đặt chim chúa. Tám chim cu ở trước và tám con ở sau, tám con bên phải và tám con bên trái, tám con ở dưới và tám con ở trên, cứ thế che bóng trên chim chúa trong khi vừa hộ tống chim chúa vừa bay qua không gian.
Khi thấy đàn chim này, các Tỷ-kheo hỏi bậc Đạo Sư:
- Bạch Thế Tôn, bầy chim này có ý nghĩa gì chăng?
- Này các Tỷ-kheo, đây là một tục lệ cổ của gia tộc ta, một truyền thống do Ta tạo ra, thời xưa chúng hộ tống Ta như vậy. Thuở bấy giờ có cả một đàn chim lớn. Ba ngàn năm trăm chim mái son trẻ đã hộ tống Ta. Dần dần chúng tản mát, và đàn chim còn lại như các ông thấy đó.
- Bạch Thế Tôn, chúng đã hộ tống Thế Tôn trong rừng nào?
Bậc Đạo Sư bảo.
- Này các Tỷ-kheo, hãy nghe đây.
Vừa hồi tưởng chuyện cũ, Ngài vừa kể một chuyện quá khứ và giáo hóa các vị như vầy.



*

Đây là chuyện tương truyền và danh tiếng phát ra từ đó:

Một vùng đất kia có đủ loại cây cỏ mọc lên, được phủ với nhiều khóm hoa, nhiều dã thú lai vãng như voi, gayal, trâu, nai, trâu rừng (yak), hươu sao, tê giác, nai lớn, sư tử, hổ, báo, gấu, sói, linh cẩu, rái cá, linh dương kadalì, mèo rừng, thỏ tai dài, vô số đàn voi đủ loại trú ngụ, đủ loại hươu nai lui tới, là nơi nương náu của bầy yakkha (dạ-xoa) mặt ngựa, yêu tinh, ma quỷ...

Vùng ấy lại được một khóm cây rậm rạp che phủ, nở hoa ở trên ngọn, thân mảnh mai cao, không có lỏi bên trong, vang dội tiếng chim líu lo, sung sướng như điên cuồng, nào là chim ưng, gà gô, chim voi, công trĩ, cu gáy; vùng ấy lại được tô điểm với hàng trăm khoáng chất như thủy ngân, thạch tín trắng, thạch tín vàng, son đỏ, vàng và bạc. Chính trong khu rừng kỳ thú này có con chim Kunàla (một loại sơn ca), màu sắc rực rỡ với bộ lông sáng chói. Chim Kunàla này có ba ngàn năm trăm chim mái theo hầu. Thời ấy hai con chim ngậm một khúc cây trong mỏ đặt chim Kunàla ở giữa và bay lên, vì sợ rằng nỗi gian lao trong quãng đường xa sẽ làm chim này nhích ra khỏi chỗ đậu và rơi xuống.

Năm trăm chim mái bay phía dưới và chúng suy nghĩ: "Nếu chúa Kunàla này rơi xuống khỏi chỗ đậu, thì chúng ta sẽ giữ lấy ngài trong đôi cánh của ta".

Năm trăm chim khác bay phía trên, vì sợ rằng sức nóng làm cháy da chim Kunàla.

Năm trăm chim khác bay mỗi bên ngai, để cản nóng, lạnh, cỏ cây, bụi bặm, gió, sương đụng vào ngài.

Năm trăm chim bay phía trước vì sợ rằng bọn chăn trâu bò, cắt cỏ, lượm củi, tiều phu, kiểm lâm đánh chim Kunàla bằng que củi, hay mảnh sành, nắm tay hay hòn đất, cây gậy hay con dao, hòn sỏi, hoặc lo rằng chim Kunàla sẽ va chạm vào bụi cây, dây leo, hay cây lớn, cột trụ, tảng đá hoặc một con chim lớn nào đó.

Năm trăm chim bay phía sau, nói với Ngài những lời dịu dàng, thân ái bằng những âm điệu du dương, ngọt ngào vì e rằng chim Kunàla mệt mỏi trong khi đậu tại đó.

Năm trăm chim bay lượn vòng quanh đây đó, mang về đủ loại trái cây khác nhau vì sợ rằng chim Kunàla phải chịu đói khổ.

Thời ấy bầy chim nhanh nhẹn đưa chim Kunàla đi du ngoạn từ lạc viên này đến lạc viên khác, khu vườn này đến khu vườn khác, bờ sông này đến bờ sông khác, đỉnh núi này đến đỉnh núi khác, vườn xoài này đến vườn xoài khác, vườn hồng đào này đến vườn hồng đào khác, vườn mít này đến vườn mít khác, rừng dừa này đến rừng dừa khác. Cứ thế ngày nọ sang ngày kia, chim Kunàla được bầy chim này hộ tống như vậy, lại trách mắng chúng:

- Này lũ xấu xa kia, chết đi, chết tiệt cả đi, chúng bây là quân trộm cắp, lừa đảo, vô tâm, phù phiếm, bạc nghĩa vong ân, như gió cuốn đi bất cứ nơi nào chúng bây muốn.


*

Sau những lời này, bậc Đạo Sư bảo:

- Này các Tỷ-kheo, hiển nhiên là ngay khi Ta còn ở đời sống súc sinh, ta đã hiểu rõ tính tình vô ơn, độc ác, vô luân của nữ giới, và ngay thời ấy, Ta đã không rơi vào uy lực của họ và Ta đã đặt họ dưới uy lực của Ta.

Khi Ngài đã xóa tan nỗi bất mãn trong tâm Tăng chúng, Ngài lại giữ im lặng.

Vào lúc này, hai chim cu màu đen đến nơi đây, nâng niu chúa lên cao trên khúc cây ấy, trong khi bốn chim khác bay phía dưới và mỗi bên. Thấy chúng, các Tỷ-kheo lại hỏi bậc Đạo Sư về bầy chim và Ngài đáp:

- Này các Tỷ-kheo, ngày xưa Ta có bạn là một chim sơn ca chúa tên là Punnamukha, và truyền thống trong gia tộc chim ấy là như vầy.

Để đáp lại câu hỏi của các Tỷ-kheo như trước, Ngài bảo:


*

Trên sườn Đông của dãy Tuyết Sơn, chúa tể của núi đồi, là những dòng suối xanh biếc, bắt nguồn từ những sườn núi thoai thoải, trong một vùng thơm ngát, mê hồn, sáng tươi, diễm lệ với hoa sen nở rộ đủ màu xanh, trắng, sen bách diệp, súng trắng và cây hoa thần tiên, một miền bát ngát mỹ miều với đủ loại kỳ hoa dị thảo, cây leo, vang vọng tiếng thiên nga, vịt, ngỗng, có từng đoàn ẩn sĩ khổ hạnh, những vị có đủ thần thông biến hóa, lại có các thần linh, ma quỷ, dạ-xoa, yêu quái, nhạc thần, tiên nữ và mãng xà.

Chính trong một khu rừng kỳ ảo như vậy sơn ca chúa Punnamukha đã cư trú. Giọng sơn ca thật du dương êm ái, chính đôi mắt tươi vui ấy là đôi mắt của con chim say sưa với nhiều hoan lạc. Ba ngàn năm trăm chim mái theo hộ tống chim sơn ca Punnamukha này. Cũng vậy, có hai con chim vừa ngậm khúc cây trong mỏ và đặt Punnamukha ở giữa vừa bay lên không gian, vì sợ chim chúa phải chịu mệt nhọc...

Thuở ấy chim Punnamukha được đàn chim này hộ tống ban ngày, đã ca ngợi chúng như vầy:

- Các hiền muội thật đáng tuyên dương, hành động này của các hiền muội rất phù hợp với các mệnh phụ cao sang, vì các hiền muội đã phụng sự chúa công mình.

Lúc ấy, thực ra sơn ca Punnamukha đến gần nơi chim Kunàla đang đậu, và đàn chim hầu cận chim Kunàla đã thấy chim kia, trong khi chim ấy còn ở đằng xa, chúng kéo lại gần chim Punnamukha và cầu thân như vầy:

- Này Hiền hữu Punnamukha, chim Kunàla là một con chim hung bạo với giọng lưỡi thô tục. Có lẽ nhờ hiền hữu giúp đỡ, chúng tôi may ra mới nghe được lời nói tử tế của vị ấy.

- Thưa các quý nương, có lẽ chúng ta làm được việc ấy.

Nói vậy xong, chim ấy đến gần Kunàla, sau lời chào hỏi ân cần, chim ấy cung kính đậu một bên và nói với Kunàla như vầy:

- Này Hiền hữu Kunàla, tại sao Hiền hữu đối xử tàn tệ với các quý nương này mặc dù họ giữ phẩm hạnh tốt đẹp? Hiền hữu Kunàla, ta nên nói lời dịu ngọt ngay cả với các nữ nhân có lời lẽ thiếu tao nhã, huống hồ đối với các quý nương thanh cao thế này.

Khi chim ấy nói vậy xong, Kunàla liền phỉ báng Punnamukha như sau:

- Này quân khốn nạn kia, hãy chết đi, chết tiệt cả đi. Ai lại giống như ngươi cứ mềm lòng trước lời van xin của nữ giới?

Khi bị khiển trách như vậy, chim Punnamukha liền bỏ đi. Rồi chẳng bao lâu sau đó, Punnamukha lâm bệnh nặng, và chịu đau đớn kịch liệt vì chứng xuất huyết, làm chim gần chết. Bầy chim hầu cận sơn ca Punnamukha liền suy nghĩ: "Sơn ca này bị bệnh nặng, chắc là phải được vực dậy từ căn bệnh này".

Nghĩ vậy, chúng liền rời bỏ chim ấy một mình và kéo đến gần chim Kunàla.

Kunàla nhìn chúng bay lại từ xa, khi thấy chúng liền hỏi:

- Lũ khốn nạn kia, chúa của bây đâu?

- Hiền hữu Kunàla, chim Punnamukha bị bệnh. Có lẽ chim ấy phải được vực dậy từ cơn bệnh này.

Khi chúng nói vậy xong, chim Kunàla nguyền rủa chúng:

- Hãy chết đi, lũ khốn nạn kia, chết tiệt đi, chúng bây là lũ trộm cắp, lừa đảo, vô tâm, phù phiếm, bạc nghĩa vong ân như gió cuốn đi nơi nào bây muốn.

Nói vậy xong, chim ấy đến gần nơi sơn ca Punnamukha nằm và nói như sau:

- Chào Hiền hữu Punnamukha.

- Chào Hiền hữu Kunàla - Chim kia đáp.

Sau đó, chim Kunàla dùng đôi cánh và mỏ ôm lấy Punnamukha và vừa nâng bạn lên, vừa cho uống đủ thứ thuốc. Nhờ thế, bệnh tình của sơn ca đã thuyên giảm. Khi chim Punnamukha đã khoẻ mạnh, bầy chim bay trở về và Kunàla cho chim Punnamukha ăn quả rừng trong vài ngày, đến khi bạn đã hồi sức, chim chúa bảo:

- Này Hiền hữu, nay đã bình phục, hãy tiếp tục sống với đàn chim hộ tống bạn, còn ta sẽ trở về nơi cư trú của ta.

Lúc ấy Punnamukha bảo bạn:

- Chúng đã bỏ ta khi ta lâm trọng bệnh và bay đi nơi khác. Ta không cần bọn lừa đảo ấy nữa.

Nghe vậy, Bậc Đại Sĩ đáp:

- Này Hiền hữu, ta sẽ kể cho bạn nghe về tính độc ác của nữ giới.

Rồi ngài ôm lấy Punnamukha và đưa đến Thung Lũng Đỏ trên sườn Tuyết Sơn, đậu trên một tảng hồng thạch tín dưới gốc cây Sàla tỏa rộng bảy dặm đường, trong lúc Punnamukha và đám tùy tùng đậu bên cạnh. Khắp cả vùng Tuyết Sơn vang lên lời bố cáo của chư Thiên:

- Hôm nay điểu vương Kunàla an tọa trên phiến hồng thạch ở Tuyết Sơn sẽ thuyết Pháp với vẻ kỳ diệu của một vị Phật. Xin các vị lắng tai nghe ngài.

Nhờ bố cáo như vậy, lần lượt chư Thiên ở sáu tầng trời Dục giới đều nghe và tụ họp lại nhiều sơn thần, rắn thần, kim sí điểu (chim thần cánh vàng), kên kên cũng loan báo sự kiện trên. Thời ấy thứu vương Ànanda cùng với đoàn tùy tùng mười ngàn kên kên trú ngụ tại đỉnh Thứu Sơn. Khi nghe tin chấn động này, chim ấy suy nghĩ: "Ta sẽ đi nghe thuyết Pháp". Rồi cùng đàn chim hộ tống đến đậu riêng một nơi.

Ẩn sĩ Ànanda đã đắc năm Thắng trí đang ở vùng Tuyết Sơn cùng đoàn đệ tử gồm mười ngàn ẩn sĩ, khi nghe tin chư Thiên loan truyền, liền suy nghĩ: "Chúng bảo nhau hiền hữu Kunàla sẽ nói về các lỗi lầm của nữ giới, ta cũng phải đi nghe bạn thuyết giảng". Rồi được một ngàn vị khổ hạnh hộ tống, vị ấy dùng thần thông du hành đến đó và ngồi riêng một nơi. Thế là đã có một hội chúng họp lại đông như vậy để nghe Phật pháp.

Lúc ấy Bậc Đại Sĩ, với trí kiến của một vị nhớ lại cái tiền thân của mình, lấy Punnamukha làm nhân chứng, kể lại một trường hợp trong tiền kiếp liên hệ với lỗi lầm của nữ giới.


*

Bậc Đạo Sư nói để làm sáng tỏ vấn đề:

Thời ấy chim Kunàla nói với sơn ca Punnamukha, vừa mới được vực dậy từ giường bệnh:

- Này Hiền hữu Punnamukha, ta đã thấy Kanhà, một nữ nhân có hai cha và năm chồng, lại còn luyến ái một nam nhi thứ sáu là một gã lùn có đầu thụt vào cổ và què chân nữa.

Ở đây chúng ta cũng có thêm một vần kệ:

1. Chuyện cổ, Kan-hà, được kể rằng:
Cả năm hoàng tử gả cho nàng,
Tham lam, nàng vẫn còn ham muốn
Một gã gù lưng, gái điếm đàng!
- Này Hiền hữu Punnamukha, ta đã thấy trường hợp một nữ ẩn sĩ khổ hạnh tên Saccatapàvì sống trong nghĩa địa và bỏ cả buổi ăn thứ tư, song lại phạm tội lỗi với một thợ vàng.

- Này Hiền hữu Punnamukha, ta đã chứng kiến trường hợp nàng Kàkàti, vợ của vua Venateyya, sống giữa biển cả, tuy thế đã phạm tội lỗi với nhạc công Natakuvera (Tiền thân số 327, tập III).

- Này Hiền hữu Punnamukha, ta đã thấy nàng tóc vàng Kurangavì, mặc dù yêu Elakamàra, lại phạm tội lỗi với Chalangakumara và Dhanantevàsì.

Ta cũng biết chuyện mẹ của Brahmadatta đã bỏ vua Kosala và phạm tội lỗi với Pancàlacanda ra sao.

Các người này cùng nhiều nữ nhân khác đã theo tà dục, ta không nên đặt lòng tin vào họ hoặc ca ngợi họ. Ví như quả đất có khuynh hướng vô tư đối với toàn thế giới, đem lại tài sản cho mọi loài, cung cấp mái ấm cho mọi người (tốt cũng như xấu) chịu đựng tất cả, không hề rung động, không gì lay chuyển, đối với nữ giới cũng phải như vậy. Đàn ông không nên tin tưởng họ.

2. Sư tử sống bằng máu thịt tươi,
Dùng năm móng sắc xé con mồi,
Tìm vui trong nỗi đau loài khác
Cẩn thận! Nữ nhân cũng một nòi!
- Này Hiền hữu Punnamukha. Thực vậy, bọn súc sinh này không chỉ là bọn gái giang hồ, điếm đàng, đầu đường xó chợ, chúng không lẳng lơ đĩ thỏa cho bằng sát nhân. Ta muốn nói đến bọ gái đứng đường buôn hương bán phấn này. Chúng giống như quân cường đạo với cuộn tóc vàng kết lại, chúng như thuốc độc, như lũ lái buôn tự khoe mình, quanh co như sừng dê, miệng lưỡi độc địa như loài rắn, như cái hố có nắp đậy, tham lam vô tận như địa ngục, khó làm thỏa mãn như quỷ cái, ngốn ngấu mọi loài như Diêm vương, tàn phá mọi sự như ngọn lửa, cuốn trôi mọi vật ở trước nó như dòng sông; như cơn gió thổi tới nơi nào nó muốn, không biết phân biệt gì như đỉnh núi Neru, kết trái quanh năm như loài cây độc.

Ở đây lại có thêm một vần kệ nữa:

3. Như độc dược, quân cướp bạo tàn,
Quanh co như gạc của sơn dương,
Mãnh xà hai lưỡi là loại chúng,
Chực sẵn khoe khoang tựa lái buôn.

4. Giết hại như là hố đậy che,
Như mồm địa ngục, thỏa không hề,
Như loài quỷ dữ tham vô độ,
Thần chết mang theo mọi vật kia.

5. Ngốn ngấu khác đâu ngọn lửa nồng,
Mạnh như hồng thủy hoặc cuồng phong,
Như Ne-ru đỉnh màu vàng chói
Thiện ác không hề biết biệt phân.

6. Não hại như cây độc sát nhân,
Chúng luôn tàn phá cả năm phần,
Gia tài sự nghiệp đều tiêu tán,
Phung phí bạc vàng, mọi bảo trân.

--
536. Chuyện Chúa Chim Kunàla (Tiền thân Kunàla)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo9/tb9-05.htm

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Kinh dịch



Dịch là đạo của người quân tử 
Nguyễn Hiến Lê

Mới đầu chỉ là một phép bói dựng trên thuyết âm dương và những lịch duyệt của mọi người, rồi từ cuối thời Xuân Thu đến cuối thời Chiến Quốc hay đầu thời Hán, trong ba bốn trăm năm, một số học giả, hiền nhân khuyết danh lần lần thu thập thêm những tư tưởng của Khổng, Lão – Khổng nhiều hơn Lão – thêm bớt, sửa đổi, dung hòa thành một triết lý gồm một vũ trụ quan giống Lão mà không phải Lão, và một nhân sinh quan rất giống Khổng mà khổng hẳn là Khổng.

Nhân sinh quan đó là nhân sinh quan Trung Hoa vào đầu Hán, suốt hai ngàn năm sau không thay đổi gì nhiều, nó giúp cho Khổng và Lão, như dương với âm, xích lại gần nhau, bổ túc nhau, nhờ đó mà dân tộc Trung Hoa có một tinh thần quân bình, lành mạnh, một thái độ yêu đời, tự tin mà nhiều triết gia phương Tây nhận là hiền (sage).

Tôi gọi nhân sinh quan đó là đạo Dịch.

-Nó rất thực tiễn, thiết thực.
Thuyết âm dương làm cơ sở cho nó không có gì thần bí (1) cũng không quá huyền vi như đạo của Lão, mà chỉ là những luật thiên nhiên mọi người có thể nhận thấy hằng ngày.

- Nó không bàn tới những gì cao xa, siêu hình như linh hồn, kiếp trước, kiếp sau . .. mà chỉ xét những việc trong đời sống hằng ngày, và xét rất đủ. Độc giả có thấy một tác phẩm luân lý hay một cuốn viết về nghệ thuật sống nào là chỉ cho ta từ việc ăn uống, tu thân, tới việc kiện cáo, xuất quan, trang sức, tế gia, về nhà chồng, lập đảng, diệt kẻ tiểu nhân, can ngăn cha mẹ, cách sử sự trong mọi hoàn cảnh; lúc giàu, thịnh, lúc gian truân, lúc chờ thời, cả lúc phải bỏ nhà, bỏ nước mà lưu lạc quê người, ăn nhờ ở đậu . . . không ? Sáu mươi bốn quẻ là sáu mươi bốn thời, và ba trăm tám mươi bốn hào là ba trăm tám mươi bốn hòan cảnh. Bấy nhiêu mà khéo suy ra thì có thể áp dụng vào mọi việc trong đời được: từ việc can ngăn cha mẹ, suy ra việc can ngăn bề trên hay bạn bè, cách diệt tiểu nhân cũng là cách diệt cái ác, đức thận trọng, lo xa cần cho một cá nhân ra sao thì cũng cần cho một quốc gia như vậy trong suốt thời đương thịnh . . .

- Nó cho ta bài học tự cường bất tức (càn) kiên nhẫn, không lúc nào quên việc tu thân, luyện tài đức cho uẩn súc (Đại súc) mỗi ngày thêm một chút (tiệm), tiến hòai để gặp thời thì giúp nước, không bao giờ từ bỏ trách nhiệm, mà không cầu danh lợi.

- Nó biết rằng có dương thì có âm, có thịnh thì có suy, việc đời thành rồi bại, bại rồi thành, không bao giờ hết, lúc xong việc là lúc việc mới bắt đầu, sinh là bắt đầu tử, tử là bắt đầu sinh, nó biết vậy, Nhưng nó không chán nãn, thấy việc phải thì cứ làm, theo đạo trung chính . Một cuộc sống như vậy nghiêm túc biết bao.
Nhưng nó không như Khổng tử “Tri kì bất khả vị nhi vi chi” nó hữu vi có mực độ, giữ mức trung, thấy thời còn có thể làm được thì làm, không thì hãy tạm ẩn nhẫn chờ thời, chờ thời mà không buông xuôi, không bỏ chí hướng. Nó biết giá trị của hạng cao sĩ, vì một lẽ gì đó không dự được vào việc đời thì làm như con chim hồng bay bổng trên chín tầng mây. Một cuộc đời như vậy đẹp biết bao ! mà ai bảo được là vô ích?

- Nhất là nó rất lạc quan.

Nó thực tế nên nhận thấy trong xã hội nhiều cảnh nghịch hơn cảnh thuận, và mới xét, chúng ta tưởng như vậy là bi quan. Không phải nó an ủi ta rằng trong hoạ nấp phúc, suy rồi sẽ thịnh, cho nên những quẻ ý nghĩa xấu nhất thì hào cuối lại thường tốt nhất, như mục trên tôi đã nói. Trong hoạ nấp phúc thì trong phúc cũng nấp hoạ, cho nên nó khuyên ta gặp thời thịnh nên thận trọng đề phòng, để tránh hoạ sau này, chứ nó không bảo ta đừng nên hưởng phúc.
Tinh thần lạc quan đó hiện rõ cả trong cách quân tử chiến đấu với tiểu nhân.

Dịch không ghét tiểu nhân, vì có tiểu nhân mới có quân tử, có âm mới có dương, có thiện thì có ác không sao diệt hết được ác, cuộc chiến đấu với ác, với tiểu nhân không bao giờ chấm dứt. Nó khuyên ta thời bình thường phải khoan dung đôn hậu với tiểu nhân ( quẻ Lâm) ; mà vẫn sáng suốt để ý, thấy chúng ló dã tâm thì chế ngự ngay ( quẻ Cấu)

Nhưng khi tiểu nhân mạnh, đắc thời thì phải biết tùy hòan cảnh mà đối phó một cách thận trọng: bước đầu, tình thế chưa khó khăn, có cơ cứu vãn được phần nào thì hành động ( quẻ Truân); Khi đã nguy rồi ( quẻ Kiển và quẻ Khốn) thì nên chờ thời mà vẫn giữ đức trung chính; tuy nhiên nếu có người nào quyết tâm hy sinh, chống chỏi một cách tuyệt vọng để cứu dân cứu nước (hào 2 quẻ Kiển) thì vẫn quí, phục.

Tới lúc tiểu nhân bắt đầu suy thì đòan kết nhau lại mà tấn công (quẻ Tụy) chế ngự chúng (quẻ Đại súc) và sau cùng diệt chúng (quẻ Quải).

Dịch lại nhắc ta rằng trong đám tiểu nhân vẫn có những người lỡ lầm nhưng biết phục thiện, khéo dẫn dụ thì họ sẽ trở về đường chính ( quẻ Phục); mà trong việc chiến đấu với tiểu nhân, có những tiểu nhân bỏ đảng của chúng mà về với phe quân tử ( hào 3, hào 5 quẻ Bác); còn trong phe quân tử mới đầu cũng có người thân cận với tiểu nhân rồi sau cái quá (hào 3 1 Quái), cương quyết bỏ chúng để theo chính nghĩa. Cuối cùng phe quân tử thắng mà không bao giờ hết người quân tử ( hào 6 quẻ Bác).

Có người cho rằng Dịch sắp đặt cho đạt được một kết quả tốt đẹp như vậy là thiên vị với phe quân tử, và quá lạc quan. Có thể là thiên vị với quân tử và chắc chắn là lạc quan. Lạc quan là tinh thần của dân tộc Trung Hoa: truyện tàu nào cũng “có hậu’ (Hòang thiên bất phụ hảo tâm nhân mà !) nhưng ta cũng phải nhận rằng những việc kể trong mấy quẻ dẫn trên đây xảy ra bất thường, không phải là tưởng tưởng: trong cuộc kháng Pháp rồi kháng Mỹ vừa rồi không thiếu gì địch bỏ hàng ngũ mà theo mình, mà cũng không thiếu gì người mình mới đầu theo địch rồi sau trở về với tổ quốc và rốt cuộc chính nghĩa thắng.

Cuộc chiến đấu giữa quân tử với tiểu nhân là cuộc chiến đấu giữa thiện và ác.

Lão cho rằng trong thiên nhiên không có gì thiện, không có gì ác, trời đất thản nhiên, coi vạn vật như chó rơm: Dịch trái lại cho trời đất, có công sinh thành nuôi nấng vạn vật; nhưng mới đầu cũng chỉ phân biệt cái hung, không phân biệt thiện ác, không cho dương là thiện, âm là ác. Về sau, Văn Vương và Chu Công mới cho dương là quân tử , âm là tiểu nhân. Nhưng quân tử và tiểu nhân thời đó chỉ là người cầm quyền và dân thường: tôi thấy tác giả Thoán Truyện và Tượng Truyện mới có nghĩa là người thiện, người ác; như vậy là bỏ cái thái độ, cái vị trí hòan tòan theo thiên nhiên mà trở về với loại người, với thực tế.

Thiện thắng ác thì có lúc ác cũng thắng thiện, đọc Dịch ai cũng hiểu điều đó, Nhưng Dịch nhấn vào trường hợp thiện ác, chỉ vì Dịch muốn cho ta bài học tự cường, trọng chính nghĩa và lạc quan. Ai theo được bài học đó thì thành người quân tử . Dịch muốn đào tạo hạng người quân tử khuyến khích tiểu nhân cải tà qui chánh ( quẻ Bác) “Dịch vị quân tử mưu” là nghĩa vậy. Cho nên tôi cho đạo Dịch là đạo của người quân tử .

Một sách bói có những lời tiên đoán linh nghiệm mà được cả một dân tộc coi là một cuốn kinh, quả là xứng đáng. Hiện tượng đó độc nhất trong lịch sử triết học nhân loại.
Hết phần 1Mùa xuân Kỉ mùi (1979)

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Ly quang Dieu nói về Trung quốc


Hỏi - Đáp với Lý quang Diệu

Nguồn:
http://nghiencuuquocte.net/wp-content/uploads/2014/07/Nghiencuuquocte.net-201-Ly-Quang-Dieu-ve-chinh-tri-Trung-Quoc.pdf

Hỏi:
Nền kinh kế Trung Quốc đã phát triển rất nhanh, nhưng thay đổi diễn ra chậm hơn về mặt chính trị?


Đáp:
Tôi nghĩ bạn phải nhìn lại văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc, một chính quyền trung ương mạnh có nghĩa là một đất nước hòa bình. Một trung ương yếu đồng nghĩa với lộn xộn và hỗn loạn. Và điều này xảy ra cùng với các lãnh chúa. Mỗi người có một luật thuộc về anh ta. Vì thế bạn sẽ không thể thấy bất kỳ sự thay đổi nếu chúng chệch hướng khỏi nguyên tắc trên.

Hỏi:
Một nước Trung Quốc tập quyền mạnh đồng nghĩa với (sự cầm quyền của) Đảng Cộng sản Trung Quốc?

Đáp:
Với Đảng Cộng sản hiện tại, vâng, đúng thế. NhưngĐảng Cộng sản Trung Quốc là gì? Nó không bao giờ còn là cộng sản theo đúng nghĩa của từ này. Nó chỉ là một cái nhãn cũ dán trên một cái chai cũ trong đó có chứa rượu mới.

Hỏi:
Nhưng cấu trúc chính trị vẫn còn nguyên?

Đáp:
Cấu trúc chính trị có từ trước chủ nghĩa cộng sản. Trung Quốc có một thành ngữ: sơn cao hoàng đế viễn– trên núi thì cao, hoàng đế thì ở xa, ta chính làông vua ở đây. Và điều này đã tồn tại hàng ngàn năm qua.

Hỏi:
Và ông tin rằng điều đó sẽ tiếp tục duy trì một thời gian nữa bất chấp tất cả các thay đổi đang diễn ra?

Đáp:
À, bây giờ chính quyền trung ương có thể sử dụng trực thăng, mạng Internet, điện thoại di động và khả năng triển khaicơ động của lực lượng an nình. Nhưng tư duy cơ bản không đổi.

Hỏi:
Thế còn thế hệ trẻ thì sao, với khả năng tiếp cận thông tin của họ, ông có thấy họ đang thay đổi cán cân chút nào không? Còn c
ác giai tầng dưới và công nhân (gốc) nông dân trong các thành phố - có khả năng một cuộc nổi dậy sẽ xảy ra khi họ nhìn thấy sự bất công trong thu nhập không?

Đáp:
Không, tôi không nhìn thấy chút cơ hội nào cho một cuộc nổi dậy thành công. Có một cuộc bạo động ở Ô Khảm, Quảng Đông. Phó Bí thư tỉnh uỷ đã xuống và giải quyết nó. Họ có một Bộ Công an rất quyền lực.


Hỏi:
Đó có phải là bí mật của sự tồn tại lâu dài của họ? Rất nhiều chính phủ đã cố gắng nắm giữ quyền lực bằng vũ lực, đặc biệt là ở Đông Âu và Liên Xô, nhưng họ đều đã thất bại?

Đáp:
Trung Quốc khác với Đông Âu. Đông Âu là một phần của phong trào Phục Hưng, một phần của khát vọng được trở thành một đất nước tự do, độc lập về tư tưởng nơi mọi người đều có thể sáng tạo. Trung Quốc là Trung Quốc.
Như tôi đã nói, nguyên tắc cốt yếu mà tất cả mọi nười Trung Quốc đều biết là nếu như chính quyền trung ương mạnh, đất nước sẽ
an toàn. Nếu trung ương yếu, đất nước sẽ lâm nguy.

Hỏi:
Điều đó cho thấy Mùa xuân Ả-rập mà chúng ta nhìn thấy ở Trung Đông sẽ không xảy ra ở Trung Quốc trong tương lai gần.

Đáp:
Không, tôi không nhìn thấy nối liên hệ giữa Mùa xuân Ả-rập và Trung Quốc.Đó chỉ là do truyền thông và sự tưởng tượng của họ.
Khi tôi đọc điều đó, tôi nói: “Những người này không hiểu gì về Trung Quốc cả”. Người Trung Quốc có một lịch sử lâu đời, lịch sử đó quyết định suy nghĩ của cả chính phủ và người dân.

Hỏi:
Liệu những công nhân nông thôn không được hưởng lợitừ tình trạng tham nhũng tràn lan có thể muốn thay đổi hệ thống hay không?

Đáp:
Họ không được tổ chức, và họ muốn gia nhập tầng lớp trung lưu thành thị. Họ không nhìn thấy tương lai trong nổi loạn, thứ mà chỉ mang lại thêm cho họ nhiều hỗn loạn. Họ chỉ nhìn thấy tương lai trongviệc gia nhập dân cư các thành phố.

Hỏi:
Có đủ sự dịch chuyển linh động trong xã hội để họ hi vọng rằng một ngày nào đó họ có thể gia nhập tầng lớp trung lưu được không?

Đáp:
Tôi nghĩ ở Trung Quốc, sự linh động xã hội vẫn tồn tại ở đó. Nó không phải là một xã hội phân tầng trong theo nghĩa này. Nếu lấy ví dụ về nước Anh, nước mà tôi hiểu rõ, mỗi thế hệ sẽ sản sinh ra một
nhóm thượng lưu. Nhóm này lớn lên và cưới nhau, và tạo thành giới thượng lưu. Và con cái của họ, bởi vì cả di truyền và cơ hội giáo dục, tiếp tục ở trong tầng lớp thượng lưu. Trung Quốc sẽ phải mất một thời gian dài để có được tình trạng đó.
Singapore đang có nguy cơ đạt đến tình trạng đó sớmhơn dự kiến do sự tiến bộ nhanh chóng về mặt giáo dục. Vì thế con người vươn lên rất nhanh, những đứa con của tài xế taxi lớn lên vào đại học, con trai lấy con gái, cả hai đều có xuất thân từ (gia đình) bán hàng rong hoặc lái xe taxi, và khi cưới nhau, họ vươn đến giai cấp thượng lưu. Sau đó đặc tính di truyền cộng với các cơ hội giáo dục mà họ mang lại cho con cái họ sẽ tạo ra sự phân tầng giai cấp đó. Điều này xảy ra với mọi xã hội. Rồi cuối cùng, khi sự bất mãn
lên cao, nhóm bên dưới sẽ nói: “Được rồi, hãy xáo lại bài”. Đó là cách mà cuộc cách mạng cộng sản đã diễn ra. Quốc dân đang (
Koumintang) bị lật đổ. Bây giờ, một tầng lớp tinh hoa của cộng sản nổi lên. Nhưng chúng ta chưa đạt đến vị trí đó.

Hỏi:
Các nhà lý luận chính thức của Đảng Cộng sản đang nói rằng họ sẽ bắt đầu bằng dân chủ độc đảng và sẽ tiếp tục tiến lên từ đó. Ông nhìn quá trình này diễn ra như thế nào?

Đáp:
Họ sẽ cho phép các cuộc bầu cử nhưng là giữa các ứng cử viên được họ chấp thuận. Đó là dân chủ độc đảng.

Hỏi:
Bước tiếp theo sẽ là gì?

Đáp:
Tôi không biết. Tôi không nhìn thấy triển vọng bầu cử tự do. Trung Quốc sẽ không bao giờ có điều đó. Các bạn có thể tưởng tượng ra được một người Trung Quốc nói, “Tên tôi là Jimmy Carter. Tôi đang tranh cử chức Chủ tịch nước” không?

Hỏi:
Nhưng điều đó đã xảy ra ở Đài Loan.

Đáp:
Đài Loan chỉ là một khu vực nhỏ với chỉ 23 triệu
người.

Hỏi:
Vậy là ông không nhìn thấy triển vọng bầu cử phổ thông đầu phiếu sẽ diễn ra ở Trung Quốc, hoặc là sự cần thiết phải có điều đó?

Đáp:
Không, tôi không thấy thế. Tôi có thể thấy bầu cửphổ thông đầu phiếu diễn ra ở cấp làng hoặc cơ quan lập pháp cấp tỉnh, nhưngở trung ương, nhữngngười cai trị, các bí thư Đảng và các tỉnh trưởng của họ - thì không.

Hỏi:
Điều gì sẽ xảy ra nếu có sự chia rẽ bên trong nhữngngười đứng đầu? Ví dụ,Ôn Gia Bảo, khi ông ta còn là Thủ tướng, đã được coi như là một nhà cảicách chính trị, và ông ta đã nói về dân chủ với đặctrưng Trung Quốc.

Đáp:
Ông ta không phải là số một, ông ta là số ba. Và tốt hơn là để số ba nói về việc đó. Vẫn còn có cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người vẫn còn nhiều quyền lực (tức ông Giang là người số hai – NBT). Tôi nghĩ Ôn Gia Bảo sẽ thấy ông ta nằm trong nhóm thiểu số gồm một hoặc hai người trong bộ máy lãnh đạo tập thể, Bộ Chính trị. Họ là những người đã được vào đó với sự lựa chọn vô cùng cẩn thận. Liệu họ sẽ nói, hãy vất bỏ ệ thống và tiến hành bầu cử phổ thông? Lúc đó bất kỳ ai cũng có thể đứng lênvà được bầu. Điều này đi ngược với ý muốn của họ.

Hỏi:
Họ có quan tâm đến hệ thống chính trị của Singapore
hay không ?

Đáp:
À, họ quan tâm đến tất cả các hệ thống chính trịđể tìm kiếm ý tưởng, nhưng làm thế nào để nó phù hợp với hệ thống của họđược?

Hỏi:
Chúng ta vận hành một hệ thống bầu cử phổ thông đầuphiếu.

Đáp:
Tôi không thấy họ sẽ làm điều đó. Bạn có thấy không ? Hãy nhìn vào kích cỡ quốc gia của họ.

Hỏi:
Vậy họ sẽ quan tâm đến mặt nào của nền chính trị Singapore?

Đáp:
Họ quan tâm đến cách mà chúng ta có thể khiến người dân thường đều đặn tham gia vào các phiên đối thoại với người dân, cácủy ban ở khu dân cư, hiệp hội nhân dân. Nói cách khác, chúng ta biết những gì đang diễn ra ở cơ sở và chúng ta quan tâm giải quyết các vấn đề đó. Tôi tin họ cũng thực thi và đưa ra các mệnh lệnh. Liệu rằng các mệnh lệnh đócó được tiến hành hay không là một vấn đề khác. Họ đã yêu cầu, tỉ dụ như,hãy giữ liên hệ với người dân ở cơ sở của anh và quan tâm đến họ. Nhưngkhi anh câu kết với các công ty phát triển bất động sản và buộc dân thường phải rời bỏ ruộng đất của họ để phát triển dự án mà không có sự đền bù thỏa đáng, thì làm sao những điều đó phù hợp với hệ thống của chúng tađược ?

Hỏi:
Nếu Quốc dân đảng vẫn còn nắm quyền ở Đại lục, liệunó có thực hiện phổ thông đầu phiếu? Bởi vì Tôn Dật Tiên tin tưởng vào nền dân chủ kiểu phương Tây.

Đáp:
Không, không, tôi không thấy thế chút nào cả. Họ phát triển nó ở Đài Loan bởi vì đó là một khu vực nhỏ và họ phụ thuộc vào Mỹđể sinh tồn. Vì thế họ chấp nhận phổ thông đầu phiếu bởi vì người Mỹ sẽ không bảo vệ họ để họ điều hành một hệ thống chuyên chế.

Hỏi:
Nhưng hiện giờ Đài Loan vận hành một hệ thống dân chủ, và Hồng Kong sẽ có quyền bầu cử phổ thông trong vài năm tới, liệu sẽ có thêm áp lực về cải cách ở Đại lục không? Liệu người Trung Quốc có bắt đầu gây áp lực nên chính phủ của họ để cho họ thử cái mà họ nhìn thấy ở những người đồng bào Đài Loan và Hồng Kong của mình không?

Đáp:
À, họ có thể muốn điều đó nhưng họ sẽ gây áp lực cho chính phủ bằng cách nào? Họ có lá phiếu trong tay không? Họ có sẵn sàng
để lật đổ chính phủ bằng cách mạng không? Tôi không thấy những người cầm quyền định từ bỏ quyền lực của họ. Tôi không tin chính những người Trung Quốc lại tin rằng với 1,3 tỷ người bạn lại có thể có phổ thông đầu phếu để bầu ra Chủ tịch nước. Điều đó không khả thi.

Hỏi:
Điều gì làm ông nghĩ như vậy?

Đáp:
Bạn làm thế nào để vận động được 1,3 tỷ người?

Hỏi:
Nhưng lấy ví dụ, những người Ấn Độ đã làm được điều
đó.

Đáp:
Và kết quả của họ không được tốt đẹp...vì những lý
do khác.

Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ – Việt Nam


Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ – Việt Nam

trích từ:


http://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_ngo%E1%BA%A1i_giao_Hoa_K%E1%BB%B3_%E2%80%93_Vi%E1%BB%87t_Nam

Sau hai mươi năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7, 1995 và nâng cấp Văn phòng Liên lạc thành tòa đại sứ đặt tại Hà Nội. Việt Nam đặt tòa đại sứWashington D.C., một tòa tổng lãnh sự tại San Francisco (tiểu bang California) và một tại Houston (tiểu bang Texas). Hoa Kỳ có một tòa tổng lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến mở thêm một tòa tổng lãnh sự ở Đà Nẵng[1].
Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên sâu và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Họ ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Tháng 11, 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.
...
Từ 1975 đến 1994, Hoa Kỳ đã cấm vận Việt Nam, và dùng quyền lực của mình ngăn cản các nỗ lực giúp đỡ Việt Nam từ quốc tế. Trong thời gian này, từ 1977 đến 1978 Việt Nam và Hoa Kỳ đàm phán bình thường hóa quan hệ nhưng không thành, một phần do Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường những tổn thất mà họ đã gây ra ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ đã bác bỏ.
Năm 1993, Hoa Kỳ mới tuyên bố không ngăn cản các nước khác cho Việt Nam vay tiền trả nợ cho các tổ chức tài chính quốc tế. Năm 1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai quốc gia. Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Politik

Trích từ wiki:

Das Wort Politik bezeichnet sämtliche Institutionen, Prozesse, Praktiken und Inhalte, die die Einrichtung und Steuerung von Staat und Gesellschaft im Ganzen betreffen.
In der Politikwissenschaft hat sich allgemein die Überzeugung durchgesetzt, dass Politik „die Gesamtheit aller Interaktionen definiert, die auf die autoritative [durch eine anerkannte Gewalt allgemein verbindliche] Verteilung von Werten [materielle wie Geld oder nicht-materielle wie Demokratie] abzielen“.[1] Politisches Handeln kann durch folgenden Merksatz charakterisiert werden: „Soziales Handeln, das auf Entscheidungen und Steuerungsmechanismen ausgerichtet ist, die allgemein verbindlich sind und das Zusammenleben von Menschen regeln“.[2]

Trích: (2)

Niccolò Machiavelli

Trong sách của mình, cuốn The Prince (Quân vương), nhà lý luận chính trị người Ý ở giai đoạn Phục Hưng ông Niccolò Machiavelli đề nghị một tầm nhìn thế giới về chính trị để miêu tả các phương pháp thực tế cho chế độ chuyên quyền để giành và giữ quyền lực chính trị. Ông thường được xem là người phản đối quan điểm đạo đức truyền thống đối với người cầm quyền: "đối với Machiavelli, không có nền tảng đạo đức mà ở đó phân xử sự khác nhau giữa việc sử dụng quyền lực hợp pháp hay bất hợp pháp." [7] Thuật ngữ Machiavellian (cũng có nghĩa là xảo quyệt) ra đời, đề cập đến một người thiếu đạo đức dùng các cách mánh khóe để cố thủ quyền hành. Học thuyết của ông đã được các lãnh đạo học tập và thực hành kể cả những lãnh đạo chuyên chế toàn trị như Benito MussoliniAdolf Hitler, những người đã biện hộ cho việc hành động tàn bạo của mình là cho mục đích an toàn quốc gia.[8]
Tuy nhiên, nhiều học giả đã nghi vấn quan điểm này của chủ thuyết Machiavelli, cho rằng "Machiavelli không sáng tạo ra chủ nghĩa Machiavelli", và chưa từng là một 'Machiavellian' quỷ quyệt như ông đã bị gán cho."[9] Thay vào đó, Machiavelli xem trạng thái ổn định của quốc gia là mục tiêu quan trọng hàng đầu, và tranh luận rằng theo truyền thống phẩm chất tốt được xem là khát vọng mang tính đạo đức, như tính độ lượng, đã không được ưa thích đối với người lãnh đạo và có thể dẫn đến việc mất quyền lực chính trị.

John Stuart Mill

John Stuart Mill
Vào thế kỷ 19, John Stuart Mill là người đi tiên phong trong việc dùng khái niệm tự do trong chính trị. Ông ta đã thấy được rằng dân chủ sẽ là sự phát triển chính trị chủ chốt trong thời đại ông ta[10] và, trong cuốn Bàn về tự do (On Liberty) của mình, ông đã cổ vũ cho việc bảo vệ tốt hơn các quyền cá nhân và chống lại ảnh hưởng của nhà nước và sự cầm quyền của đa số. Ông ta cho rằng tự do là quyền quan trọng nhất của loài người.[11] Một nhà bình luận cho rằng cuốn Bàn về tự do như là một lời bảo vệ hùng hồn và mạnh mẽ nhất cho chủ nghĩa tự do chúng ta có."[11] Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do ngôn luận, và tuyên bố rằng chúng ta không thể chắc chắn rằng ý kiến mà chúng ta cố gắng ngắt lời là ý kiến sai trái, và nếu chúng ta chắc chắn như vậy thì việc ngắt lời vẫn là điều sai quấy."[12]



--
http://de.wikipedia.org/wiki/Politik 
2.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B#Niccol.C3.B2_Machiavelli

Diệu Pháp Hỗn Loạn




Nhân trao đổi về phật pháp..


(IV) (154) Diệu Pháp Hỗn Loạn (1)
1. - Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, biến mất. Thế nào là năm?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo không cẩn trọng nghe pháp; không cẩn trọng học thuộc lòng pháp; không cẩn trọng thọ trì pháp; không cẩn trọng quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì; không cẩn trọng thực hành pháp và tùy pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu pháp.
Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn, biến mất.
3. - Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất. Thế nào là năm?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cẩn trọng nghe pháp; cẩn trọng học thuộc lòng pháp; cẩn trọng thọ trì pháp; cẩn trọng quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì; cẩn trọng thực hành pháp và tùy pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu pháp.
Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

(VII) (157) Ác Thuyết
1. - Lời nói của năm hạng người, này các Tỷ-kheo, là ác thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người. Thế nào là năm?
2. Nói về tín với người không tin, này các Tỷ-kheo, là ác thuyết; nói về giới với người ác giới là ác thuyết; nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết; nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết; nói về trí tuệ với người ác tuệ là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về tín với người không tin là ác thuyết?
3. Người không tin, này các Tỷ-kheo, khi được nói về lòng tin liền tức tối, phẫn nộ, hiềm khích, mất bình tĩnh, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ lòng tin, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về tín với người không có lòng tin là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về giới với người ác giới là ác thuyết?
4. Người ác giới, này các Tỷ-kheo, khi được nói về giới liền tức tối, phẫn nộ...Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ giới, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về giới với người ác giới là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết?
5. Người nghe ít, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến nghe nhiều liền tức tối, phẫn nộ...Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ nghe nhiều, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết?
6. Người xan tham, này các Tỷ-kheo, khi được nói về bố thí liền tức tối, phẫn nộ...Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ bố thí, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về tuệ với người ác tuệ là ác thuyết?
7. Người ác tuệ, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến trí tuệ liền tức tối, phẫn nộ...Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ trí tuệ, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về trí tuệ với người ác tuệ là ác thuyết.
Lời nói của năm hạng người này là ác thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người.
8. Lời nói của năm hạng người này là thiện thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người. Thế nào là năm?
9. Thuyết về tín cho người có lòng tin, này các Tỷ-kheo, là thiện thuyết; thuyết về giới cho người giữ giới là thiện thuyết; thuyết về nghe nhiều cho người nghe nhiều là thiện thuyết; thuyết về bố thí cho người bố thí là thiện thuyết; thuyết về trí tuệ cho người trí tuệ là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao thuyết về lòng tin cho người có lòng tin là thiện thuyết?
10. Người có lòng tin, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến lòng tin thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích, không mất bình tĩnh, không biểu lộ phẫn nộ, sân hận, phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có đầy đủ lòng tin, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về tín với người có lòng tin là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về giới cho người giữ giới là thiện thuyết?
11. Người giữ giới, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến về giới thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích, không mất bình tĩnh, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có đầy đủ giới, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về giới với người có giữ giới là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về nghe nhiều cho người nghe nhiều là thiện thuyết?
12. Người nghe nhiều, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến nghe nhiều thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích...không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có nghe nhiều, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về nghe nhiều với người có nghe nhiều là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về bố thí cho người bố thí là thiện thuyết?
13. Người bố thí, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến bố thí thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích...không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có bố thí, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về bố thí với người có bố thí là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về trí tuệ cho người có trí tuệ là thiện thuyết?
14. Người trí tuệ, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến trí tuệ thì không tức tối...không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có trí tuệ, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về trí tuệ với người có trí tuệ là thiện thuyết.
Lời thuyết của năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, là thiện thuyết khi có sự đối chứng giữa người và người.
--
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-1318.htm

1. Định luật về duyên khởi, cái này có, cái kia có
2. Vai trò của cảm giác.
3. Hiểu pháp, hành pháp, tùy pháp.


Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Tiên nghiệm/ a priori

Tiên nghiệm

Trích:
 
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%C3%AAn_nghi%E1%BB%87m
Về thuật toán khai thác dữ liệu, xem bài thuật toán tiên nghiệm (apriori algorithm).
Tiên nghiệm (chữ Hán: 先驗, tiếng Latin: a priori) có nghĩa "trước kinh nghiệm". Trong nhiều cách sử dụng tại phương Tây hiện đại, thuật ngữ tiên nghiệm được cho là có nghĩa tri thức mệnh đề - loại tri thức có thể có được mà không cần hoặc "trước" kinh nghiệm. Nó thường được đối lập với tri thức hậu nghiệm với nghĩa "sau kinh nghiệm" - loại tri thức đòi hỏi kinh nghiệm.
Toán họclogic thường được coi là các ngành khoa học tiên nghiệm. Các khẳng định, như "2 + 2 = 4" chẳng hạn, được coi là "tiên nghiệm", vì chúng là các tư tưởng xuất phát chỉ từ tư duy mà thôi.
Các khoa học về tự nhiên và khoa học xã hội thường được coi là các ngành khoa học hậu nghiệm. Các câu như kiểu "Trời thường có màu xanh." có thể được coi là tri thức "hậu nghiệm".

Tư tưởng triết học

Một trong các câu hỏi cơ bản của nhận thức luận là có hay không tri thức tiên nghiệm không tầm thường (non-trivial). Nói chung, các nhà duy lý tin rằng có, trong khi các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa tin rằng mọi tri thức đều được rút ra từ một dạng kinh nghiệm nào đó(thường là từ bên ngoài), nếu không, nó là tri thức tầm thường theo một nghĩa nào đó.
Thuật ngữ này đã đạt được một vị trí vững chắc nhờ các nhà tư tưởng duy lý, chẳng hạn René DescartesGottfried Leibniz, những người đã lý luận rằng tri thức được thu được qua lý tính, mà không phải kinh nghiệm. Descartes coi tri thức về bản ngã, hay tôi tư duy, do đó tôi tồn tại, là tiên nghiệm, vì ông cho rằng người ta không cần viện dẫn đến kinh nghiệm trong quá khứ để suy xét về sự tồn tại của chính mình.
Tin rằng tư duy là một phần của kinh nghiệm, John Locke, đã đưa ra một cơ sở lý luận mà từ đó toàn bộ khái niệm "tiên nghiệm" có thể bị loại bỏ.
David Hume coi mọi tri thức tiên nghiệm là một "quan hệ của các ý niệm" (Relation of Ideas), khi ông nhắc đến thuật ngữ này vài lần trong tác phẩm Enquiry Concerning Human Understanding của mình.
Cách sử dụng từ tiên nghiệm hiện đại được bắt đầu với Immanuel Kant, người đã đưa ra sự phân biệt giữa chân lý tổng hợp và chân lý phân tích để bổ sung cho sự phân biệt giữa tri thức tiên nghiệm và tri thức hậu nghiệm. Ông lý luận rằng các mệnh đề được biết là tiên nghiệm nhất thiết đúng, trong khi các mệnh đề được biết là hậu nghiệm thì còn tùy thuộc, vì theo Kant tri thức tiên nghiệm đã luôn luôn đúng (chẳng hạn 2 + 2 = 4). Các mệnh đề hậu nghiệm sẽ phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh, các điều kiện này có thể thay đổi theo thời gian và làm cho mệnh đề trở nên sai (ví dụ. Bill ClintonTổng thống Mỹ, là mệnh đề đã từng đúng nhưng bây giờ là sai).
Saul Kripke, khi phê phán Kant trong "Naming and Necessity" (Đặt tên và sự cần thiết - 1980), lý luận rằng tiên nghiệm là một tính chất nhận thức luận, và không nên được kết hợp với vấn đề tách biệt của siêu hình học về sự cần thiết. Để hỗ trợ luận cứ này, ông đưa ra một vài kêu gọi tới trực giác. Đầu tiên, ông lý luận rằng một chân lý hậu nghiệm có thể nhất thiết đúng. Ví dụ, khi nói rằng "Sao HômSao Mai" ("Hesperus is Phosphorus"). Câu đó nhất thiết đúng do cả hai đều là tên của Sao Kim, nhưng lại được biết là hậu nghiệm. Ông còn lý luận rằng có thể có các mệnh đề tiên nghiệm tùy thuộc. Ví dụ, ở Paris có một đoạn thước đã từng được dùng làm tiêu chuẩn của mét. Mệnh đề đi kèm, "Đoạn thước đó dài 1 mét", là tùy thuộc do ta có thể lấy một độ dài khác để định nghĩa mét. Tuy nhiên, nó được biết là tiên nghiệm, vì một mét đã được định nghĩa là chiều dài của đoạn thước đó, nên đoạn thước phải có độ dài 1m (tại thời điểm nó được dùng làm tiêu chuẩn) - đây là một phép lặp thừa (tautology).
Trong tác phẩm "The Problems of Philosophy" (Các vấn đề triết học), Bertrand Russell đã coi tri thức tiên nghiệm là quan hệ giữa các phạm trù (universal). Chẳng hạn "2 + 2 = 4," là một nguyên lý tiên nghiệm cho thấy quan hệ giữa "2", "+", "=", và "4", theo Russell, chúng đều là các phạm trù.
Các triết gia nổi bật đương thời về tư duy tiên nghiệm bao gồm Alfred Ayer, Roderick ChisholmW.V.O. Quine.