Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Kiến, tức trực hạ tiện kiến, nghĩ tư tức sai


vuon xua, thai hoa

gioi thieu 1 doan hay cua thay vien minh..

trich

PHÁP CỦA THIỀN TÔNG


Để có cái nhìn rộng rãi hơn, và cũng để cho chúng ta thấy rõ không phải chỉ có trong Nguyên Thủy mà cả Đại Thừa và Thiền Tông cũng có cái thấy như vậy. Tôi sẽ điểm xuyết một vài điều.
Thiền Tông đã nói về cái thực, về pháp: "Xúc mục vô phi thị đạo", nghĩa là tiếp xúc với mắt thì không có gì không phải là đạo. Ở đây, đạo là cái thực, là chân lý, là pháp.
Có người hỏi một vị Thiền Sư:
- Bạch Ngài cái gì là đạo?
Thiền Sư trả lời:
- Thế ông chỉ cho ta xem cái gì không phải là đạo?
Quá rõ, phải không? Cái gì đã chỉ ra được, đã thấy được đúng thực tướng, dù cái đó là vọng thì nó cũng là cái thực rồi. Vị Thiền Sư ấy hẳn đã thấy pháp.
Vị Thiền Sư khác lại nói: "Kiến, tức trực hạ tiện kiến, nghĩ tư tức sai", nghĩa là hễ thấy là thấy ngay tức khắc, thấy ngay trước mắt, suy nghĩ, tư nghì là sai liền. Chân lý này, chân lý mà Đức Thế Tôn đã khai thị, pháp ấy, ai thấy được là thấy ngay lập tức, nếu còn chần chừ suy nghĩ về nó tức là chưa phải. Ngộ là ngộ ngay trước mắt, phải không? Nếu để đến ngày mai, ngày kia là không được. Kiến là kiến tánh ngay, kiến tánh là không hẹn thời gian. Hễ thấy là thấy ngay. Ngộ là ngộ nguyên con, phải không?
Ngài Đức Sơn, khi đệ tử hỏi Phật là gì? Ngài bảo là 3 cân mè. Ba cân mè quá đúng, phải không? Nếu khi đó Ngài Đức Sơn đang cầm nửa viên phấn như thế này thì Ngài cũng bảo "nửa viên phấn", giản dị vậy thôi. Phật là thấy tánh, mà ba cân mè nằm sờ sờ trước mắt không thấy mà lại đi tìm Phật trong mộng được sao?
(Giải thích ngoài "mép rìa" của người ghi chép).
Tại sao lại ba cân mè? Tại vì khi ấy Ngài Đức Sơn ưa bảo là 3 cân mè chứ sao! Ba cân mè khi ấy nó hiện lên trong óc của Ngài, nên chỉ có cái hình ảnh đó là thực, chỉ có cái ấy là pháp. Tuy nhiên người ta cũng có thể giải thích kiểu khác, rằng vị Thiền Sư muốn chặt đứt cái vọng tưởng tầm cầu ý nghĩa không thực trong óc của người đệ tử, nên đã lôi người đệ tử trở về cái thực, với thực tại chỉ là 3 cân mè đang có mặt ở đây, giữa hai người.
Nhưng mà hãy coi chừng! Chính đấy là luận, là thiền luận! Có một căn bệnh trí thức, là bệnh thiền luận đang phổ cập trong giới học Phật chúng ta! Nếu người biết, người thấy cái thực rồi, thì không thể luận Đông, luận Tây mà đánh lừa họ được. Nhưng nếu là người không thấy, đôi khi họ lại bị rối mù, bị vây bủa không có lối thoát của những mớ luận lý (như đàn kiến đang bò quanh miệng chén, bò quanh mép rìa của thực tại).
Khi có người hỏi Ngài Triệu Châu: "ý của Tổ Sư qua Đông Độ là gì?". Câu ấy tương tự như hỏi: Thiền là gì? Đạo là gì? Pháp là gì? Ngài Triệu Châu đã chỉ "cây bách trước sân"!
Có vị Thiền Sư khi được hỏi tương tự như vậy, lại trả lời: "que cứt khô" (càn chỉ quyết). Nói như thế có quá đáng không? Có bạo gan không? Khi ấy, ở bên cửa đang có cái que chống cửa, cũng là cái que mà thầy trò họ vừa dùng để bón phân cho cây về. Vậy thì chỉ tay vào "que cứt khô" ấy, chính là pháp hiện tiền trước mắt, có gì đâu mà quá đáng! Chân lý là sự thật mà "cùng lý ư sự vật thủy sinh chi xứ" mà.
Nói tóm lại là mọi vận dụng của người ngộ Đạo thật là sáng tạo, thật là thiên biến vạn hóa. Cũng phải thôi, cả sum la vạn tượng, cả trăng sao nhật nguyệt, cây cỏ núi sông, sơn hà đại địa, là cả một kho tàng vô tận, bấy nhiêu cái thực ấy thì ta sử dụng làm sao cho hết, phải không?
Kinh Đại Thừa bảo: "Đương xứ tức chân", còn toàn bộ kinh điển Nguyên Thủy của Đức Phật đều chỉ thẳng cái đương xứ ấy. Đương xứ có khi nào mà không chân, phải không? Nhưng mà tại chúng ta vọng nên không thấy đó thôi.
Nói tóm lại, cái thực không phải là cái gì quá xa vời như trên mây xanh, quá cao siêu ở nơi cõi Thiên Đàng, Cực Lạc mà chỉ tại ta nhìn với con mắt dục vọng, nên đã tự bưng bít trước tất cả những sự thật trên đời đó thôi.
Quý vị "tham định", bỗng dưng cái "tâm không định" sẽ ngại quý vị. Quý vị muốn hỷ lạc, bỗng dưng cái tâm không hỷ không lạc sẽ ngại quý vị. Chúng ta luôn luôn làm rào chắn chính chúng ta, luôn luôn làm ngại chúng ta, làm khổ chúng ta. Tâm định và tâm không định đều phải bình đẳng. Tâm hỷ lạc và không hỷ lạc đều phải bình đẳng. Tâm khởi và tâm không khởi đều phải bình đẳng. Tất cả đều phải được thấy rõ, thấy đúng bản chất nó như thế là như thế. Đừng nên bị lung lạc cám dỗ, nghiêng bên này, lệch bên kia, bỏ chỗ này, tìm chỗ nọ. Quý vị trốn chạy cái gì? Sao lại không bước thẳng trên đất này mà lại muốn bước lên hư ảo, không tưởng, vọng niệm, vô minh, ái dục?
Quý vị đọc quyển kinh đâu đó mà không thực hiểu, không thực thấy rồi quý vị tu, tu kịch liệt để mong rằng tâm đừng khởi nữa, ví dụ thế, bởi vì khởi là "thiện ác dĩ phân", bởi vì khởi là "nhất ba tài động vạn ba tùy", phải không? Cho nên quý vị tu, quý vị muốn đắc định, muốn đại định cho đến khi "dạ tịnh thủy hàn ngư bất thực". Nghĩa là đến khi cho cái tâm giá băng như sông khuya nước lạnh, cá không ăn mồi nữa, lục căn không còn dám sớ rớ nhìn ngó lục trần nữa, để khi ấy ta sẽ... ta được... "mãn thuyền không tải nguyệt minh quy"! Để được đầy thuyền chở ánh trăng mà ra về! Phải không? Có đúng vậy không?
Nếu quý vị hiểu như vậy là sai đấy. Tâm khởi thì cứ khởi có gì phải sợ đâu. Nếu tôi không khởi tâm mời quý vị đến đây hội thảo, và nếu quý vị không khởi tâm đến đây cùng nghe pháp, thì làm sao hôm nay chúng ta có pháp hội này?
Đôi khi, chính tâm định lại làm ngại các pháp. Pháp là cái gì luôn luôn, lúc nào cũng đang uyển chuyển, sinh động phong phú, mới lạ... đổi thay từng giây khắc nơi hơi thở chúng ta, nơi thế giới quanh ta. Vậy, đúng ra là mình luôn luôn tỉnh thức, bén nhạy để lắng nghe một cách trọn vẹn những sự sinh động, uyển chuyển và mới lạ đó thì mình lại bịt tai, bịt mắt lại, trầm không trệ tịch, hoặc từ chối quay lưng với thực tại đó, để: tôi sẽ... tôi mong... tôi phải là... tôi phải đắc định, tôi sẽ giải thoát, tôi phải đến Niết Bàn, v.v...
Tất cả những ước mơ, những hình ảnh, những danh từ có vẽ tôn kính và thiêng liêng kia là cái gì vậy? Chính chúng ta đã tự giết mình trong cái trò chơi có vẽ nghiêm túc ghê gớm đó! Cái đó hoàn toàn không phải là pháp của Phật. Pháp của Phật phải hội đủ những tính chất: "thực tại hiện tiền, hồi đầu mà thấy, thấy ngay lập tức, không qua thời gian, phải xử sự ngay trên thực tại". Vậy pháp mà chúng ta lăng xăng tìm kiếm kia có phải là pháp mà Đức Thế Tôn khai thị đó chăng? Không! Rõ ràng là không phải. Pháp đó chỉ là sản phẩm của vọng niệm, nghĩa là do vô minh và ái dục dựng lên.
Dẫu chúng ta có leo lên núi cao, lặn xuống biển sâu, có tu cách gì đi nữa thì chúng ta cũng chỉ làm nô lệ cho dục vọng, nô lệ cho bản ngã mà thôi. Trong lúc pháp, thì chỉ cần thấy nó đúng như thực là nó. Cả Nguyên Thủy, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Kim Cang Thừa, Thiền Tông đều cũng nói như vậy, mà nói rất rõ, sao chúng ta không chịu thấy?
Phật giáo Nguyên Thủy không nói phương pháp, không có phương pháp nào cả, tôi xin lặp lại như vậy. Chánh pháp không phải là phương pháp. Sử dụng phương tiện đã là tượng pháp rồi. Ở đây sẽ có người hỏi: đồng ý Phật không nói phương pháp, Ngài chỉ thẳng, nói thẳng cái thực cho người ta thấy mà thực hành, mà sống với cái thực, nhưng sao kinh điển về sau, nhất là các Tổ, dường như mỗi tông phái, mỗi giáo phái đều có phương pháp riêng. Ví như bảo đây là pháp phương tiện, là pháp Tiểu Thừa, là pháp Đại Thừa v.v... và còn vô lượng pháp môn trên đời này?
Vâng, câu hỏi đó hay lắm. Sự thật nó thế này, các Tổ vì thấy chúng sinh nhiều bụi cát trong mắt quá, bụi cát chính là tư kiến, tư dục, không trực tiếp thấy được pháp, nên các Tổ bèn vận dụng, vận dụng ẩn dụ, biểu tượng; vận dụng phương tiện, pháp môn... mà thành ra Đại Thừa. Vậy pháp Đại Thừa chính là pháp vận dụng. Vận dụng cho đại đa số quần chúng để qua pháp môn, phương tiện đó mà thấy cái thực. Cái thực mà trong thời nguyên thủy Đức Phật đã chỉ thẳng để có thể thấy là thấy ngay. Do đó, sau thời kỳ phương tiện, Thiền Tông lại trở về tinh thần chỉ thẳng của thời Nguyên Thủy. Thiền Tông nói ngay lại cái "trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật", "xúc mục vô phi thị đạo", v.v... tức là những cái Sanditthiko, Akāliko, của thời Nguyên Thủy Phật giáo. Vậy ta không ngạc nhiên gì, ai mà hỏi đạo là gì, vừa mới há miệng ra là Lâm Tế đánh một hèo liền! Vì sao vậy? Vì Lâm Tế muốn trả anh ta về lại với pháp. Vì sao người ta muốn hỏi thiền là gì, vừa mới định hỏi thì Lâm Tế hét một tiếng hét như sư tử hống, làm cho anh ta không kịp hỏi một cái gì cả. Vì hỏi pháp chính là chạy ra khỏi pháp, là thả mồi bắt bóng rồi, là toàn dùng lý trí để thấy cái thực!
Xin quý vị nhớ cho một điều thế này: Niết Bàn không phải là xa. Sao cứ cong lưng chạy đi tìm Niết Bàn làm gì vậy. Chính khi quý vị dẹp bỏ đi tất cả những ý niệm đi tìm Niết Bàn, ngay khi ấy, quý vị đang ở nơi Niết Bàn.
"Thân tại hải trung hưu mích thủy
Nhật hành lãnh thượng mạc tầm sơn".
Tức là cái người đang tắm trong biển, mà hỏi nước ở đâu rồi cứ nổ lực đi tìm nước. Cũng vậy, người đang đi trên đỉnh núi mà lại hỏi núi ở đâu. Cho nên người ta nói rằng: "bể khổ mênh mông hồi đầu là bến". Vì sao vậy? Bởi vì người ấy chợt nhớ ra: "À, mình ở trong nước chớ bơi đi đâu mà tìm nước cho mệt!".
Khổ một nổi là chúng ta đang ở trong Niết Bàn, rồi khi không khởi vô minh ái dục lên chạy đi tìm Niết Bàn. Vì thế Niết Bàn dường như thể càng ngày càng xa! Cho nên những người tu hành mà không thấy pháp thì càng tu chừng nào, càng xa đạo chừng nấy. Càng tinh tấn tu hành chừng nào càng dễ rơi vào tà đạo, ma giáo chừng nấy. Điều đó thật là kinh khủng. Sự thật đó là đau lòng, phải không?
Nói như vậy thì tất cả mọi người không nên tu sao? Đâu phải vậy? Tu chứ! Nhưng tu là phải thấy, điều kiện tất yếu của pháp do Đức Thế Tôn khai thị, là phải thấy, Ehipassiko - hãy hồi đầu mà thấy - phải thấy pháp và sống pháp, ấy mới gọi là tu. Tu là ở trong pháp, với pháp, đặt chân đúng trên pháp, chứ không phải là chạy ra khỏi pháp mà tu để tìm pháp. Nhưng nếu đã không biết hồi đầu ra làm sao để mà thấy, lúc bấy giờ mới sử dụng pháp môn phương tiện tức là phương pháp tu. Đành vậy chứ biết làm sao!
Xung quanh ta, ở đâu, chân trời nào, chúng ta cũng bắt gặp cái thảm kịch về những người học Phật, tu Phật, học thì chạy theo kinh điển, ngôn ngữ, văn tự, giảng nói rất hay lý luận rất giỏi, in kinh, ấn tống, phổ biến hằng hà sa số. Họ làm gì vậy? Họ chạy ra khỏi pháp! Không những họ bỏ gốc "chánh pháp", bỏ cành "tượng pháp" mà bỏ luôn cả nhánh ngọn "mạt pháp" để chạy lệch ra ngoài "tà pháp" nữa kìa! Còn những người có tu có hành thì sao? Họ tu, họ hành dữ lắm. Họ hạ thủ công phu quyết liệt, nghiêm túc, nghiêm trang, thu thúc, khổ hạnh ... mù mịt, không thấy pháp ra sao. Cái thực như thế nào? Vậy thì chuyện gì xảy ra? Quý vị biết rồi đấy. Họ càng tu chừng nào, thành tựu chừng nào hoặc chứng đắc chừng nào, thì cái họ thành, họ đắc, họ chứng ấy, chính là cái ngã, là vọng tưởng của họ vậy. Họ sẽ đau khổ. Được cũng đau khổ, không được cũng đau khổ. Được cũng vô minh, ái dục, không được cũng vô minh, ái dục. Nó vẫn còn nguyên!
Có một anh chàng thanh niên kia tự nhiên khởi vọng đi tìm người yêu, một người yêu mà anh ta luôn mơ tưởng. Tôi thử hỏi quý vị, sự thật anh ta có đi tìm người yêu không? Xin thưa là không phải. Anh ta chỉ đi tìm cái tình cảm của anh ta mà thôi. Quý vị nghĩ thử mà coi có đúng không? Anh ta chỉ đi tìm cái hình ảnh mà anh ta mơ tưởng, chứ không phải đi tìm người yêu! Cũng vậy, tất cả những người tu Phật, tu mà không thấy, chưa thấy pháp, cái thực thì đều đi tìm cái mà họ mơ mộng. Người thanh niên kia sau khi kiếm được một cô gái cưới về làm vợ rồi không có hạnh phúc. Tại sao vậy? Tại vì cô ấy không đúng với hình ảnh mà anh ta từng mơ tưởng bấy lâu. Do đó, anh ta rất đau khổ, đau khổ là điều rất dễ hiểu. Cũng vậy, bây giờ nếu quý vị nỗ lực tham thiền để đạt cái này, cái kia. Khi đạt được quý vị sẽ chán cho mà xem. Đương nhiên là vậy. Đó là định luật. Đó cũng là cái đau khổ giống như anh chàng thanh niên kia, bởi cái đạt đó không giống những gì trong mộng. Vì sao vậy? Vì tất cả những cái ta đạt được, ta tạo ra đều là cái hữu vi, mà tạo tác hữu vi là vô thường khổ não.
Quý vị có nghe chữ hữu vi không? Có hai loại hữu vi.
* Một là hữu vi chủ quan, tức là pháp nào do tư ý tạo tác dù bằng mọi nỗ lực tu hành tinh tấn, tham thiền, nhập định, thì đó là pháp hữu vi cả. Pháp hữu vi có sanh thì có diệt, đúng như câu:
"Aniccā vata sankhārā -"Hữu vi vô thường
Uppādavaya dhammino - Tánh luôn sanh diệt
Uppajitvā nirujjhanti - Sanh diệt diệt rồi
Tesam vūpasamo sukho". - Tịch tịnh an lạc".
* Hai là hữu vi khách quan, tức là các pháp do duyên khởi một cách tự nhiên, không do tư ý, tư dục. Hữu vi đó cũng vô thường nhưng không phải nguyên nhân của khổ, nên mặc dù vô thường mà vẫn tịch tịnh. Mặc dù có sanh diệt (trên hiện tượng), mà không sanh diệt (trong ý niệm). Vì vậy mà pháp Đức Thế Tôn khai thị vốn không sanh diệt, vì có sanh đâu mà diệt? Chúng ta sanh nó ra thì nó mới diệt chứ, có phải thế không? Pháp, cái thực, có sanh diệt bao giờ đâu? Bởi thế mới nói:
"Nhất thiết pháp bất sanh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
".
Nếu quý vị thấy một pháp mà đừng để cho khởi tâm hữu vi sanh diệt, nghĩa là cứ thấy cái pháp đó như vậy là như vậy. Như vâïy mới là trọn vẹn tánh, tướng, thể, dụng, duyên báo chi chi đó thì pháp đó không sanh diệt vì thoát khỏi ý niệm thời gian. Nhưng nếu quý vị khởi tâm hữu vi lên, nghĩa là để cho bản ngã khởi lên, vô minh ái dục khởi lên, thì liền có thời gian và sanh diệt khi nhìn thấy pháp ấy. Đó là định luật phải không? Khi quý vị nhìn cái hoa, nếu quý vị nhìn cái hoa đó trọn vẹn như nó đang là... đang là với sắc màu, đang là với nắng sớm, đang là với gió mai, v.v... thì đóa hoa kia có sanh diệt bao giờ đâu. Nhưng khi quý vị có vấn đề với nó, ưa hay không ưa, hái nó hay không hái, nghĩ rằng hoa kia sẽ tàn... nghĩ rằng nó là... nó sẽ... thì ngay tức khắc đóa hoa kia liền bị ý niệm sanh diệt xen vào. Nhưng không phải hoa kia sanh diệt mà chính là tâm niệm, bản ngã, ước muốn, v.v... sanh diệt. Do đó mà Ngài Huệ Năng mới nói với mấy chú tiểu "tâm các ngươi động chứ không phải phướn động hay gió động đâu".
Đi gần hơn, khi quý vị đang sân thì cái sân ấy là pháp rất thực, nó là cái thực, cái đang là nơi quý vị. Nếu quý vị thấy đúng mức, thấy trọn vẹn tự tánh của nó, thì chính là quý vị đã kiến tánh, kiến tánh trong câu "kiến tánh thành Phật" của Thiền Tông. Vì khi ấy, rõ ràng là quý vị đã "trực chỉ nhân tâm" rồi. Trực chỉ là như vậy, thấy tức khắc, thấy rõ ngay thực tánh của cái sân chứ không phải kiến tánh là một cái gì huyền ảo đâu đâu. Cũng không phải cứ ngồi tham thiền nhập định để chờ lúc nào đó sẽ kiến tánh. Cũng không phải lục lọi ở trong cái "đống thân tâm" này mà tìm ra viên ngọc thể tánh trong suốt như ma ni châu, tìm cái "bản lai diện mục" trước khi "cha mẹ" sinh ra. Coi chừng lầm to đó nghe. Viên ma-ni châu thì đúng. Khuôn mặt xưa nay thì đúng, nhưng mà ngồi luận thành hàng trăm quyển sách, hàng chục bộ luận về cái diện mục ấy thì chưa chắc đã thấy cái mặt mày nó ra làm sao. Viên ngọc cũng là cái thực, bản lai diện mục cũng là cái thực. Để khai thị cho chúng sinh, pháp Phật thuyết chỉ nói về cái thực. Ai mà nói cái gì trên mây thì tôi chắc rằng mắt họ còn quá nhiều cát bụi. Họ chưa thực thấy. Muốn thấy tánh, thấy Phật không phải tìm đâu xa, mà thấy ngay nơi thân, thọ, tâm, pháp này:
"Quán thân thực tướng
Quán Phật diệc nhiên".
Nhưng nói vậy vẫn còn nói lý. Đức Phật dạy trong kinh Nguyên Thủy một cách giản dị, trực tiếp, không văn hoa rằng: Đi tới thì biết đi tới, đứng lại thì biết đứng lại, đi lui thì biết đi lui. Thậm chí "đây là tóc, đây là móng, đây là lông, đây là da" v.v... đại khái như vậy. Mà đó chính là "quán thân thực tướng" chứ đừng tưởng quán thân thực tướng là cố đào bới cho ra cái thực tướng ảo tưởng nào đó ở nơi thân.
Đi tới đi lui đều thấy rõ, đấy là thấy thực tướng. Còn quán Phật thì sao? Quán Phật thì cũng như vậy đó. Vì không thấy thực tướng nơi thân, thọ, tâm, pháp nên mình mãi mãi si mê, bỏ quên ông "Phật diệc nhiên" ấy mà lại đi tìm ông Phật trong mộng: ông Phật của bản ngã, của ý niệm, của vọng tưởng, của vô minh. Ấy là điều quá rõ, phải không? Đấy là tất cả những định nghĩa về pháp, dẫu là nói sơ sơ, nhưng tôi nghĩ cũng đã vừa đủ để chúng ta thấy pháp là gì, cái thực là gì rồi. Xin quý vị lưu ý cho.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

can ly tri hay can tanh biet

tham khảo vien minh

Tất nhiên có hai trường hợp:

- Trường hợp thứ nhất thuộc phạm vi tục đế - mang tính khái niệm chế định trong đời sống xã hội - thì con vẫn phải suy nghĩ, đánh giá, phê phán, tưởng tượng v.v... một cách tương đối, đừng quá cố chấp, và nếu sai thì sẵn sàng điều chỉnh lại thế thôi.

- Trường hợp thứ hai thuộc phương diện chân đế - mang tính bản chất thật của thực tánh pháp - thì con mới thấy với tâm trọn vẹn tỉnh thức (chánh niệm tỉnh giác) không để ý niệm, suy nghĩ, quan niệm hay tưởng tượng chủ quan xen vào, tức không tưởng là, cho là, phải là, sẽ là gì cả.

Vậy con phải biết lúc nào sử dụng lý trí, lúc nào dùng tánh biết, nếu không con sẽ nhầm lẫn giữa tục đế và chân đế. Người giác ngộ tuy liễu tri chân đế vẫn không bỏ tục đế, vì bỏ tục đế làm sao sống được ở đời?

kien thuc ve tuan hoan nuoc o dai duong



vòng tuần hoàn nước
không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương.

Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí.

Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây.

Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa).

Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm.

Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt.

Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương.

Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt.

Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất.

Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây.

Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm (đá sát mặt bảo hoà), nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước "kết thúc" … và lại bắt đầu.

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

video

Tim hieu ve cac chuong trinh

Tự tạo video clip sống động

http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/kinh-nghiem/tu-tao-video-clip-song-dong-2422241.html

Những kỹ thuật sau sẽ giúp bạn tạo nên một đoạn video clip sống động, thu hút người xem hơn, như sử dụng hiệu ứng 3D độc lạ, tạo phụ đề bắt mắt, lồng video trong video…
Một trong những ứng dụng dựng video clip đơn giản, nhưng khá thông dụng hiện nay là ProShow Producer. Sử dụng phần mềm này, người dùng sẽ nhanh chóng có được một đoạn video clip để trình chiếu trên laptop, TV, nhưng nếu muốn video clip sống động hơn, bạn nên trải nghiệm phần mềm Adobe Premiere Pro CS6. Theo đó, các hiệu ứng và thao tác trong bài viết chủ yếu được thực hiện trên phần mềm ProShow Producer và Adobe Premiere Pro CS6. Bạn có thể tìm hiểu thêm để sử dụng những kỹ thuật này trên nhiều phần mềm dựng phim khác (như AVS Video Editor, Magic Movie Edit, Corel VideoStudio Pro, Avid Liquid…).
Xử lý trước ảnh nguồn
Thông thường, người dùng sẽ tự dựng video clip từ nhiều bức ảnh tĩnh, có thể kèm thêm một số đoạn video. Khi đó, muốn video clip có chất lượng tốt, bạn phải tỉ mỉ ngay từ bước chọn ảnh, video nguồn, tránh để một hình ảnh hay video kém chất lượng trở thành “con sâu làm rầu nồi canh”. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là mọi ảnh xấu đều không được sử dụng. Nếu có một bức ảnh chất lượng chưa tốt (bị nhiễu, thiếu sáng, bố cục chưa hợp lý), nhưng bắt buộc phải dùng đến trong video clip, bạn hãy xử lý trước bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên dụng, thay vì xử lý ảnh đó bằng vài tính năng "thiếu thốn" của phần mềm dựng phim đang dùng.
Chẳng hạn, với bức ảnh có tone màu khó nhìn, bạn chỉ việc đưa vào phần mềm CameraBag, rồi chọn một tone màu khác trong rất nhiều kết quả gợi ý. Tất nhiên, nếu có kinh nghiệm xử lý hình ảnh bằng Photoshop thì bạn nên dành thời gian chỉnh sửa hình ảnh bằng phần mềm này trước khi sử dụng làm video clip, vì Photoshop sẽ cung cấp cho bạn những công cụ cắt xén linh động và khả năng phối màu đa dạng nhất hiện nay, kèm theo nhiều brush đẹp mắt.
Xử lý hình ảnh trước khi làm phim bằng CameraBag. (Ảnh: nevercenter.com).
Xử lý hình ảnh bằng CameraBag trước khi làm video clip.
Xây dựng kịch bản sẵn
Ngoài ra, cũng cần chú ý kích thước của các hình ảnh chuẩn bị dùng. Theo đó, nếu bạn tạo video clip đơn giản là cho các bức hình chạy liền nhau thì nên chọn những hình ảnh có kích thước bằng nhau hoặc chênh lệch không quá nhiều. Ngược lại, nếu kích thước một số hình ảnh có chênh lệch lớn nên định sẵn một kịch bản trình chiếu thế nào cho đẹp mắt, chẳng hạn sẽ cho một số bức ảnh nhỏ hiện ra từ từ đè lên một ảnh lớn hiện tại thông qua các hiệu ứng hiển thị hình ảnh. Bên cạnh đó, thứ tự xuất hiện hình ảnh cũng là vấn đề cần xem xét, bạn nên sắp xếp sao cho hợp lý chứ không nên chèn bừa vào video clip đang dựng.
Sử dụng hiệu ứng “độc”
Chắc chắn đoạn video clip sẽ rất cuốn hút nếu bạn biết chọn lựa và sử dụng những hiệu ứng độc. Trên các chương trình dựng phim, hiệu ứng thường được phân làm các nhóm: hiệu ứng trên đối tượng và hiệu ứng chuyển cảnh. Và mỗi khi phiên bản mới được ra mắt, hãng sản xuất luôn mở rộng kho hiệu ứng lên. Vì vậy, bạn hãy chú ý cập nhật phiên bản mới nhất để có trong tay những bảo bối mới lạ.
tips-film-1-png-1359717754_500x0.png
Kho hiệu ứng đồ sộ của phần mềm Proshow Producer.
Thế nhưng, có những hiệu ứng luôn là chủ đạo của nhiều phần mềm dù đã ra đời rất lâu, như hiệu ứng chuyển cảnh Fly-In and Fly-Out (đối tượng hiện tại bay từ từ vào trong, còn đối tượng mới sẽ xuất hiện dần), Wipes (sau một vòng quay, các chi tiết trên đối tượng hiện tại bị thay dần bởi đối tượng mới). Đặc biệt, hiệu ứng Zoom (phóng to/thu nhỏ) sẽ rất cần thiết khi muốn thể hiện rõ ràng hơn một đối tượng trên màn hình, đó có thể là zoom từ từ, thật êm ả vào một chiếc thuyền đằng xa để thu hút người xem về một vật thể nhỏ, mờ ảo ở xa tít.
Còn nhóm hiệu ứng khá mới lạ, luôn được hãng sản xuất quan tâm phát triển có thể kể đến là Motion 3D (nhóm hiệu ứng dạng 3D rất đẹp mắt). Bạn có thể chú ý sử dụng những hiệu ứng này để đoạn video clip mang hơi thở hiện đại hơn so với những hiệu ứng chuyển động dạng 2D bình thường.
Ngoài ra, một số phần mềm dựng phim chuyên nghiệp như Adobe Premiere Pro CS6 còn cung cấp cho người dùng những hiệu ứng để gắn trực tiếp lên video clip trong khoảng thời gian tùy ý, như hiệu ứng Lightning, Lens Flare. Sử dụng những hiệu ứng này, kèm với một chút sáng tạo, bạn có thể xây dựng những điểm nhấn rất ấn tượng cho video clip của mình. Chẳng hạn, khi quay cảnh hai cặp mắt nhìn nhau, bạn hãy biên tập lại bằng một tia sét nằm giữa; khi một cặp tình nhân hôn nhau giữa trời xanh mà có thêm những vòng tròn đầy màu sắc của hiệu ứng chói ống kính thì còn gì tuyệt vời hơn.
tips-film-3-png-1359717754_500x0.png
Hiệu ứng tia sét và chói ống kính.
Ghép nhiều khung hình với nhau
Nếu bạn chỉ dựng video clip theo kiểu hình ảnh, video thay đổi liên tục với một số hiệu ứng chuyển cảnh thì vẫn chưa thật sự hấp dẫn. Rất nhiều phần mềm hiện nay cho phép dựng video clip với nhiều khung hình, âm thanh hiển thị cùng một thời điểm, phân loại trong các nhóm Video 1, Video 2,…, Audio 1, Audio 2,… Bạn hãy tận dụng tính năng này để xây dựng video trong video độc đáo.
Ví dụ, trên phần mềm Adobe Premiere Pro CS6, bạn kéo đoạn video thứ nhất vào timeline Video 1, rồi nhấn chuột phải lên chữ Video 1 > chọn Add Tracks > nhập 1 > OK. Sau đó, bạn kéo đoạn video thứ hai vào timeline Video 2. Xong, bạn vào Video Effects > Transitions > kéo hiệu ứng Linear Wipe vào đoạn video thứ hai. Khi đó, trong thẻ Effect Controls của đoạn video thứ hai đã có thêm mục Linear Wipe. Nhiệm vụ của bạn là kéo thanh trượt tại trường Transition Completion sao cho hình ảnh của hai đoạn video hiển thị cùng lúc và hợp lý nhất.
Làm phụ đề bắt mắt
Phụ đề là tính năng không thể thiếu của mọi phần mềm dựng phim, song đa phần người dùng nghiệp dư chưa sử dụng tính năng này hiệu quả. Theo đó, người dùng chủ yếu chỉ gõ chữ, chọn kiểu phụ đề, vị trí xuất hiện, font, kích thước, màu chữ. Nhiều phần mềm có sẵn những kiểu phụ đề rất đẹp mắt, khi sử dụng một kiểu phụ đề như vậy, bạn chỉ việc điều chỉnh thông số chưa phù hợp, như thay đổi màu chữ cho nổi lên so với khung hình. Thực tế, người dùng có thể tự tạo một dòng phụ đề mang dấu ấn riêng khi áp dụng một hiệu ứng đi kèm.
tips-film-4-PNG-1359717754_500x0.png
Tạo phụ đề bằng kiểu có sẵn trên phần mềm ProShow Producer.
Chẳng hạn, bạn hãy tạo hai dòng phụ đề có nội dung y như nhau, đặt cùng một vị trí trên khung hình, rồi chọn màu sắc riêng cho mỗi dòng phụ đề đã tạo. Sau đó, áp dụng các hiệu ứng cho phụ đề đã tạo để xem thành quả của sự sáng tạo. Như hiệu ứng Video Transitions > Wipe trên Adobe Premiere Pro CS6 là tạo hiệu ứng chữ chạy dạng karaoke (với hiệu ứng này, hai dòng phụ đề cùng đặt trong timeline Video 2, chèn giữa là hiệu ứng Wipe, còn timeline Video 1 chứa đoạn video clip chính).
Xuất bản video clip với định dạng phù hợp
Khi xuất bản thành phẩm, bạn có nhiều lựa chọn định dạng video clip. Ở bước này, bạn cần cân nhắc chọn định dạng video clip sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Định dạng chất lượng nhất mà bạn có thể chọn là Blu-ray. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp chỉ dựng video clip và xem trên máy tính thì AVI hoặc MP4 là hợp lý, muốn nhẹ hơn, có thể chọn FLV. Sau khi chọn định dạng như trên, chương trình sẽ tự thiết lập các thông số cho đoạn video clip, bạn nên xử lý tiếp để thành phẩm như ý hơn.
tips-film-5-png-1359717754_500x0.png
Tùy chỉnh chất lượng video clip phù hợp với ảnh, video gốc.
Chẳng hạn, bạn chỉ sử dụng những hình ảnh kích thước 800 x 600 pixel trong video clip, nhưng lại muốn xuất bản video clip thành phẩm đến chất lượng Full HD là 1080p (1.920 x 1.080 pixel) thì quá lãng phí dung lượng lưu trữ. Tương tự, nếu chỉ tạo video clip để chia sẻ lên mạng, bạn hãy thiết lập thông số thấp hơn, thông thường chỉ cần kích thước 640 x 320 pixel là vừa đủ cho khung hình phát video của nhiều website hiện nay.
Lý Thành

Tâm Kinh Bát Nhã


Gioi thieu:

http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201412/Chu-giai-Tam-Kinh-Ba-t-Nha-Ba-La-Ma-t-da-16510/

Chú giải Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa

(PGVN)

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.
般 若 波 羅 蜜 多 心 經
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

Xin các bạn đọc Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh bằng âm Nôm và nghĩa Việt, trước khi đọc chú giải.

A. Kinh văn

Bản Hán tạng 

般 若 波 羅 蜜 多 心 經.
觀 自 在 菩 薩。行 深  般  若 波  羅  蜜 多 時 。照 見 五 蘊 皆 空 。度 一 切 苦 厄。舍 利 子。色 不 異 空。 空 不 異 色。色 即  是空 。 空 即  是 色。受 想 行 識  亦 復 如 是. 舍 利 子。是  諸 法  空 相 。不 生 不 滅。不 垢  不 淨 。不 增 不 減。是 故  空 中 無 色。無 受 想 行 識。無 眼  耳 鼻 舌 身  意。無 色 聲 香 味 觸 法。無 眼 界 。 乃 至 無 意 識  界 。無 無明 。亦 無  無明 盡。乃至 無  老 死。亦 無 老 死 盡。無 苦 集 滅道 。無 智 亦 無 得。以 無 所 得 故。菩 提 薩 埵 。依 般 若 波 羅 蜜 多 故。心 無  罣 礙  。無 罣 礙 故。無 有 恐怖。遠 離 顛 倒 夢 想。究 竟 涅  槃。三 世 諸 佛。依 般 若  波 羅  蜜 多 故。得 阿 耨 多羅 三 藐 三 菩 提。故 知 般 若 波  羅 蜜  多。是 大 神 咒 。是 大 明咒 。是 無  上咒。是  無 等 等 咒 。能 除  一 切  苦。真 實 不 虛  。故 說  般 若 波 羅  蜜 多 咒。即 說 咒曰。揭 諦  揭 諦。 波  羅 揭 諦  。波 羅  僧 揭 諦。菩 提 薩 婆 訶。

Bản dịch Âm 

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc, thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Dịch nghĩa Việt

Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa

Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.

Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.

Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.

Không có khổ, tập, diệt, đạo.

Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.

Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.

Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.

Cho nên phải biết rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.

Cho nên khi nói đến Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức là phải nói câu chú:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. 
 
B. Phần chú giải

Mở đầu phần chú giải, mời các bạn đọc lại đoạn Kinh bằng âm Hán:

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Nghĩa Việt đoạn Kinh này:

Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.

Bồ Tát là một người tỉnh thức. Bồ Tát từ chữ Boddhisatava mà ra, có nghĩa là con người tỉnh thức và đang giúp người khác tỉnh thức. Quán Tự Tại là tên dịch từ Avalokiteshvara. Tại Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, và Nhật Bản, dịch Avalokiteshvara là Quan Âm, Quán Âm, có nghĩa là một người biết lắng nghe và nghe tiếng kêu cứu của chúng sanh đang đau khổ.

Khi Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thực tập thâm sâu về Bát Nhã Ba La Mật Đa ( Prajana Paramita ), tức là thứ trí tuệ có thể đưa bạn đến bờ bên kia. Thì ngài thấy năm uẩn đều không.

Vậy Năm uẩn không cái gì? Năm uẩn rỗng cái gì? Đó là một câu hỏi quan trọng.

Nếu tôi cầm một tách nước đầy và tôi hỏi bạn, "Cái tách  này trống rỗng?" Bạn sẽ nói, "Không, tách này có đầy nước." Nhưng nếu tôi đổ hết nước ra ngoài và hỏi bạn lại lần nữa, bạn có thể nói, " Đúng rồi, tách là trống rỗng." Nhưng, trống rỗng cái gì? Trống có nghĩa là không chứa một cái gì đó. Tách không thể, không chứa cái gì. Tách nước đang trống rỗng nước nhưng nó chứa đầy không khí. Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nói rằng năm uẩn đều là không, chính xác Bồ Tát Quán Thế Âm dạy rằng năm uẩn đều là không có tính riêng biệt. Tức là không có uẩn nào tồn tại một cách độc lập. Và 1 trong 5 uẩn có liên hệ tương tức với 4 uẩn còn lại.

Năm uẩn, là năm yếu tố của con người. Nó giống như năm con sông đang chảy trong mỗi người chúng ta. Con sông của hình tướng, có nghĩa là  hình hài cơ thể của bạn; con sông của cảm xúc; con sông của nhận thức; con  sông tinh thần; và con sông của ý thức. Nó luôn hoạt động không ngừng nghỉ.

Trong cơ thể của một người bình thường có phổi, tim, thận, dạ dày, và máu. Không có một bộ phận nào tồn tại độc lập. Chúng luôn có mối liên hệ tương tức với các bộ phận còn lại. Phổi và máu của là hai bộ phận có chức năng riêng rẻ, nhưng không thể tồn tại độc lập. Phổi để hít thở, bơm oxy vào cho máu, và đến lượt máu lại cung cấp dinh dưỡng cho phổi. Nếu không có máu, phổi không thể sống lành mạnh khỏe khoắn, và ngược lại nếu không có phổi, máu sẽ không được làm sạch và lưu thông mọi nơi trong thân thể. Vì vậy phổi và máu có quan hệ mật thiết với nhau. Khi quán chiếu các bộ phận còn lại như  thận và máu,  thận và dạ dày, thận và phổi, thận và tim, đều như vậy. Bạn hãy tưởng tượng, trong cơ thể con người, có rất nhiều bộ phận, thì từng bộ phận một có liên hệ với các bộ phận còn lại tạo ra mối quan hệ đan xen như thế nào. Nó như một tổ hợp hoán vị n! của một bộ phận trong cơ thể với vô số các bộ phận còn lại.

Bồ Tát Quán Thế Âm nhìn sâu vào năm uẩn của sắc, thọ, tưởng, hành, thức và nhận thấy rằng không có uẩn  nào tồn tại độc lập. Và khi “ hành thâm ”như vậy ngài đã “độ nhất thiết khổ ách”

Hành thâm là thâm nhập vào một cái gì đó, không chỉ đứng bên ngoài mà nhìn vào. Khi bạn muốn hiểu rõ điều gì, bạn không thể chỉ đứng bên cạnh và ngó vào rồi nhận xét. Bạn phải đi sâu vào bên trong để thực sự thấu hiểu. Nếu bạn muốn hiểu rõ một người bên cạnh, bạn phải biến cái cảm xúc của họ thành cảm xúc của mình, phải đau khổ với nổi đau khổ của họ, phải vui với niềm vui của họ.

Nếu bạn chỉ nhìn vào tờ giấy như một người quan sát, đứng bên ngoài mà nhìn vào, bạn không thể hiểu nó hoàn toàn. Bạn phải hành thâm nó. Bạn phải là một đám mây, là ánh nắng mặt trời, và người đốn củi. Nếu bạn hành thâm được như vậy, sự hiểu biết của bạn về tờ giấy  rốt ráo hơn.

Bây giờ mời các bạn đọc tiếp đoạn Kinh sau:

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Nghĩa Việt của đoạn Kinh:

Thầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính thực là không, không chính thực là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cũng đều như vậy.

Đoạn Kinh này, ban đầu Ngài Bồ tát Quán Thế Âm nói về uẩn thứ nhất, tức là Sắc, là thân thể của chúng ta. Sắc là tất cả những hiện tượng sinh lý, vật lý. Trong Kinh văn, chữ gây khó khăn cho nhiều người nhất là 空Không. Chữ Không ở đây, tiếng Phạn là Sunyata, Hán là 空, dịch tiếng Việt là trống rỗng. Ví dụ rau muống gọi là Không tâm thảo, thứ rau không có ruột. Khi chuyển sang dùng tiếng Việt, chúng ta có thể hiểu lầm “Không” này là “không có”.

Nhiều người không hiểu giáo lý tính Không đạo Phật nói rằng tờ giấy này nó “không có”, tại vì tuy bây giờ nó có đó, nhưng mai mốt nó sẽ không có; hoặc nó bị đốt đi, hoặc bị mục đi thành đất, cho nên tuy nó có đó mà cũng như không có đó. Câu giải thích này hoàn toàn sai với giáo lý đạo Phật.

Theo giáo lý đạo Phật, nếu tờ giấy này nó “không” thì nó không ngay từ bây giờ chứ không phải sau này nó mới không. Giáo lý đạo Phật cơ bản là giáo lý vô ngã: sự vật không có tự thể riêng biệt. Nếu mình nhìn vào tờ giấy này với con mắt của một vị Bồ Tát biết nhìn sâu vào trong lòng tờ giấy để thấy cội nguồn của nó, mình sẽ thấy có một đám mây đang bay trong tờ giấy này. Mình cũng không cần là thi sĩ mới thấy được đám mây, vì mình biết nếu không có đám mây thì không có mưa, cây rừng sẽ không thể mọc lên được, do đó chúng ta không có bột giấy. Nhìn vào tờ giấy này, bạn còn thấy mặt trời, vì nếu không có mặt trời chiếu lên thì không có loài thực vật nào mọc được, cho nên nhìn vào tờ giấy này, ta sẽ thấy ánh mặt trời chói lọi trong đó. Rồi ta còn thấy rừng cây xanh mướt, thấy những chiếc lá rụng, mục đi để cây rừng tươi tốt, ta thấy những chất khoáng trong lòng đất mà rễ cây hút lên để nuôi cây. Rồi ta thấy người tiều phu đã đốn cây đem về để làm bột giấy, thấy Ba Má của ông tiều phu. Ta thấy luôn gạo lúa mà người tiều phu ăn hàng ngày để có thể đủ sức đi đốn cây.

Tóm lại, khi nhìn tờ giấy này bằng con mắt quán chiếu nhân duyên, ta thấy rằng không có hiện tượng nào trên vũ trụ mà không có mặt trên tờ giấy. Tờ giấy, chứa đầy cả vũ trụ vạn hữu trong đó.

Khi dùng danh từ giấy, ta nên phân biệt hai thứ: một là tờ giấy và hai là những yếu tố không phải giấy. Ta có thể nói rằng: giấy được kết hợp bằng những yếu tố không phải giấy. Giấy là do những yếu tố không giấy tạo ra, giấy không thể tự có được. Giấy không có tự tánh hoặc có thể tự riêng biệt.

Nó có là nhờ những cái không phải nó bắt tay nhau tập hợp làm ra. Tờ giấy này tuy rỗng, không có tự tánh riêng, nhưng nó lại đầy cả vũ trụ vạn hữu trong đó. Vì vậy chữ “空” trong Tâm Kinh Bát chỉ có nghĩa là không có một tự thể riêng biệt.

Uẩn nào trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) cũng không hết, vì uẩn nào cũng không thể tự mình tồn tại độc lập. Uẩn nào cũng phải nhờ các uẩn khác phụ giúp mới có thể có được.

Đồng xu có hai mặt: mặt trái và mặt phải. Sở dĩ có mặt phải là nhờ có mặt trái. Nếu một trong hai mặt mà không có thì mặt kia cũng không có luôn. Năm uẩn cũng vậy, chúng nương nhau mà có, chứ không thể có một cái tách rời. Phân chia là để tạm hiểu thôi, chứ năm uẩn không thể nào tồn tại độc lập với nhau. Trong con người chúng ta, có đủ tâm, can, tỳ, phế, thận: tuy chia ra làm năm cái nhưng kỳ thực nếu không có tâm thì can có thể tồn tại được không? Nếu không có tỳ thì phế có được hay không? Tuy rằng năm mà kỳ thực là một. Những cơ quan trong cơ thể ta không thể tồn tại độc lập, cái này nương cái kia mà có. Vì thế Phật dạy rằng: Thử hữu tắc bí hữu. Cái này có mặt cho nên cái kia có mặt, cái kia có mặt cho nên cái này mới có mặt. Tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ đã phối hợp lại để làm thành một hiện tượng. Không sự vật nào trong vũ trụ có tự tánh riêng biệt hết. Đó là giáo lý căn bản của đạo Phật.

Mời bạn đọc tiếp đoạn Kinh  “ Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.”

Dịch nghĩa Việt là : “ Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. ”

Chư pháp tức là mọi hiện tượng. Mặt trời là pháp, dòng sông, hạt bụi, hòn sỏi, sự thương, sự ghét, con mắt, lỗ tai cũng đều là pháp.

Thể mọi pháp đều không: bản chất của mọi hiện tượng đều không, nghĩa là không có tự tánh riêng biệt.

Không sinh cũng không diệt. Các pháp chưa bao giờ sinh ra, cũng không bao giờ diệt. Câu nói này của Đức Quán Tự Tại đi ngược với nhận thức thông thường của chúng ta.

Mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta thường chứng kiến sự sinh tử. Khi một người được sinh ra, tờ giấy khai sinh công nhận thời điểm người đó sinh ra. Sau khi người đó chết, để có tính pháp lý khi chôn cất, người nhà cần phải có một giấy chứng tử. Giấy chứng tử công nhận con người đó đã chết. Chúng ta thường nghĩ cái gì cũng có sanh, cái gì cũng có diệt, và sinh diệt xãy ra hàng ngày. Vậy tại sao Đức Quán Thế Âm lại nói không sinh cũng không diệt?

Chúng ta phải nhìn sâu hơn, quán chiếu thâm sâu để xem tại sao Đức Quán Thế Âm lại nói như thế.

Ngày mà mẹ bạn sinh bạn ra, nó được ghi lại trong giấy khai sinh. Vậy trước ngày đó, bạn đã tồn tại chưa? Trước ngày sinh đó, bạn đã có mặt rồi. Nhưng chưa hội đủ duyên để bạn ra khỏi bụng mẹ bạn thôi.

Chữ sinh làm mọi người hiểu là từ không mà trở thành có. Nếu mình có rồi thì mình đâu cần phải sinh nữa? Vậy bạn không có sinh. Nếu không có sinh tức là không có diệt. Đó là sự thật mà Đức Quán Thế Âm muốn khơi mở cho chúng ta thấy.

Thể mọi pháp đều không,
Không sinh cũng không diệt.

Đã không sinh rồi thì làm sao mà có diệt?  Có thể nào mình làm cho hòn đá kia từ có trở thành không? Rất khó. Mình có thể nghiền nó thành bột, rồi rãi tung ra, nhưng đó đâu phải là biến nó thành không? Hòn đá chỉ trở thành bột đá. Cây nhang mình đốt, nó cũng không phải đang từ có đi tới không. Mùi thơm của nhang đi vào trong không gian, nhiệt lượng của nó cũng đi vào không gian. Nó đang luân hồi. Tro của nhang sẽ đi vào đất để có thể trở thành một nụ hoa. Một hột bụi dù nhỏ xíu đi nữa cũng không thể nào biến mất đi được. Nó chỉ biến đổi, đi vào vũ trụ tồn tại dưới một hình thức khác.
 
Vì vậy, không ai có thể làm cho một vật từ có trở thành không, cũng như không ai có thể làm cho một vật từ không trở thành có. Một đám mây khi gặp khí lạnh có thể cảm thấy sợ hãi, vì nghĩ rằng mình sẽ trở thành không. Sự thực không phải thế. Khi gặp khí lạnh, nếu đám mây biết được không sinh cũng không diệt, mây chỉ trở thành mưa, để rơi xuống trên ruộng đồng, trên cây cỏ, trên hoa lá, thì đám mây sẽ cho đó là một hình thái đi chơi rất vui sướng. Đám mây sẽ rung mình biến thành mưa một cách rất tự nhiên, rất điềm tĩnh, rất hoan lạc.

Chúng ta hay lo lắng, sợ rằng sau khi mình chết, thân mình không còn nữa. Nói như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn “ Một mai trở về  cát bụi”. Nhưng điều đó không đúng sự thật. Các bạn biết đó, như phân tích ở lúc đầu, một tờ giấy mỏng cũng chứa cả vũ trụ thì hạt bụi cũng vậy. Một hạt bụi  cũng chứa toàn bộ vũ trụ. Nếu  như bạn lớn như mặt trời, bạn nhìn xuống trái đất, thấy trái đất nó chẳng là cái gì, vô cùng bé. Nhưng bạn là con người, bạn nhìn trái đất rất vĩ đại, to lớn vô cùng. Ý tưởng lớn nhỏ đó chỉ là khái niệm trong tâm trí của chúng ta. Ví dụ, mặt trăng, Bạn luôn nghĩ trăng tròn, trăng khuyết. Nhưng trên thực tế, mặt trăng vẫn luôn là mặt trăng. Nó không khuyết nó cũng không đầy. Lớn bé, nhỏ to, khuyết đầy là trong suy nghĩ của  bạn. Vì vậy, bạn đừng sợ mất đi. Hãy quán chiếu mặt trăng. Trăng khuyết, trăng tròn, nhưng nó luôn luôn là mặt trăng đó thôi.
Mời các bạn đọc tiếp đoạn Kinh sau 
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

Dịch nghĩa Việt  của đoạn Kinh này là:

Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.

Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.

Không có khổ, tập, diệt, đạo.

Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.

Đọan Kinh này là phân tích mười tám giới. Đầu tiên bạn có sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sau đó có cảm nhận ( sáu trần ) về sắc, thanh, mùi, vị, xúc giác, và tâm.  Sắc là đối tượng nhận biết của mắt, âm thanh là đối tượng nhận biết của tai, và tiếp tục như vậy bạn có sáu thức. Từ sắc tức là cái thấy cho đến ý thức bạn có mười tám giới . Mười tám giới, từ nhãn giới cho đến ý thức giới, đều nương nhau mà được thành lập. Không giới nào có thể tồn tại độc lập. Một giới có mặt là do mười bảy giới kia có mặt. Chữ không ở đây có nghĩa là không có sự tồn tại biệt lập. 
Các bạn đọc đoạn Kinh tiếp theo

Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Dịch nghĩa Việt của đoạn Kinh này: 

Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.

Mộng tưởng điên đảo là những tri giác sai lầm của mình. Chúng tạo ra những sợ hãi và căm thù mà mình đã là nạn nhân lâu nay. Khi đám mây biết rằng nó không sinh cũng không diệt, thì khi thời cơ tới, nó có thể an nhiên biến thành mưa. Và khi biến thành mưa, đám mây sẽ cười thích thú mà rơi xuống trên cây cỏ, trên ruộng đồng, để làm tròn nhiệm vụ nước mưa của mình. Những đợt sóng trên biển cả cũng là do mưa mà thành. Một chiếc lá cây cũng vậy. Nếu biết quán chiếu theo Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa , chiếc lá sẽ thấy rằng trong suốt mùa thu và mùa hạ, nó đã làm việc hết sức mình để nuôi dưỡng cây. Chúng ta thường nghĩ lá là con cháu của cây, ít khi ta nghĩ rằng lá cũng là mẹ của cây. Sự thực, lá cũng là mẹ của cây, vì chất nhựa do các rễ cây hút từ dưới đất lên, chưa thể dùng để nuôi cây được: đó chỉ là nước lã thêm các chất khoáng mà thôi. Chiếc lá, có chức năng quan trọng của nó.

Trong sách Thế giới Khoa học của Mcgraw Hill dành cho học sinh tiểu học, đã minh họa cho học sinh hiểu rõ chức năng quan trọng của chiếc lá. Những chiếc lá nhỏ chính là những nhà máy dùng ánh sáng mặt trời và các chất khí trong không gian biến nhựa trong cây thành năng lượng. Màu xanh của lá cũng do mặt trời và những chất khí làm ra. Chiếc lá có thể quán chiếu rằng sự sống của nó chủ yếu là ở trong cây, chứ không phải là chỉ ở trong lá. Lá chỉ là một phần của cây, và là đồng nhất nó với cây.

Chiếc lá vàng nhìn lại bản thân và biết rằng trong giai đoạn này nó chỉ là một phần của lá mà thôi. Những chất bổ nó tạo ra bây giờ đang nằm trong cây. Nếu lá nhận thức ra rằng nó là cây, đồng nhất nó với cây, thì chiếc lá đó sẽ không còn sợ hãi, sẽ thấy được sự bất sinh bất diệt của nó khi nó rơi xuống đất. Nó sẽ rơi xuống, một cách rất thanh thản, vừa rơi vừa múa và biết rằng nó tiếp tục làm công việc nuôi dưỡng thân cây. Nó sẽ biến thành đất mùn để lại bón cho cây và sẽ trở lại cây. Như vậy, nó thấy được sự bất sinh bất diệt của chính nó.

Ta cũng vậy. Chúng ta sợ hãi vì chúng ta thấy sự sinh diệt qua nhận thức sai lạc của chúng ta: vì vọng tưởng của chúng ta về sinh diệt, nên ta mới sợ.

Nếu ta quán chiếu được tự thể của mình, biết rằng mình là bản thể của sự sống, chỉ chuyển biến chứ không có sinh diệt, tất ta vượt thoát khỏi sự sợ hãi về sinh diệt. Và chúng ta sẽ bằng lòng với bất cứ hình thức nào mà mình sẽ tiếp nhận sau này. Sự quán chiếu đó, ta có thể thực hiện được. Nếu không học Bát Nhã Tâm Kinh, không học quán chiếu theo đạo Phật, ta không thấy được sự diễn biến của các hiện tượng trong vũ trụ. Quán được như vậy ta sẽ thoát ra khỏi sinh tử, ta sẽ có một nụ cười, sẽ vượt ra cái mà ta gọi là sự sợ hãi.

Sự sợ hãi là gánh nặng đè trĩu lên kiếp người chúng ta từ lúc sơ sinh đến khi nhắm mắt. Đức Quán Thế Âm hiến tặng chúng ta kinh này với mục đích giúp chúng ta vượt thoát sự sợ hãi, sự sợ hãi sinh tử. Quán về nhân duyên sinh, ta có thể vượt thoát mọi khổ đau của sự sống.

Bây giờ mời đọc giả đọc đoạn Kinh tiếp theo

Tam thế chư Phật, y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Dịch nghĩa Việt

Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.

Đoạn Kinh này khẳng định các đức Phật thành đạo ở ba đời cũng chỉ nhờ phương pháp quán sát trí tuệ Bát Nhã này mà thôi, chứ không nhờ phương pháp nào nữa.

Mời bạn  đọc tiếp đoạn Kinh sau:

Cố tri Bát nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Nghĩa Việt của đoạn Kinh 

Cho nên phải biết rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.

Chú, tiếng Phạn là Dharani, có nghĩa một câu nói thoát ra trong trạng thái hết sức vững chãi. Thân, tâm và ngôn ngữ hoà hợp lại trong một định lực thật lớn, một câu nói có thể thay đổi được hoàn cảnh thì gọi là linh chú.

Khi bạn quán chiếu vào điều gì, bạn sẽ nắm bắt chúng rõ ràng như giữ trái cam trong tay. Bồ Tát Quán Thế Âm khi quán chiếu năm uẩn, ngài nhìn thấy bản chất của tương tức  của năm uẩn và ngài đã vượt qua mọi nỗi đau. Bồ Tát Quán Thế Âm đã hoàn toàn được giải thoát. Đó là trạng thái thiền định, an lạc, giải thoát, vì vậy mà Bồ Tát Quán Thế Âm  thốt ra một điều quan trọng. Đó là lý do tại sao Bồ Tát Quán Thế Âm  nói ra câu thần chú.

Mời bạn  đọc tiếp đoạn Kinh sau:

Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Dịch nghĩa Việt của đoạn Kinh này 

Cho nên khi nói đến Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức là phải nói câu chú:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Thần chú Quán Thế Âm là "Gate Gate paragate parasamgate bodhi svaha". Đọc theo âm hán là yết đế, yết đế, ba la yết đế, bồ đề tát sa va.  Gate Gate: có nghĩa là qua rồi. Paragate: qua bên kia rồi. Parasamgate: tất cả vượt qua bên kia rồi. Bodhi: tỉnh thức. Svaha: tiếng reo gọi vui mừng có năng lực thúc đẩy, tương đương với tiếng chào mừng hoặc hò dô ta của mình vậy.

Khi bạn lắng nghe thần chú này, bạn nên chú ý, tập trung, từ đó bạn mới có thể nhận được năng lượng từ Bồ Tát Quán Thế Âm. Bản kinh này không chỉ sử dụng để đọc tụng. Mà Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật được xem là một công cụ Bồ Tát Quán Thế Âm ban cho phật tử để thực hiện sự giải thoát cho bản thân và cho tất cả chúng sinh. Nó giống cái cày, cái cái bừa ban cho người nông dân.

Trong đạo Phật có ba loại bố thí. Bố thí thứ nhất là bố thí vật. Thứ hai là bố thí trí tuệ, hay còn gọi là Pháp thí. Thứ ba, là loại bố thí cao nhất, vô úy thí. Quán Thế Âm Bồ Tát là vị bố thí cho chúng ta loại Vô úy thí, giúp chúng ta tự giải phóng khỏi nỗi sợ hãi. Đây là tâm  Bát nhã.

Tâm Kinh Bát nhã cho phật tử một nền tảng vững chắc vô úy thí, thực hành an lạc cho bản thân, vượt qua nỗi sợ hãi của sinh tử. Trong ánh sáng của tánh không, tất cả mọi vật đều có liên hệ với nhau, mỗi vật đều có trách nhiệm với mọi điều xảy ra trong cuộc sống. Nụ cười bạn đang nở trên môi, nó không những làm cho bản thân bạn an lạc mà những người xung quanh bạn cũng an lạc, cả thế giới cũng an lạc. Phật tử khi hồi hướng đều đọc câu nguyện cho thế giới hòa bình, cho chúng sanh an lạc. Nếu bạn không an lạc, không nở nổi nụ cười thân bạn không an lạc hòa bình thì làm sao bạn làm cho mọi người xung quanh nở nụ cười và an lạc được. 

Mỗi hơi thở, mỗi bước đi, mỗi hành động, mỗi nụ cười, đều có đóng góp tích cực cho sự sống an lạc của bạn và của cộng đồng. Cho nên bạn phải sống một cuộc sống có ý nghĩa ngay trong hiện tại, ngay trong phút giây này.

Cảm ơn bạn đã đọc chú giải Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa.   
 
Ngày 03 tháng 12 năm 2014            

Hoàng Phước Đại (Đồng An)  
--
http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201412/Chu-giai-Tam-Kinh-Ba-t-Nha-Ba-La-Ma-t-da-16510/

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Khoe manh

Ai ơi nhớ lấy 1 điều
Thân thể khỏa mạnh thấn kinh vững vàng