Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Trở Thành Giàu

Hiền Thục


V. Phẩm Vua Munda
(I) (41) Trở Thành Giàu


1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi gia chủ Anàthapindika
đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ
Anàthapindika đang ngồi một bên:

2. - Này Gia chủ, có năm lý do này để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm?
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay,
kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp; tự làm mình an lạc, hoan hỷ và chơn chánh
duy trì sự an lạc; làm cho mẹ cha an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc; làm cho vợ con, người
phục vụ, các người làm công được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là lý do thứ nhất
để gây dựng tài sản.

3. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay,
kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp. Vị ấy làm cho bạn bè thân hữu an lạc, hoan
hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là lý do thứ hai để gầy dựng tài sản.

4. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay,
kiếm được do đổ mổ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp. Các tai họa từ lửa, từ nước, từ vua, từ ăn
trộm, từ kẻ thù hay từ các người thừa tự được chận đứng, và vị ấy giữ tài sản được an toàn cho vị ấy.
Ðây là lý do thứ ba để gầy dựng tài sản.

5. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay,
kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp, có thể làm năm hiến cúng. Hiến cúng cho bà
con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho hương linh đã chết (peta), hiến cúng cho vua, hiến cúng cho
chư Thiên. Ðây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản.

6. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay,
kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp, đối với các Sa-môn, Bà-la-môn nào ly kiêu
mạn, ly phóng dật, an trú nhẫn nhục, nhu hòa, nhiếp phục tự mình, an tịnh tự mình, làm lắng dịu tự
mình, đối với những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy vị ấy tổ chức sự cúng dường tối thượng, đưa đến cảnh
giới chư Thiên, được quả dị thục, đưa đến cõi trời. Ðây là lý do thứ năm để gầy dựng tài sản.
Này Gia chủ, có năm lý do này để gầy dựng tài sản.

7. Này Gia chủ, đối với vị Thánh đệ tử gầy dựng tài sản với năm lý do này, khi tài sản đi đến hoại diệt,
vị ấy suy nghĩ như sau: “Các tài sản do những lý do để gầy dựng, ta đã gầy dựng chúng. Nay các tài sản
ấy của ta đi đến hoại diệt”, vị ấy không có hối hận. Này Gia chủ, đối với vị Thánh đệ gầy dựng tài sản
với năm lý do này, nếu tài sản ấy đi đến tăng trưởng, vị ấy suy nghĩ như sau: “Các tài sản do những lý
do gầy dựng, ta đã gầy dựng chúng. Nay các tài sản ấy của ta đi đến tăng trưởng”. Như vậy, cả hai
phương diện, vị ấy không có hối hận.

Tài sản được thọ hưởng,
Gia nhân được nuôi dưỡng,
Chính nhờ các tài sản,
Do ta tránh tai họa.
Là cúng dường tối thượng,
Làm năm loại hiến vật,
Dành cho bậc trì giới
Bậc tự điều, Phạm hạnh.
Mục đích gì bậc Trí,
Trú nhà, cầu tài sản,
Mục đích ấy ta đạt,
Ðược làm không hối hận.
Người nào nhớ nghĩ vậy,
An trú trên Thánh pháp,
Ðời này được tán thán,
Ðời sau được hoan hỉ,
Trên cảnh giới chư Thiên.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

einstein/ dao phat

Albert Einstein Zitate über den Buddhismus


1) "Der Buddhismus hat die Eigenschaften, was in eine kosmische Religion für die Zukunft zu erwarten ist: Sie geht über einen persönlichen Gott, vermeidet Dogmen und Theologie; Es umfasst sowohl die natürliche als auch geistig, und es ist auf einem religiösen Sinn angeh von den Erfahrungen aller Dinge, von Natur und Spiritualität, als sinnvolle Einheit basiert.
2) "Wenn es eine Religion, die mit modernen wissenschaftlichen Anforderungen wäre Buddhismus zu bewältigen wäre.
3) "Ein Mensch ist ein Teil des Ganzen, das wir als" Universe "; ein Teil begrenzt in Zeit und Raum. Er erlebt sich selbst, seine Gedanken und Gefühle als etwas getrennt vom Rest - eine Art optische Täuschung seines Bewusstseins. Diese Täuschung ist eine Art Gefängnis für uns, beschränken uns auf unsere persönlichen Wünsche und Zuneigung für einige Personen nächst uns.
4) Unsere Aufgabe muss es sein, uns aus diesem Gefängnis durch Ausweitung unseres Kreises von Mitgefühl für alle Lebewesen und die ganze Natur in ihrer Schönheit zu umarmen zu befreien. Niemand ist in der Lage, diese vollständig zu erreichen, aber das Streben nach solchen Leistung ist, in sich selbst, ein Teil der Befreiung und eine Grundlage für innere Sicherheit. "
5) Die Religion der Zukunft wird eine kosmische Religion. Es sollte persönlichen Gott zu überwinden und Dogma und Theologie zu vermeiden. Die sowohl die natürliche und die geistliche, sollte es auf einem religiösen Sinn, die aus der Erfahrung der Dinge von Natur und Spiritualität als eine sinnvolle Einheit basieren. Buddhismus beantwortet diese Beschreibung. Wenn es eine Religion, die mit modernen wissenschaftlichen Anforderungen wäre Buddhismus bewältigen konnte. (Albert Einstein)
6) "Zu den Gründern der Religionen in dieser Welt, ich respektiere nur ein Mann - der Buddha. Der Hauptgrund war, dass der Buddha nicht Aussagen über die Entstehung der Welt. Der Buddha war der einzige Lehrer, der die wahre Natur der Welt realisiert. "(Bertrand Russell)
7) "Ein Mensch ist ein Teil des Ganzen, das wir als" Universe "; ein Teil begrenzt in Zeit und Raum. Er erlebt sich selbst, seine Gedanken und Gefühle als etwas getrennt vom Rest - eine Art optische Täuschung seines Bewusstseins. Diese Täuschung ist eine Art Gefängnis für uns, beschränken uns auf unsere persönlichen Wünsche und Zuneigung für einige Personen nächst uns. Unsere Aufgabe muss es sein, uns aus diesem Gefängnis durch Ausweitung unseres Kreises von Mitgefühl für alle Lebewesen und die ganze Natur in ihrer Schönheit zu umarmen zu befreien. Niemand ist in der Lage, diese vollständig zu erreichen, aber das Streben nach solchen Leistung ist, in sich selbst, ein Teil der Befreiung und eine Grundlage für innere Sicherheit. "
--
http://www.bbncommunity.com/einstein-on-buddhism/ 
http://www.bbncommunity.com/einstein-on-buddhism-part-2/ 

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Ajahn Brahmavamso


VINAYA
What the Buddha said about eating meat
Ajahn Brahmavamso

Since the very beginning of Buddhism over 2500 years ago, Buddhist monks and nuns have depended on almsfood. They were, and still are, prohibited from growing their own food, storing their own provisions or cooking their own meals. Instead, every morning they would make their day's meal out of whatever was freely given to them by lay supporters. Whether it was rich food or coarse food, delicious or awful tasting it was to be accepted with gratitude and eaten regarding it as medicine. The Buddha laid down several rules forbidding monks from asking for the food that they liked. As a result, they would receive just the sort of meals that ordinary people ate - and that was often meat.

Once, a rich and influential general by the name of Siha (meaning 'Lion') went to visit the Buddha. Siha had been a famous lay supporter of the Jain monks but he was so impressed and inspired by the Teachings he heard from the Buddha that he took refuge in the Triple Gem (i.e. he became a Buddhist). General Siha then invited the Buddha, together with the large number of monks accompanying Him, to a meal at his house in the city the following morning. In preparation for the meal, Siha told one of his servants to buy some meat from the market for the feast. When the Jain monks heard of their erstwhile patron's conversion to Buddhism and the meal that he was preparing for the Buddha and the monks, they were somewhat peeved:


"Now at the time many Niganthas (Jain monks), waving their arms, were moaning from carriage road to carriage road, from cross road to cross road in the city: 'Today a fat beast, killed by Siha the general, is made into a meal for the recluse Gotama (the Buddha), the recluse Gotama makes use of this meat knowing that it was killed on purpose for him, that the deed was done for his sake'..." [1].

Siha was making the ethical distinction between buying meat already prepared for sale and ordering a certain animal to be killed, a distinction which is not obvious to many westerners but which recurs throughout the Buddha's own teachings. Then, to clarify the position on meat eating to the monks, the Buddha said:


"Monks, I allow you fish and meat that are quite pure in three respects: if they are not seen, heard or suspected to have been killed on purpose for a monk. But, you should not knowingly make use of meat killed on purpose for you." [2]

There are many places in the Buddhist scriptures which tell of the Buddha and his monks being offered meat and eating it. One of the most interesting of these passages occurs in the introductory story to a totally unrelated rule (Nissaggiya Pacittiya 5) and the observation that the meat is purely incidental to the main theme of the story emphasizes the authenticity of the passage:

Uppalavanna (meaning 'she of the lotus-like complexion') was one of the two chief female disciples of the Buddha. She was ordained as a nun while still a young woman and soon became fully enlightened. As well as being an arahant (enlightened) she also possessed various psychic powers to the extent that the Buddha declared her to be foremost among all the women in this field. Once, while Uppalavanna was meditating alone in the afternoon in the 'Blind-Men's Grove', a secluded forest outside of the city of Savatthi, some thieves passed by. The thieves had just stolen a cow, butchered it and were escaping with the meat. Seeing the composed and serene nun, the chief of the thieves quickly put some of the meat in a leaf-bag and left it for her. Uppalavanna picked up the meat and resolved to give it to the Buddha. Early next morning, having had the meat prepared, she rose into the air and flew to where the Buddha was staying, in the Bamboo Grove outside of Rajagaha, over 200 kilometres as the crow (or nun?) flies! Though there is no specific mention of the Buddha actually consuming this meat, obviously a nun of such high attainments would certainly have known what the Buddha ate.

However there are some meats which are specifically prohibited for monks to eat: human meat, for obvious reasons; meat from elephants and horses as these were then considered royal animals; dog meat - as this was considered by ordinary people to be disgusting; and meat from snakes, lions, tigers, panthers, bears and hyenas - because one who had just eaten the flesh of such dangerous jungle animals was thought to give forth such a smell as to draw forth revenge from the same species!

Towards the end of the Buddha's life, his cousin Devadatta attempted to usurp the leadership of the Order of monks. In order to win support from other monks, Devadatta tried to be more strict than the Buddha and show Him up as indulgent. Devadatta proposed to the Buddha that all the monks should henceforth be vegetarians. The Buddha refused and repeated once again the regulation that he had established years before, that monks and nuns may eat fish or meat as long as it is not from an animal whose meat is specifically forbidden, and as long as they had no reason to believe that the animal was slaughtered specifically for them.

The Vinaya, then, is quite clear on this matter. Monks and nuns may eat meat. Even the Buddha ate meat. Unfortunately, meat eating is often seen by westerners as an indulgence on the part of the monks. Nothing could be further from the truth - I was a strict vegetarian for three years before I became a monk. In my first years as a monk in North-East Thailand, when I bravely faced many a meal of sticky rice and boiled frog (the whole body bones and all), or rubbery snails, red-ant curry or fried grasshoppers - I would have given ANYTHING to be a vegetarian again! On my first Christmas in N.E. Thailand an American came to visit the monastery a week or so before the 25th. It seemed too good to be true, he had a turkey farm and yes, he quickly understood how we lived and promised us a turkey for Christmas. He said that he would choose a nice fat one especially for us... and my heart sank. We cannot accept meat knowing it was killed especially for monks. We refused his offer. So I had to settle for part of the villager's meal - frogs again.

Monks may not exercise choice when it comes to food and that is much harder than being a vegetarian. Nonetheless, we may encourage vegetarianism and if our lay supporters brought only vegetarian food and no meat, well... monks may not complain either! May you take the hint and be kind to animals./.

References:


[1] Book of the Discipline, Vol. 4, p. 324
[2] ibid, p. 325


Ajahn Brahmavamso
(Newsletter, April-June 1990, Buddhist Society of Western Australia.)

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Nakulapità



A. Năm Mươi Kinh Căn Bản


I. Phẩm Nakulapità


I. Nakulapità (Tạp, 5.5 Trưởng Giả, Ðại 2,33a) (Tăng 13.4, Ðại 2,573a) (S.iii,1)


1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhayga, tại núi Cá Sấu, rừng Bhesaka, vườn Nai.

2) Rồi gia chủ Nakulapità đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Nakulapità bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bịnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các vị Tỷ-kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giảng dạy cho con! Nhờ vậy, con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

4) -- Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bịnh hoạn, ốm đau, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: "Dầu cho thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh". Như vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập.

5) Rồi gia chủ Nakulapità sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi ngồi xuống một bên.

6) Tôn giả Sàriputta nói với gia chủ Nakulapità đang ngồi một bên:

-- Này Gia chủ, tịch tịnh là các căn của Gia chủ; thanh tịnh và trong sáng là sắc diện của Gia chủ. Có phải hôm nay Gia chủ đối diện với Thế Tôn, được nghe pháp thoại?

-- Làm sao không thể như vậy được, thưa Tôn giả? Hôm nay, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại!

-- Như thế nào, này Gia chủ, Gia chủ được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại?

7) -- Ở đây, thưa Tôn giả, con đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thưa Tôn giả, con bạch Thế Tôn:

"-- Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bịnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các Tỷ-kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giảng dạy cho con! Nhờ vậy con được hạnh phúc, an lạc lâu dài!"

Ðược nghe nói vậy, thưa Tôn giả, Thế Tôn nói với con:

"-- Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bịnh hoạn, ốm yếu, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: 'Dầu thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh!"

Như vậy, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại.

8) -- Nhưng này Gia chủ, Gia chủ có hỏi thêm Thế Tôn như sau: "Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thân bị bịnh và tâm cũng bị bịnh? Cho đến như thế nào là thân bị bịnh, nhưng tâm không bị bịnh không?"

9) -- Thưa Tôn giả, con có thể đi đến thật xa để nghe tận mặt Tôn giả Sàriputta ý nghĩa của lời nói này. Lành thay, nếu được Tôn giả Sàriputta giải thích ý nghĩa của lời nói này!

10) -- Vậy này Gia chủ, hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, Tôn giả.

Gia chủ Nakulapità vâng đáp Tôn giả Sàriputta.

11) Tôn giả Sàriputta nói như sau:

-- Thế nào, này Gia chủ, là thân bịnh và tâm bịnh?

12) Ở đây, này Gia chủ, có kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta". Do bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta." khi sắc biến hoại, đổi khác; do sắc biến hoại, đổi khác, nên vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

13) Vị ấy quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta". Do bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta" khi thọ biến hoại, đổi khác; nên do thọ biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

14) Vị ấy quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta". Do bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta" khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên do tưởng biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

15) Vị ấy quán các hành như là tự ngã hay tự ngã như là có các hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta". Do bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta" khi các hành biến hoại, đổi khác; do các hành biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

16) Vị ấy quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta" khi thức biến hoại, đổi khác; nên do thức biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

17) Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh và tâm có bịnh.

18) Thế nào, này Gia chủ, là thân có bịnh nhưng tâm không có bịnh?

19) Ở đây, này Gia chủ, vị đa văn Thánh đệ tử hiểu rõ các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, hiểu rõ các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy không bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta" khi sắc biến hoại, đổi khác; nên không do sắc biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

20) Không quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta" khi thọ biến hoại, đổi khác; nên không do thọ biến hoại, đổi khác, mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

21) Không quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy không bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta" khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên không do tưởng biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

22) Không quán các hành như là tự ngã, hay tự ngã như là có hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy không bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta" khi các hành biến hoại, đổi khác; nên không do các hành biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

23) Không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy không bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta" khi thức biến hoại, đổi khác; nên không do thức biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

24) Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh, nhưng tâm không có bịnh.

25) Tôn giả Sàriputta thuyết như vậy, gia chủ Nakulapità hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sàriputta thuyết.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Nghi thức Bố tát

Nghi thức Bố tát - Thuyết giới (Tuệ Quang)
Thuyết giới là một phương pháp giáo dục trường kỳ, để tự mình kiểm điểm lỗi lầm trong nửa tháng theo tinh thần tự giác tự nguyện. Nghe đọc từng giới điều, và soát xét lại việc hành trì giới luật của mình, thì thành tâm phát lộ sám hối, từ đó nỗ lực tiến tu luôn luôn...
PHẦN I
DUYÊN KHỞI - ĐỊNH NGHĨA - MỤC ĐÍCH CỦA LỄ BỐ TÁT
1.1. Duyên khởi
Về duyên khởi của lễ Bố tát, theo Luật Tứ Phần: Khi Đức Phật trú tại thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà, tại đây có các nhóm Phạm Chí ngoại đạo cùng nhau tập họp về một chỗ để cùng giảng đạo và thụ dụng sự cúng dàng của các đệ tử tại gia. Họ sinh hoạt trong những ngày ấy rất thân mật. Vua Ba Tư Nặc thấy các nhóm ngoại đạo sinh hoạt như vậy bèn nghĩ rằng, nếu chúng Tỷ khiêu đệ tử Phật cũng tụ họp như vậy thì phúc lạc cho những người Phật tử tại gia biết bao! Sau đó nhà vua đã ngự đến chỗ Phật đang cư trú, trình bày suy nghĩ của mình, Đức Phật đã chấp nhận sự đề nghị đó bằng cách im lặng.
1.2. Định nghĩa
Tiếng Phạn là Upavasatha, tiếng Pali là Upoastha phiên âm là Bố sa tha, Bố sái tha, Bô sa tha, Bố tát, Bố tát đà bà. Nghĩa là Trưởng tịnh, trưởng dưỡng, cận trụ, cộng trụ, thuyết giớiNói chung, trong những ngày ấy, người tu tập sống đời phạm hạnh, trưởng dưỡng đạo tâm, tịnh trừ tam nghiệp, tập sống và làm hạnh của bậc thánh giả A la hán, với tinh thần thiểu dục tri túc.
Trong truyền thống Vệ đà, mỗi tháng thường có những ngày hiến tế lễ Soma. Trước đó một ngày chủ tế phải dọn mình bằng cách nhịn ăn, tiết chế các thứ dục lạc và vào trong nhà thờ lửa cầu nguyện. Do ý nghĩa này mà từ Uposatha được hiểu theo nghĩa bóng là “ngày kiêng cữ” hay nhịn ăn, nói theo Hán văn là “ngày trai nhật”. Tục lệ các ngày trai như vậy có trong nhiều tôn giáo và Đức Phật cũng đã vận dụng trong Tăng đoàn Phật giáo.
Trong Tăng đoàn Phật giáo, thành phần của chúng xuất gia có năm chúng: Tỷ khiêu, Tỷ khiêu ni, Thức soa ma na, Sa di, Sa di ni. Thực ra đến ngày Bố tát, mỗi chúng phải tụng giới của mình đã thụ. Nhưng thực tế ngày nay thường chỉ có chúng Tỷ khiêu và Tỷ khiêu ni thực hiện còn ba chúng kia tuỳ theo trụ xứ nào có điều kiện thì tổ chức cho họ làm phép trưởng tịnh nếu không thì có thể tuỳ nghi tụng giới của mình đã thụ trong những thời khoá tu tập.
Như trên đã nói, Đức Phật đã chấp nhận những ngày trai giới theo truyền thống  Vệ đà (Bà la môn giáo) nhưng chỉnh lý theo mục đích sinh hoạt của Tăng già. Trong những ngày ấy các Tỷ khiêu sống trong một cương giới đều phải tập họp một chỗ để thuyết giới. Từ đó lễ Bố tát trở thành phận sự của một Tỷ khiêu không thể thiếu được. Đến đây gốc Bố tát đã biến đổi, tức đối với đạo Phật, Bố tát cũng có nghĩa là thuyết giới và như thế bố tát đã trở thành từ của Phật giáo.
Về thời hạn của Bố tát các kinh luận có khác nhau: Trung a hàm q.14, Tăng nhất a hàm q.16 lấy 6 ngày trai trong tháng là mồng 8, 14, 15, 23, 29 và 30. Còn luật Tứ Phận thì lấy ngày mồng 1,14,15 làm lễ bố tát. Luận Đại Trí Độ lấy ngày mồng 1, 14, 16, 23, 29 làm ngày bố tát.
Thuyết giới đã trở thành truyền thống tu tập hết sức quan trọng trong sinh hoạt tăng đoàn. Phật giáo Bắc tông ngoài giới Thanh văn còn có giới Bồ tát. nếu Tỷ khiêu muốn hành đạo bồ tát, lợi ích chúng sinh một cách rộng rãi thì phát nguyện thụ trì giới bồ tát. Và như thế, ngoài thuyết giới thanh văn còn phải thuyết giới bồ tát.
1.3. Mục đích Bố tát
Bất cứ một việc làm nào cũng có mục đích của nó, nhất là việc làm đó của một đoàn thể có trí tuệ được hướng đạo bởi Đức Phật. Thuyết giới là một phương pháp giáo dục trường kỳ, để tự mình kiểm điểm lỗi lầm trong nửa tháng theo tinh thần tự giác tự nguyện. Nghe đọc từng giới điều, và soát xét lại việc hành trì giới luật của mình, thì thành tâm phát lộ sám hối, từ đó nỗ lực tiến tu luôn luôn. Muốn cho việc thuyết giới có hiệu quả, thì người tụng giới cho đại chúng nghe phải có phạm hạnh, hành trì giới luật đầy đủ, nhờ đó lời tụng mới có tác dụng đánh động đến tâm thức của người nghe, khiến họ phản tỉnh. Có đọc tụng giới bổn thì chúng ta mới nhớ được giới điều, mà đã thuộc lòng từng điều thì khi đối duyên xúc cảnh chúng ta mới ý thức rõ ràng làm thế nào thì sai trái, hành động ra sao thì đúng phép tắc. Nếu người đã đắc giới thể vô tác thì sẽ phản xạ một cách tự nhiên trước nguy cơ giới pháp có thể bị xâm phạm mà vượt thoát ác ma dễ dàng.
Chúng ta biết rằng, Tăng đoàn của Đức Phật được thiết lập trên nguyên tắc hoà hợp và dân chủ. Ba la đề mộc xoa là sợi dây ràng buộc các thành viên của cộng đồng Tăng lữ bằng kỷ luật tu đạo vào đời sống hoà hợp tập thể. Việc thuyết giới định kỳ là biểu hiện của đời sống ấy. Nơi trụ xứ của các Tỷ khiêu không hoà hợp thuyết giới thì được coi là bị chia rẽ do đó bản thể của Tỷ khiêu bị phá vỡ.

Vì vậy việc thuyết giới định kỳ có mục đích chủ yếu là duy trì sinh mạng của Tăng già theo tinh thần hoà hợp và thanh tịnh này là bổn phận không thể thiếu của mỗi vị Tỷ khiêu. Mỗi lần thuyết giới là cơ hội để chư Tăng kiểm điểm lại công phu tu tập, giữ gìn giới hạnh của mình, nếu có trái phạm thì phải thành tâm ra trước đại chúng để cầu sám hối.
Ban đầu chỉ là đọc bài kệ:
                  Chư ác mạc tác                            
                  Chúng thiện phụng hành              
                  Tự tịnh kỳ ý                                  
                  Thị chư Phật giáo.                       
Sau này, khi giới luật được hình thành thì ngày bố tát là ngày các Tỷ khiêu vân tập và tụng đọc toàn bộ giới bản.

PHẦN 2
TÁC PHÁP THUYẾT GIỚI
Đây là một sinh hoạt định kỳ mỗi tháng hai lần vô cùng quan trọng mà bất cứ một tỳ-kheo nào cũng  phải ý thức đầy đủ và hết sức cố gắng chấp hành. Thuyết giới đúng thực chất có khả năng duy trì sinh mạng của Tăng-già và làm cho Phật pháp cửu trụ. Tuỳ theo số tỳ-kheo tham dự mà có ba cách thuyết giới.
2.1. Các thể thức thuyết giới
          Thuyết giới theo truyền thống phải đọc thuộc lòng Giới bản. Công việc này do hàng Thượng toạ đảm nhiệm. Nếu Thượng toạ không thuộc, thì theo thứ tự từ trên xuống dưới, ai thuộc thì được cử làm người tụng giới. Khi tụng không được đọc theo giọng ca, tán mà phải đọc lớn, rõ ràng, không nhanh, không chậm để mọi người có thể nghe rõ mọi chi tiết. Các tỷ khiêu ngồi nghe phải chăm chú, không được tham thiền hay niệm Phật…
          Trong tác pháp thuyết giới có những điểm cần lưu ý sau đây:
          + Thứ nhất: Tăng phải hoà hợp và thanh tịnh
          Các tỷ khiêu phạm 4 ba la di (đối với tỳ kheo ni là 8), những người chưa thụ cụ túc hay đã thụ nhưng khi phát hiện bị 1 trong 13 trọng nạn (đối với tỳ kheo ni là 11, vì không có phá nội ngoại đạo và hoàng môn) thì phải đuổi ra khỏi giới trường.
          Nếu có sự tranh chấp giữa Tăng mà được  giải quyết thì phải tác phác yết ma đình chỉ tranh chấp, mới tiến hành tác pháp thuyết giới.
          Nếu có tỷ khiêu đang hành pháp phú tàng, thì sau khi kiểm điểm Tăng số xong, hay tác tiền phương tiện xong, thì vị Duy na gọi Tỷ khiêu này ra bạch với Tăng rằng mình đang hành pháp phú tàng. Bạch rồi cho ngồi đằng sau các tỷ khiêu khác mà nghe thuyết giới. Nếu còn tỷ khiêu vi phạm các giới điều khác thì phải sám hối đúng pháp cho thanh tịnh, mới được tham dự thuyết giới. Trong khi nghe thuyết giới mà nhớ tội đã phạm, thì nói với yyr khiêu bên cạnh hay tự tâm niệm rằng: Tôi tỷ khiêu …. phạm tội … chờ Tăng thuyết giới xong sẽ như pháp sám hối.
          + Thứ hai: Ngồi gần nhau
          Khoảng cách giữa hai người bằng một cánh tay, tức người này với tay thì chạm đến thân người kia. Cách ngồi này có ý nghĩa khi giới trường hẹp mà số ửy khiêu đến quá đông, có thể ngồi lan ra ngoài đường ranh của giới trường mà vẫn được coi như cùng một cương giới. Như vậy, giới trường rộng thì không bắt buộc phải ngồi như thế, nhưng phải ngồi như thế nào để nghe thuyết giới được rõ và nhìn được mỹ quan.
          + Thứ ba: Giới trường hay tiểu giới
          Đến giờ thuyết giới tất cả tỷ khiêu trong trụ xứ phải tập hợp về giới trường đã được kết giới. Ai không có mặt sẽ bị phạm tội biệt chúng (nếu không gửi dục). Trường hợp đang hành hoá mà đến ngày thuyết giới không đến một giới trường nào kịp, thì nhóm tỷ khiêu này phải tác pháp yết ma kết tiểu giới để thuyết giới. Trước khi ra đi phải giải tiểu giới.
          + Thứ tư: Túc số tỷ khiêu
          Tăng 5 người trở lên thì tác pháp có tiền phương tiện và có thể thực hiện đủ các tiết mục của lễ bố tát. Tăng gồm bốn vị tỷ khiêu thì chỉ làm pháp đơn bạch rồi thuyết giới. Tức không có họp Tăng vấn hoà, thuyết dục, sai giáo thụ … vì không đủ người. Nếu chỉ có hai, ba tỷ khiêu thì đối thủ thuyết giới. Tỷ khiêu ở một mình thì tâm niệm thuyết giới. Như thế đã là một tỷ khiêu hay tỷ khiêu ni thì ở trong hoàn cảnh nào cũng phải thuyết giới. Hơn nữa, đã ở chung trong một cương giới, thì không nên tâm niệm thuyết giới, vì như thế là biểu hiện Tăng không hoà hợp.
          + Thứ năm: Thuyết giới tóm lược
          Trong khi thuyết giới mà có tám tai nạn, hay các nhân duyên như đại chúng đông, chỗ ngồi ít, chỗ thuyết giới có mái che không kín gặp lúc trời mưa, thuyết giới đêm đã khuya …có những nạn duyên như thế, thì tuỳ thời gian nhiều ít mà thuyết giới tóm lược khác nhau. Theo luật Tứ phần 36, tr. 823b có tất cả năm thể thức thuyết giới - một cách thuyết đầy đủ và bốn cách thuyết tóm lược:
          - Chỉ có bài tựa Giới kinh, rồi nói tóm lược:
          Thưa các Đại đức, tôi đã thuyết xong bài tựa Giới kinh. Còn lại 4 pháp ba-la-di; 13 pháp Tăng tàn; 2 pháp bất định; 30 pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề; 90 pháp ba-dật-đề; 4 pháp ba-la-đề-đề-xá-ni; 100 pháp chúng học và 7 pháp diệt tránh như Tăng thường nghe.
          - Nói từ bài tựa Giới kinh đến 4 ba la di rồi nói tóm lược:
          Thưa các Đại đức, tôi đã thuyết xong bài tựa Giới kinh, đã thuyết xong 4 pháp ba-la-di. Còn lại 30 pháp Tăng tàn … như Tăng thường nghe.
          - Nói từ bài tựa Giới kinh đến 13 Tăng tàn, rồi nói tóm lược như trên.
          - Nói từ bài tựa Giới kinh đến 2 pháp bất định, rồi nói tóm lược như trên.
          - Nói chi tiết: Nói từ đầu đến cuối, đầy đủ các phần của Giới kinh.
Nhưng theo Yết ma chỉ nam: có tất cả 6 cách thuyết giới tóm lược. Ngoài bốn cách tóm lược nói trên, còn thêm hai cách:
+ Nói từ bài tựa giới Giới kinh đến 30 pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
          + Nói từ bài tựa Giới kinh đến 90 pháp ba-dật-đề.
Ngoài cách tóm lược bằng cách nêu danh mục các phần còn lại, cũng có thể nêu tên của từng giới điều, hay tóm lược bằng một câu: Còn lại các pháp như Tăng thường nghe.
          Theo luật Tăng kỳ, nếu nạn duyên đến quá gấp, lược thuyết cũng không đủ thì giờ, thì có thể nói: Bạch chư Đại đức, hôm nay là ngày 14 (hay 15) nửa tháng trăng sáng (hay tối) bố tát, mỗi người nên giữ thân khẩu ý thanh tịnh, cẩn thận chớ buông lung, rồi giải tán.
          Thuyết giới tóm lược thực chất là sự bất đắc dĩ, vì vậy không nên dựa vào điều Phật cho phép mà tuỳ tiện thay đổi.
          2.2. Tác pháp thuyết giới
          Đến giờ thuyết giới, khi nghe hiệu kiền chuỳ, tất cả các tỷ khiêu và sa di cùng tập họp về Tổ đường. Lễ Tổ xong, vào chính điện lễ Phật, rồi an toạ trong giới trường.
          + Kiểm Tăng số (hành xá la)
          Đây là một nghi thức trong lễ bố tát. Trước khi chính thức làm lễ bố tát, chư tăng yết ma sai người hành xá la (kiểm số chúng). Theo luật quy định, khi bố tát vị được Tăng sai kiểm số chúng phải làm nhiệm vụ phát và đếm thẻ để biết số chúng tỷ khiêu có mặt. Ngày nay việc kiểm số chúng vẫn duy trì nhưng chỉ tác bạch trước Tăng mà không còn làm nghi thức phát thẻ như trước nữa.
+ Văn sai người hành xá la
Thượng toạ bạch:
- Đại đức tăng xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với tăng, tăng chấp thuận nay sai tỷ khiêu…vì tăng hành xá la. Xin bạch như thế.
Hỏi: Tác bạch có thành không?
Đáp: Thành (cả chúng đều đáp).
- Đại đức tăng xin lắng nghe. Tăng nay sai tỷ khiêu…vì tăng hành xá la. Các đại đức nào chấp thuận Tăng sai tỷ khiêu.. vì tăng hành xá la thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói lên.
Hỏi: Yết ma có thành không?
Đáp: (đại chúng đều đáp) Thành.
- Tăng đã chấp thuận sai tỷ khiêu…hành xá la, vì im lặng. Việc này là như thế xin liễu tri.
+ Cách bạch hành xá la
- Kính bạch đại đức tăng. nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, tăng chấp thuận cho co tỷ khiêu… vì tăng hành xá la. Đây là lời tác bạch.
(Sau đó đi phát thẻ cho từng vị tỷ khiêu, và một vị tỷ khiêu khác bưng khay theo sau để thu thẻ lại và đem ra ngoài đếm).
Ngày nay việc kiểm số tăng chỉ cần hỏi người chấp sự của tăng sau khi kiểm tăng số rồi trình báo cho Tăng biết. Văn tác bạch như sau:
- Kính bạch đại đức tăng. hôm nay ngày 14 (hay 15) nửa tháng trăng sáng (hay tối) chúng tăng thuyết giới. Tôi đã kiểm tăng số gồm…sa di và…tỷ khiêu.
          + Đọc kệ tán hương và kệ khai luật tạng
- Lô hương sạ nhiệt…vv…
- Nam mô khai luật tạng bồ tát ma ha tát (3 lần)
          + Thuyết giới cho sa-di
Duy na: Các vị sa di thứ đệ tiến đường.
Lúc này vị thượng toạ chỉ giáo cho các vị sa di về ý nghĩa, mục đích xuất gia và nhắc nhở các vị nếu có lỗi lầm thì đối trước Tam bảo thành tâm sám hối. Sau đó đọc 10 giới của sa di và hỏi trong chúng có ai phạm tội không. Nếu không có ai phạm thì thầy Duy na khuyến tấn và nhắc nhở chớ có buông lung.
Các vị sa di đồng thanh nói: Y giáo phụng hành. Sau đó lần lượt lễ tạ rồi đi ra ngoài.
- Thuyết giới Tỷ khiêu:
+ Đọc kệ tán khởi

                             Cúi đầu lễ chư Phật

                             Tôn Pháp tỷ khiêu  Tăng
                            
                             Như Lai lập cấm giới
                             Nửa tháng thuyết một lần.
          2.3. Yết ma thuyết giới
          + Tiền phương tiện:
Thượng toạ Yết ma hỏi:
          - Tăng đã họp chưa?
Duy na đáp:
          - Tăng đã họp.
          - Hoà hợp không?
          - Hoà hợp.
          - Người chưa thụ giới cụ túc đã ra chưa?
          - Đã ra.
          - Các tỷ khiêu không đến có gửi dục và thanh tịnh không?
            Nếu không thì đáp:
          - Không.
Nếu có, người nhận dục bước ra, lễ Tăng và bạch:
          Bạch Đại đức Tăng, con có nhận dục và thanh tịnh của tỳ-kheo… Tăng sự như pháp, tỳ kheo ấy xin gởi dục và thanh tịnh.
          - Thiện
          - Nhĩ.
          Ngày nay việc gởi dục chỉ thực hiện trên hình thức. Bởi lẽ người gởi dục nhiều khi gởi qua trung gian, rồi ghi vào danh sách các tỳ kheo gởi dục một cách quá dễ dãi. Cho nên người thuyết dục nhiều khi không biết rõ tình hình của người gởi dục. Việc làm này có phần tuỳ tiện mà không đúng thực chất. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để mọi tỳ kheo ý thức tầm quan trọng của việc thuyết giới  mà tham gia đầy đủ. Đó là trách nhiệm của các vị lãnh đạo Tăng già.
          + Sai người giáo thụ cho ni
          Tuỳ theo Ni trực tiếp thỉnh giáo giới hay nhờ chấp sự của Tăng thỉnh hộ  mà có hai cách sai người giáo thọ cho Ni chúng.
          - Tỷ khiêu ni nhờ chấp sự của Tăng thỉnh hộ
          Thượng toạ hỏi:
          - Có ai sai Tỷ khiêu ni đến thỉnh giáo giới không?
          Nếu có thì người thọ chúc (tức tỷ khiêu chấp sự của Tăng nhận lời tỷ khiêu ni được sai, thỉnh giáo giới hộ) bước ra lễ Tăng và bạch:
          Kính bạch Đại đức Tăng, các tỷ khiêu ni ở chùa () thanh tịnh  và hoà hợp, đỉnh lễ Tăng cầu thỉnh Giáo thụ sư. (nói ba lần)
          Thượng toạ hỏi trong Tăng có ai đảm nhận việc giáo thọ cho Ni hay không. Nếu không có tỷ khiêu nào, Thượng toạ nói với Tỷ khiêu nhận thỉnh giáo giới hộ:
          Nay đã thỉnh khắp trong Tăng mà không có ai đảm nhiệm việc giáo thọ cho Ni. Nếu sau này Ni chúng sai người trở lại, thì Đại đức chuyển lời giáo thọ vắn tắt của Tăng, rằng Tăng giáo sắc tỳ kheo ni hãy tinh cần hành đạo, cẩn thận chớ buông lung.
          Tỷ khiêu nhận thỉnh giáo giới hộ đáp:
          Y giáo phụng hành.
          Sau đó khi các Tỷ khiêu  ni thọ sai trở lại, thì tỳ kheo nhận thỉnh giáo giới hộ chuyển lời giáo giới của Tăng đến Ni chúng như sau:
          Hôm qua (hay hôm nay) tôi đã vì Ni chúng thỉnh Giáo thụ sư, mà trong Tăng không có ai đảm nhận. Nhưng Tăng có lời giáo giới vắn tắt cho Ni chúng rằng: Ni chúng hãy tinh cần hành đạo, như luật mà hành trì, cẩn thận chớ buông lung.
          Tỷ khiêu ni được sai đáp:
          Y  giáo phụng hành.
          Trái lại, nếu có Tỷ khiêu đảm nhận giáo giới Ni chúng, sau khi Tăng đã yết ma sai người giáo thụ cho Ni, thì vị nhận thỉnh giáo giới hộ đến Tỷ khiêu được Tăng sai bạch rằng:
          Đại đức đã từ bi chấp thuận giáo giới cho Ni chúng. Xin Đại đức ấn định thời gian, để tôi báo lại cho Ni chúng biết hầu tiện việc đón tiếp.
          Tỷ khiêu được Tăng sai nói rõ ngày giờ, nhưng phải tránh những ngày mà bên chùa Ni có tổ chức thọ bát quan trai hay thuyết giới … Nói chung ngày nào thuận tiện cho cả hai bên.
          - Nếu Ni trực tiếp thỉnh cho gọi vào
          Các Tỷ khiêu ni được sai đỉnh lễ Tăng ba lạy, quỳ bạch:
          Kính bạch Đại đức Tăng, Tỷ khiêu ni Tăng ở chùa thanh tịnh hòa hợp. Tăng sai Tỷ khiêu ni chúng con () đến trước đại Tăng, đỉnh lễ Tăng cầu thỉnh một vị Giáo thụ cho Ni. Ngưỡng mong Tăng vì Ni chúng giáo giới. Từ mẫn cố. (nói ba lần)
          Nếu không có Tỷ khiêu nào đảm nhận việc giáo thọ cho Ni, thì Thượng toạ nói với các Tỷ khiêu ni được sai:
          Nay lần lượt thỉnh cầu khắp trong Tăng từ trên xuống dưới, nhưng không ai đảm nhận việc giáo thụ cho Ni. Nhưng Tăng có giáo sắc rằng, Ni chúng hãy y luật hành trì, cẩn thận chớ buông lung.
          Các Ni được sai đáp:
          Y giáo phụng hành.
          Nếu  trong Tăng từng có tỳ kheo được sai, thì Thượng toạ trực tiếp gọi tên:
          Thượng toạ nên đi giáo thọ.
          Hoặc người được sai nhiều, thì Thượng toạ trên toà lần lượt bảo đi giáo thọ. Nếu Ni thỉnh đích danh người nào, thì chỉ sai người ấy đi.
          Văn sai người giáo thọ cho Ni:
          Kính bạch Đại đức Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sai tỳ-kheo đi giáo thọ cho tỳ-kheo-ni. Xin bạch như thế.
          Hỏi: Tác bạch có thành không?
          Đáp: Thành. (cả chúng đều đáp)
          Bạch tiếp:
          Kính bạch Đại đức Tăng. Tăng sai Tỷ khiêu đi giáo thụ cho Ni. Đại đức nào chấp thuận Tăng sai Tỷ khiêu đi giáo thụ cho Ni thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói lên.
          Hỏi: Tác bạch có thành không?
          Đáp: Thành. (cả chúng đều đáp)
          Nói tiếp:
          Tăng đã bằng lòng sai tỳ-kheo … đi giáo thọ cho Tỷ khiêu ni, vì im lặng. Việc này là như thế, xin liễu tri.
          Các Tỷ khiêu ni được sai đến trước Tỷ khiêu được cử đi giáo thọ, chấp tay hỏi rằng:
          Đại đức từ bi tế độ, đã nhận đi giáo thụ cho Tỷ khiêu ni. Vậy xin ấn định ngày giờ đến chùa Ni và chỉ bảo, để thuận tiện việc đón rước. (nói một lần)
          Sau khi các Ni được sai đỉnh lễ Tăng và ra khỏi giới trường, Thượng toạ hỏi tiếp:
          - Tăng nay hoà hợp để làm gì?
          - Yết ma thuyết giới.
          Đến đây nếu có Tỷ khiêu đang hành pháp phú tàng thì vị Duy na gọi Tỷ khiêu  ấy ra đỉnh lễ Tăng, và bạch cho Tăng biết mình đang hành pháp phú tàng, rồi trở về chỗ của mình để nghe thuyết giới.
          + Đơn bạch  yết ma
          Thượng toạ bạch tiếp:
          Kính bạch Đại đức Tăng. Hôm nay là ngày 15 (hay 14) nửa tháng trăng sáng (hay tối) bố-tát, chúng Tăng thuyết giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay chấp thuận hoà hợp thuyết giới. Đây là lời tác bạch.
          + Chính thức thuyết giới.
          Thưa các Đại đức, nay đang là mùa (xuân). Mùa này có sáu kỳ (hoặc tám kỳ nếu có tháng nhuận) bố-tát. Trong nửa tháng này, một kỳ bố-tát đang đi qua, có ba kỳ bố-tát đã đi qua và còn hai kỳ bố-tát sắp đến. Mong các Đại đức ghi nhớ như vậy. Tuổi già và sự chết đang gần kề, Phật pháp sắp tàn diệt. Thưa các Đại đức, vì chí cầu đắc đạo, hãy nên nhứt tâm cần cầu tinh tấn. Vì sao vậy? Chư Phật do nhứt tâm cần cầu tinh tấn mà chứng đắc Vô thượng bồ-đề, huống nữa là các thiện pháp khác. Mỗi người trong lúc đang khoẻ mạnh, hãy nỗ lực tu thiện, sao lại không cần cầu, đâu thể chờ đến già, ham muốn nào có vui chi? Ngày nay đã qua, mạng sống giảm dần, như cá thiếu nước, nào có gì vui?
          Thưa các Đại đức, nay tôi sẽ nói Ba la đề mộc xoa. Các Đại đức hãy lắng nghe, khéo ghi nhỡ kỹ. Nếu tự biết mình có phạm, hãy nên bày tỏ sám hối. Ai không phạm thì im lặng. Do im lặng mà tôi biết được các Đại đức thanh tịnh. Cũng như một người được ai hỏi điều gì thì phải theo sự thật mà đáp. Cũng vậy, tỳ-kheo nào ở trong chúng hỏi ba lần, nhớ nghĩ mình có phạm mà không phát lộ, thì tỳ-kheo ấy mắc tội cố ý vọng ngữ. Tỳ kheo nào nhớ nghĩ mình có tội, muốn cầu sự thanh tịnh, thì cần phải bày tỏ. Bày tỏ thì an lạc.
          Thưa các Đại đức, tôi đã nói xong “Phần tựa”. Nay hỏi các Đại đức trong “Phần tựa” ấy có thanh tịnh cả không? (hỏi ba lần)
          Trong “Phần tựa” ấy, các Đại đức đều thanh tịnh cả, vì im lặng. Tôi ghi nhận như vậy.
          Kế tiếp nói tất cả tám pháp, từ 4 pháp ba-la-di đến 7 pháp diệt tránh, dứt mỗi pháp đều hỏi lại ba lần (pháp ấy) như trên. Cuối cùng nói lời kết:
          Thưa các Đại đức, tôi đã nói xong tựa Giới kinh, đã nói 4 pháp ba-la-di, đã nói 13 pháp Tăng tàn, đã nói 2 pháp bất định, đã nói 30 pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề, đã nói 90 pháp ba-dật-đề, đã nói 4 pháp hối quá, đã nói 100 pháp chúng học và đã nói 7 pháp diệt tránh. Đây là những điều Phật dạy, được ghi chép thành Giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần. Còn những Phật pháp khác nữa, thì tất cả hãy cùng chung hoà hợp mà học.
          Kế đến đọc tiếp các bài kệ Giới kinh của bảy Đức Phật và các bài kệ tán thán sự trì giới, cuối cùng là hồi hướng tam tự quy là kết thúc.
PHẦN 3
KẾT LUẬN
          Lễ bố tát nói theo nghĩa rộng là ngày trai giới để dọn mình, trưởng dưỡng thiện căn tịnh trừ nghiệp chướng của hàng Phật tử. Ngày ấy cũng là ngày mà các tăng sĩ nói riêng các Phật tử tại gia nói chung tập họp về các trụ xứ để tựng giới điều mà mình đã thụ. Đây cũng là trách nhiệm và bổn phận của hàng Tỷ khiêu sống đời sống xuất gia, gần với đời sống của bậc A La Hán, tạo nhân xuất thế về sau. Nói theo nghĩa hẹp và chủ yếu đó là ngày định kỳ thuyết giới của chư Tăng, để duy trì và bảo hộ sinh mạng của Tăng già trong tinh thần hoà hợp và thanh tịnh. Do đó, lễ bố tát rất quan trọng, đây là một phương pháp giáo dục của Đức Phật nhằm củng cố việc hành trì giới luật cho các đệ tử của Ngài. nhưng ngày nay nhiều vị Tỷ khiêu ít quan tâm đến vấn đề này. Nguyên nhân phải chăng do các vị lãnh đạo Tăng già xem nhẹ truyền thống này mà không tổ chức sách tấn cho các Tỷ khiêu tham gia bố tát? Hay hiện nay lễ bố tát có điều gì bất hợp lý khiến có người không muốn tham gia? Thiết nghĩ, thuyết giới là pháp tu tập thể, các vị Thượng toạ phải nhắc nhở khuyến khích và ngay cả phải có biện pháp đối với các tỷ khiêu không chịu tham gia. Người hướng dẫn phải hiểu rõ mục đích, nội dung và thực hiện đúng pháp thì mới đem lại lợi ích thiết thực cho đại chúng, nếu không e rằng trái kinh trái luật.
                                                                   Tuệ Quang soạn