Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Danh sach huyet dao





VI - TÂN HUYỆT VÀ KỲ HUYỆT




TÂN HUYỆT

A. Huyệt vùng đầu

1. Tứ trung

Vị trí: Có 4 huyệt, cách đều 2 – 3 thốn ở trước, sau, phải trái của huyệt Bách hội. (H.104)
Cách châm: Châm ngang luồn kim dưới da 1 – 2 thốn. Cấm châm chếch, sợ lọt vào khe hộp
sọ. ; ; ; ; ;
Chủ trị: Não ứ nước (não tích thuỷ)


2. Đầu nhiếp
Vị trí: Phía sau huyệt ; Thái dương lên 1 thốn, ngang huyệt Nhĩ tiêm khi cắn răng thì chỗ
màng tang nổi lên. (H.105)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Thần kinh phân liệt, động kinh, trí nhớ giảm.



Hình 104 – Hình 105

3. Định thần
Vị trí: Ở rãnh Nhân trung, chỗ 1/3 dưới và2/3 trên. (H.106)
Cách châm: Châm chếch lên, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Thần kinh phân liệt, động kinh, đau bụng hành kinh.

4. Quang thái:
Vị trí: Từ huyệt Nhĩ tiêm lên 0,2 thốn, lại đi ngang ra phía trước 1 thốn, ở chõ lõm. (H.105)
Cách cứu: Cứu bấc đèn (đăng tâm thảo) thì tốt.
Chủ trị: Quai bị.

5. Tân tán trúc
Vị trí: Phía ngoài và trên huyệt Tình minh 0,5 thốn. (H.107)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
Chủ trị: Đau thần kinh nhánh mắt, viêm mũi.

6. Thượng Tình minh (Nội minh) *
Vị trí:Từ huyệt Tình minh lên 0,3 thốn. (H.107)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Thần kinh mắt mệt mỏi, giác mạc có ban trắng, lác mắt, chảy nước mắt, tật khúc xạ.

7. Hạ Tình minh (Minh hạ)
Vị trí: Dưới huyệt Tình minh 0,2 thốn. (H.107)
Cách châm: Như Thượng Tình minh, châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Như Thượng Tình minh.


8. Đồng minh
Vị trí: Dưới Đồng tử liêu 0,5 thốn. (H. 107)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Tật khúc xạ.


9. Kiện minh (Quan minh, Kiến dương)
Vị trí: Dưới Hạ Tình minh 0,2 thốn, hơi lệch ra ngoài bờ dưới phía trong ổ mắt, hoặc dưới
Tình minh 0,4 thốn. (H.107)
Cách châm: Châm hướng mũi kim về đáy mắt, sâu 1 – 1,5 thốn. Không vê và không nâng
ấn kim.
Chủ trị: Viêm tuyến lệ, viêm võng mạc, viêm điểm vàng (thoái hoá sắc tố võng mạc), viêm
kết giác mạc, đục nhân mắt, thần kinh thị giác yếu, mắt lác, quáng gà, lẹo mắt.

10. Kiện minh 1
Vị trí: Giữa huyệt Kiện minh và Thừa khấp. Trong bờ dưới ổ mắt. (H.107)
Cách châm: Như Kiện minh.
Chủ trị: Loét giác mạc, giác mạc có màng che, thần kinh thị giác teo, viêm tuyến lệ, loét
khoé mắt, viêm kết mạc.

11. Kiện minh 2
Vị trí: Giữa huyệt Thừa khấp và Cầu hậu, ở bờ dưới khuông mắt. (H.107)
Cách châm: Như Kiện minh.
Chủ trị: Viêm tĩnh mạch thành võng mạc, viêm thần kinh thị giác, giác mạc có màng che, có
nốt ban trắng, viêm tuyến lệ.

* Tên trong ngoặc là là tên thứ
12. Kiện minh 3



Hình 106 – Hình 107
Vị trí: Huyệt Cầu hậu ra và lên 0,3 thốn, phía trong khuông cạnh ngoài ổ mắt. (H.107)
Cách châm: Như Kiện minh, hơi hướng kim lên phía tai.
Chủ trị: Thần kinh thị giác yếu, mắt lác.

13. Kiện minh 4
Vị trí: Huyệt Thượng minh lên 0,3 thốn, ; ở chỗ lõm góc trong và bờ trên khuông ; ổ mắt.
(H.107)
Cách châm: Mắt nhìn xuống, châm vào góc nhãn cầu, hướng về đáy mắt châm 0,8 – 1 thốn,
không vê và không nâng ấn kim.
Chủ trị: Giãn đồng tử, tăng nhãn áp, tật khúc xạ, cận thị, đục thuỷ tinh thể mức độ nhẹ.

14. Tăng minh 1
Vị trí: Giữa đỉnh vòng cung, dưới bờ trên khuông ; ổ mắt, huyệt Thượng minh sang ngang
phía trong 0,2 thốn. (H.107)
Cách châm: ; Châm vào góc nhãn cầu, hướng về ; đáy mắt, sâu 1 – 1,5 thốn. Không vê và
không nâng ấn kim.
Chủ trị: Giác mạc có màng che, có vảy, có vết mờ che, tật khúc xạ, cận thị, ; ; đục thuỷ tinh
thể.

15. Tăng minh 2
Vị trí: Từ huyệt Thượng minh sang ngang ra ngoài 0,2 thốn. (H.107)
Cách châm: Như Tăng minh 1
Chủ trị: Như Tăng minh 1

16. Thính hướng
Vị trí: Giữa chỗ lõm trên huyệt Nhĩ môn 0,1 thốn. (H.108)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Tai điếc.

17. Thượng lung (Trị lung 3)
Vị trí: Ở giữa huyệt Thính cung và Nhĩ môn. (H.108)
Cách châm: Bảo bệnh nhân há miệng, châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Tai điếc, câm điếc.

18. Thính huyệt (Lung huyệt)
Vị trí: Ở giữa Thính cung và huyệt Thính hội. (H.108)
Cách châm: Bảo bệnh nhân há miệng châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn. Cứu 5 – 10 phút.
Chủ trị: Câm điếc.

19. Thính lung gian
Vị trí: Ở giữa Thính cung và Thính huyệt. (H. 108)
Cách châm: Bảo bệnh nhân há miệng, châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn. Cứu 5 – 10 phút.
Chủ trị: Tai điếc.

20. Thính linh
Vị trí: Ở giữa huyệt Thính hội và Thính huyệt. (H.108)
Cách châm: Bảo bệnh nhân há miệng, châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Tai ù, tai điếc, câm điếc.



Hình 108 – Hình 109

21. Thính thông (Trị lung tân số 8)
Vị trí: Dưới huyệt Thính hội 0,2 thốn. (H.108)
Cách châm: Hơi há miệng, châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Tai điếc.
22. Thính mẫn (Trị lung 4, Thuỳ hạ)
Vị trí: Cuối chân vành tai (dưới gốc dái tai), giáp với thịt má. (H.108)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 thốn.
Chủ trị: Tai điếc.

23. Thượng nhĩ căn
Vị trí: Ở giữa phía trên gốc tai. (H.109)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Liệt nửa người, tuỷ sống xơ hoá (bệnh xơ từng mảng tuỷ sống).

24. Hậu Thính cung (Trị lung 1, Nhĩ căn)
Vị trí: Ở sau gốc tai chỗ đốt xương đối diện với huyệt Thính cung ở phía trước tai. (H.109)
Cách châm: Châm chếc kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Tai điếc.

25. Hậu Thính huyệt (Trị lung tân số 1)
Vị trí: Chỗ lõm sau tai (huyệt Ế phong) lên 0,5 thốn, chỗ lõm đối xứng với Thính huyệt trước
tai, hoặc ở giữa Hậu Thính cung và Hậu Y lung. (H.109)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Tai điếc.

26. Hậu thông (Trị lung tân số 7)
Vị trí: Ở chỗ trên đường gân chéo, giữa góc tai và mép tóc phía sau. (H.109)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
Chủ trị: Tai điếc.

27. Trì tiền (Trị lung tân số 4)
Vị trí: Ở phía trước huyệt Phong trì 0,5 thốn. (H.110)
Cách châm: Châm chếch về hướng Ế phong, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Tai điếc, bạch nội trướng (viêm màng bồ đào đục nhân mắt).

28. Á ô
Vị trí: Ở phía trước huyệt Phong trì 1 thốn. (H.110)
Cách châm: Châm chếch về hướng đầu mũi, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Câm điếc, viêm hầu họng.

29. Trì hạ (Hạ phong trì)



Hình 110
Vị trí: Ở phía dưới huyệt Phong trì 0,5 thốn. (H.110)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Đau sau đầu, thanh quang nhỡn (tăng nhãn áp, gây thoái hoá sắc tố võng mạc).

30. Ế minh hạ (Trị lung tân số 2)
Vị trí: Ở phía dưới huyệt Ế minh 0,5 thốn. (H.110)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 thốn, có thể chếch về Hậu Thính cung.
Chủ trị: Tai điếc.

31. Thông nhĩ đạo
Vị trí: Ở dưới huyệt Ế minh 1 thốn. (H.110)
Cách châm: Hướng về màng nhĩ, châm chếch kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Tai ù, tai điếc.

32. Ế minh
Vị trí: Sau Ế phong 1 thốn. (H.105)
Lấy huyệt: Ngồi ngay, lấy huyệt ở dưới mỏm chủm, ngang phía sau dái tai, giữa đường nối
Phong trì và Ế phong.
Cách châm: Châm đứng kim hoặc hơi chếch về hướng yết hầu hay đầu mũi, sâu từ 0,5 – 1
thốn.
Chủ trị: Cận thị, viễn thị, mất ngủ, đau đầu, thần kinh thị giác yếu teo (mù về đêm, thong
manh).
Tác dụng phối hợp: Với ; Hợp cốc, Cầu hậu, Thận du, Thái dương trị đục thuỷ tinh thể
(nguyên nhân có thể do tâm thận).

33. Ngoại nhĩ đạo khẩu
Vị trí: Ở phía ngoài lỗ tai, ở điểm múi giờ 12. (H.108)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
Chủ trị: Tai ù, tai điếc.

34. Thiên thính
Vị trí: Huyệt An miên 2 xuống 0,5 thốn. (H.110)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 thốn.
Chủ trị: Tai điếc.

35. Nham trì
Vị trí: Ở giữa đường nối mép tóc sau tai với mỏm chủm. (H.110)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Cao huyết áp, tăng nhãn áp, choáng váng.

36. An miên 1
Vị trí: Ở giữa đường nối huyệt Ế phong và huyệt Ế minh. (H.110)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Mất ngủ, cao huyết áp, đau bên đầu, chóng mặt, tai ù, thần kinh phân liệt.

37. An miên 2 (Trấn tĩnh)
Vị trí: Ở giữa Phong trì và Ế minh. (H.110)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Mất ngủ, hồi hộp, cao huyết áp, hysteri, thần kinh phân liệt.

38. Hưng phấn
Vị trí: Từ An miên 2 chéo lên 0,5 thốn. (H.110)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Tim đập quá chậm, di chứng đần độn sau bệnh não, ngủ nhiều.

39. Trị lung tân số 3
Vị trí: Tương đương huyệt Thiên dung. (H.105)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Tai điếc.

40. Dung hậu (Trị lung tân số 5, Chỉ thống)
Vị trí: Ở dưới huyệt Ế phong 1,5 thốn ngang phía sau huyệt Thiên dung. (H.105)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Tai điếc, răng đau, đau đầu.
41. Cường âm
Vị trí: Ở đỉnh yết hầu ngang sang mỗi bên 2 thốn, phía sau và trên huyệt ; ; Nhân nghinh.
(H.105)
Cách châm: Châm chếch về phía cuối lưỡi, tránh động mạch, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Có tật ở thanh đới, câm, mất tiếng.

42. Tăng âm
Vị trí: Ở giữa kết hầu và góc hàm dưới. (H.105)
Cách châm: Châm chếch về phía hầu, tránh động mạch, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Có tật ở thanh đới, câm, mất tiếng.

43. Khí anh
Vị trí: Ở trên và bên ngoài cục giáp trạng sưng, tương ; ; đương chỗ gần huyệt ; Thuỷ đột.
(H.105)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn, tránh động mạch cảnh.
Chủ trị: Bướu cổ đơn thuần, cường tuyến giáp.

44. Hạ phù đột
Vị trí: Giữa đỉnh hầu ra 3 thốn hoặc dưới Phù đột 0,5 thốn. (H.105)
Cách châm: Châm chếch lên, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
Chủ trị: Bướu cổ, run rẩy, chi trên tê bại.

45. Cảnh trung
Vị trí: Ở dưới huyệt An miên 2 xuống 2 thốn, phía sau cơ ức đòn chủm hoặc lấy điểm giữa
huyệt Phong trì và Ế minh xuống 2 thốn. (H.105)
Cách châm: Châm đứng kim hoặc chếch lên 0,5 – 0,8 thốn.
Chủ trị: Gáy cổ cứng đau, liệt nửa người.

46. Giáp nội (Giáp lý)
Vị trí: Ở niêm mạc phía trong má, tương đương răng hàm số 1 (từ trong ra). (H.111)
Cách châm: Châm chếch về phía tai, sâu 0,5 – 1 thốn hoặc chích ra máu.
Chủ trị: Liệt nửa người, tai điếc, loét vòm miệng, loét chân răng.

47. Thượng thiên trụ
Vị trí: Giữa huyệt Phong phủ và huyệt Phong trì. (H.112)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Cường tuyến giáp, gây lồi mắt.

48. Hạ Á môn
Vị trí: Dưới huyệt Á môn 1 thốn. (H.112)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Di chứng não.

49. Phó Á môn
Vị trí: Dưới huyệt Á môn 1 thốn, sang ngang 0,5 thốn. (H.112)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Di chứng não.

50. Tân nhất
Vị trí: Khe lõm dưới gai đốt sống cổ 5, trên mỏm 6. (H. 112)
Cách châm: Châm hơi chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Đại não kém phát triển, động kinh, thần kinh phân liệt.



Hình 111 – Hình 112

51. Hạ Tân thức
Vị trí: Dưới huyệt Tân thức 0,5 thốn (dưới mỏm gai đốt cổ 3 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn,
lại xuống 0,5). (H.112)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: U hạ khâu não.

52. Trung tiếp
Vị trí: Trên huyệt Phong phủ 0,7 thốn. (H.112)
Cách châm: Châm chếch sang trái 0,5 thốn, chếch sang phải 0,5 thốn.
Chủ trị: Não tích thuỷ (não ứ nước).
53. Địa giáp 1
Vị trí: Trên huyệt Đại chuỳ 0,5 thốn ra ngang mỗi bên bằng bề ngang 1 ngón tay. (H.112)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 thốn.
Chủ trị: Bướu cổ đơn thuần.

54. Địa giáp 2
Vị trí: Bờ sau đoạn giữa cơ ức đòn chủm cách 1 thốn. (H.105)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 thốn.
Chủ trị: Bứu cổ đơn thuần.

55. Trị não 1, 2, 3, 4, 5
Vị trí:
1 ở giữa đốt cổ 2 và đốt cổ 3
2 ở giữa đốt cổ 3 và đốt cổ 4
3 ở giữa đốt cổ 4 và đốt cổ 5
4 ở giữa đốt cổ 5 và đốt cổ 6
; ; 5 ở giữa đốt cổ 6 và đốt cổ 7
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn. Khi thấy có cảm giác như điện giật thì lập
tức ngừng tiến kim.
Chủ trị: Bệnh ở não

56. Toả ngoại
Vị trí: Phía dưới xương đòn đoạn 1/3 ngoài có chỗ lõm (tương ; đương huyệt Vân môn).
(H.113)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
Chủ trị: Bướu cổ đơn thuần, chi trên bại liệt.

57. Hô hấp
Vị trí: Từ giao điểm tĩnh mạch cổ và cạnh ngoài cơ ức đòn chủm xuống 0,3 thốn. (H.105)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn (dùng điện xung - điện châm) kích thích đến
khi thấy bụng ngực thở hít làm mức.
Chủ trị: Ngừng hô hấp, cơ hô hấp tê bại, cơ hoành co thắt.

58. Chi ẩu
Vị trí: Giữa huyệt Liêm tuyền và huyệt Thiên đột. (H.105)
Cách châm: Châm chếch về Thiên đột 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Nôn mửa, đờm nhiều.
59. Thượng minh (Thượng Thừa khấp, Ngư hạ)
Vị trí: Ở phía trên của mí mắt, điểm giữa phía dưới của vòng cung lông mày, bờ trong hốc
mắt phía trên ổ mắt. (H.107)
Cách châm: ; Châm đứng kim, ven theo phía trên của hốc mắt về phía nhọn sau của hốc
mắt, sâu 1 – 1,5 thốn. Khi rút kim cần ấn day 1 – 2 phút đề phòng xuất huyết, không châm
quá sâu.
Chủ trị: Tật khúc xạ, giác mạc có ban trắng, teo thần kinh thị giác.
Tác dụng phối hợp: Với Thượng Tình minh, Cầu hậu, Hợp cốc trị giác mạc có ban trắng;
Với Kiện minh, Kiện minh 2, Phong trì, Quang minh, Túc tam lý, trị teo thần kinh thị giác.

60. Ngoại minh (Ngoại Tình minh)
Vị trí: Ở góc mắt ngoài lên chừng 0,3 thốn. (H.107)
Cách châm: Như Thượng minh.
Chủ trị và tác dụng phối hợp: Như Thượng minh, chú ý sự cố như Thượng minh.

61. Khiên chính
Vị trí: Trước dái tai 0,5 – 1 thốn. (H.105)
Cách châm: Châm chếch về phía trước 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Liệt mặt, quai bị, lở loét vòm miệng.
Tác dụng phối hợp: Với Địa thương, Phong trì, Dương bạch, trị thần kinh mặt tê bại; với Ế
phong, Hợp cốc trị sưng quai bị; với ; Thừa tương, Ngận giao, Địa thương, Hợp cốc trị vòm
miệng lở loét.

62. Y lung (Hậu Thính hội, Thượng Ế phong, Trị lung 2)
Vị trí: Ở chỗ lõm trên huyệt Ế phong ½ thốn. (H.109)
Cách châm: Châm chếch về phía trước và chéo xuống dưới 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Tai ù, tai điếc, câm điếc, sưng quai bị, viêm khớp hàm dưới, đau răng, đau mắt,
thần kinh mặt tê bại.
Tác dụng phối hợp: Với Thính huyệt, Thính thông, Thính cung, trị tai ù, điếc; với Giáp xa,
Hợp cốc, trị sưng quai bị; với Hạ quan, trị đau khớp hàm dưới; với Khiên chính, Địa phương,
Nghinh hương, trị liệt mặt.

63. An miên
Vị trí: Ở điểm giữa đường nối hai huyệt Phong trì và Ế phong. (H.110)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Mất ngủ, choáng váng, đau đầu, hồi hộp, bệnh tinh thần, bệnh thần kinh chức năng.
Tác dụng phối hợp: Với Nội quan, Tam âm giao, trị mất ngủ; với Nhân trung, Đại chuỳ, Đào
đạo, trị chứng thần kinh phân liệt; với Khúc trì, Phong long; trị chóng mặt.
B. Huyệt vùng ngực bụng (H.113)

64. Hung đại cơ
Vị trí: Từ đầu vú ra cạnh ngoài 2 lần bề ngang ngón tay (khoảng từ 1,5 – 1,7 thốn). (h.113)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
Chủ trị: Cơ ngực to co rút, teo.

65. Can phòng
Vị trí: Tương đương huyệt Nhũ căn. (H.113)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
Chủ trị: Gan sưng to, đau vùng gan.

66. Can thất
Vị trí: Thẳng đầu vú xuống khe sườn 6 – 7 thốn. (H.113)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
Chủ trị: Gan sưng to, đau vùng gan.

67. Sang tân môn
Vị trí: Ở sườn, phía trong và trên hố tam giác dưới sườn. (H.113)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
Chủ trị: Bện giun móc.

68. Đề vị
Vị trí: Ở huyệt Trung quản sang ngang mỗi bên 4 thốn, gần bờ dưới cung sườn. (H.113)
Cách châm: Châm chếch về phía Thiên khu (hoặc rốn) sâu 3 – 4 thốn.
Chủ trị: Sa dạ dày, tiêu hoá kém.

69. Thủy thượng (Cát tân)
Vị trí: Ở rốn lên 1,5 thốn, trên huyệt Thuỷ phân 0,5 thốn. (H.113)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Ỉa chảy, trướng bụng, đau bụng do thừa toan dạ dày.

70. Vị lạc
Vị trí: Ở huyệt Thuỷ phân lên 0,2 thốn, từ đó sang ngang mỗi bên 4 thốn. (H.113)
Cách châm: Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn. Có thai nhiều tháng không châm.
Chủ trị: Đau dạ dày, sa dạ dày.

71. Thông tiện
Vị trí: Ở rốn sang ngang 3 thốn. (H.113)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Bại liệt gây ra bí đại tiện.

72. Tân khí huyệt



Hình 113
Vị trí: Lấy rốn làm đỉnh tam giác có mỗi cạnh 3 thốn, 2 góc dưới là huyệt. (H.113)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Vô sinh, viêm hố chậu mạn tính.

73. Chỉ tả (Lợi niệu)
Vị trí: Ở thẳng rốn xuống 2,5 thốn. (H.113)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Viêm ruột, ký sinh trùng đường ruột, bí đái, đái dầm.

74. Hạ Trung cực
Vị trí: Ở dưới huyệt Trung cực 0,5 thốn. (H.113)
Cách châm: Chếch về hướng xương mu, sâu 2 – 2,5 thốn.
Chủ trị: Bại liệt gây ra đái không cầm.

75. Dạ niệu
Vị trí: Ở huyệt Trung cực sang ngang 1 thốn. (H.113)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Đái dầm, đái đêm.
76. Xung gian (Kiện than)
Vị trí: Huyệt Khúc cốt sang ngang mỗi bên 3 thốn. (H.113)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Sa dạ con, chi dưới bại liệt.

77. Thử khê
Vị trí: Ở đoạn 1/3 ngoài của rãnh háng, từ động mạch đùi ra 0,5 thốn. (H.113)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2,5 thốn.
Chủ trị: Viêm hạch bẹn, giảm sức cơ khép háng.

78. Tử cung cảnh
Vị trí: Trên cổ tử cung theo múi 12 giờ lấy huyệt.
Cách châm: Chèn chặt ở hai chỗ 3 và 9 giờ. Châm đứng kim, sâu 0,5 thốn, không vê, không
lưu kim, có thai không châm, bí đái không châm.
Chủ trị: Viêm cổ tử cung mạn tính.

79. Đề giang cơ
Vị trí: Ở hai bên âm đạo.
Cách châm: Từ hai bên cạnh âm đạo trực tiếp châm vào Đề giang cơ sâu 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Sa dạ con.

80. Âm biên
Vị trí: Ở phía dưới xương mu, huyệt Long môn sang ngang mỗi bên 0,5 thốn. (H.113)
Cách châm: Châm chếch vào giữa 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Bại liệt gây ra trở ngại chức năng bàng quang.

81. Phúc tứ huyệt
Vị trí: Tức bốn huyệt quanh lỗ rốn.
Cách châm: Dùng kim 3 cạnh chích máu rồi dùng bàu giác hút.
Chủ trị: Viêm ruột cấp tính.

82. Đề thác huyệt
Vị trí: Giữa rốn xuống 3 thốn là huyệt Quan nguyên, từ huyệt Quan nguyên sang ngang 4
thốn. (H.113)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Sa sạ con, đau bụng dưới, đau sán khí.
Tác dụng phối hợp: Với Trung cực thấu Khúc cốt, Túc tam lý, Tam âm giao, trị sa dạ con;
với Cấp mạch, Khúc tuyền, Thái xung, trị đau chéo ở rãnh háng.

83. Vị thượng
Vị trí: Rốn lên 2 thốn là huyệt Hạ quản, từ đó sang ngang 4 thốn là huyệt. (H.113)
Cách châm: Châm ngang, châm dưới da, hướng về phía rốn hoặc phía huyệt Thiên khu,
tiến kim 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Sa dạ dày, trước bụng.
Tác dụng phối hợp: Thấu Tê trung, Trung quản, Khí hải, Túc tam lý, trị sa dạ dày; với Khí
hải thấu Trung cực trị bụng trướng.

C. Huyệt vùng vai – lưng (H.115, H. 115)


84. Lục cảnh chuỳ bàng
Vị trí: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Viêm mũi, khứu giác kém.

85. Huyết áp điểm
Vị trí: Mỏm gai đốt cổ 6 sang ngang mỗi bên 2 thốn. (H114)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn
Chủ trị: Huyết áp cao, huyết áp thấp.

86. Thất cảnh chùy bàng
Vị trí: Mỏm gai đốt cổ 7 sang ngang mỗi bên 0,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Viêm amiđan, viêm họng

87. Ngoại Định suyễn
Vị trí: Huyệt Đại chuỳ sang ngang 1,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
Chủ trị: Viêm phế quản, hen.

88. Kết hạch huyệt
Vị trí: Huyệt Đại chuỳ sang ngang mỗi bên 3,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
Chủ trị: Lao phổi và các loại lao.

89. Cự cốt hạ (Lập trung)
Vị trí: Huyệt Cự cốt xuống 2 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Khớp vai và phần mềm xung quanh có bệnh.
90. Phế nhiệt huyệt (Trụ trắc, một trong hệ thống huyệt Giáp tích)
Vị trí: Mỏm gai đốt sống lưng 3 (D3) sang ngang mỗi bên 0,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Viêm phế quản, viêm hung mạc, viêm phổi, đau vai lưng, thắt lưng.

91. Vị nhiệt huyệt
Vị trí: Mỏm gai đốt sống 4 sang ngang mỗi bên 0,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Nôn mửa, đau dạ dày, lợi răng có mủ.

92. Can nhiệt huyệt (Trung suyễn, Tích bàng, một trong hệ thống huyệt Giáp tích)
Vị trí: Mỏm gai đốt sống lưng thứ 5 sang ngang mỗi bên 0,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Viêm phế quản, viêm gan, viêm túi mật, đau thần kinh liên sườn.

93. Tỳ nhiệt huyệt (một trong hệ thống Giáp tích).
Vị trí: Mỏm gai đốt sống lưng thứ 6 (D6) sang ngang mỗi bên 0,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm chếch 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Viêm gan, viêm tuyến tụy, lách sưng to.

94. Thận nhiệt huyệt (một trong hệ thống huyệt Giáp tích).
Vị trí: Mỏm gai đốt sống lưng thứ 7 sang ngang mỗi bên 0,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm chếch 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Viêm đường tiết niệu, viêm thận.

95. An miên 3 (Khí suyễn)
Vị trí: Huyệt Chí dương sang ngang 1,5 thốn là huyệt Cách du, sang ngang tiếp 0,5 thốn nữa
là An miên 3. (H.114)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Mất ngủ, bứt rứt.

96. Kiên thống điểm
Vị trí: Giữa cạnh ngoài xương bả vai. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
Chủ trị: Bệnh ở khớp vai, phần mềm xung quanh vai, chi trên bại liệt.

97. Kiện minh 5
Vị trí: Huyệt Can du xuống 0,5 thốn (ngang đỉnh mỏm gai đốt sống lưng 9 sang mỗi bên 1,5
thốn). (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
Chủ trị: Thần kinh nhìn bị teo, viêm võng mạc nhìn.
98. Trung tiêu du
Vị trí: Mỏm gai đốt sống thứ 12 sang ngang mỗi bên 2 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm chếch vào 750 và hơi chếch lên bên trái 2 – 2,5 thốn, bên phải nông hơn
một ít, chủ yếu đâm vào đám rối thần kinh Thái dương.
Chủ trị: Bệnh giun móc.

99. Hội dương huyệt
Vị trí: Huyệt Vị thương sang ngang 2 thốn. (H.114).



Hình 114
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
Chủ trị: Loét dạ dày, tá tràng.

100. Vị thư
Vị trí: Mỏm gai đốt thắt lưng 2 sang ngang 4,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Đau dạ dày, co thắt dạ dày, loét dạ dày.
101. Thận tích (Mệnh môn giáp tích, một trong hệ thống huyệt Giáp tích).
Vị trí: Dưới mỏn gai đốt thắt lưng thứ 2 sang ngang 0,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Viêm đốt sống, viêm dây chằng đốt sống, chi dưới bại liệt.

102. Thận tân
Vị trí: Phía ngoài huyệt Thận du từ 0,3 – 0,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Hướng về thân đốt sống 450, châm sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Bệnh tim do phong thấp.

103. Chiến than
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt thắt lưng thứ 2 sang ngang mỗi bên 2,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm chếch xuống 3 – 4 thốn.
Chủ trị: Bại liệt.

104. Đĩnh yên
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt thắt lưng thứ 3 ngang ra mỗi bên 3 thốn. (tương đương với huyệt
Yêu nhỡn). (H.114)
Cách châm: Châm hướng về đốt sống từ 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Đau lưng mạn tính, đùi đau.

105. Khê thượng
Vị trí: Khe lõm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 ngang ra từ 0,3 – 0,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Đau lưng mạn tính, đau đùi.

106. Chế cao
Vị trí: Ở giữa đỉnh cao phía trên 2 đốt sống của chỗ tổn thương.
Cách châm: Châm đứng kim 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Bại liệt do dây thần kinh bị chèn ép.

107. Cao vị du (Chế cao du)
Vị trí: Huyệt Chế cao sang ngang 1,5 thốn.
Cách châm: Châm chếch về hướng đốt sống 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Châm chếch về hướng đốt sống 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Bại liệt do dây thần kinh bị chèn ép.

108. Đê vị
Vị trí: Giữa bờ dưới đỉnh cao của đốt sống phía dưới của chỗ bị tổn thương 2 đốt sống.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Bại liệt do dây thần kinh bị chèn ép.

109. Đê vị du
Vị trí: Ở huyệt Đê vị sang ngang 1,5 thốn.
Cách châm: Châm chếch hướng về đốt sống 1 - 1,5 thốn.
Chủ trị: Bại liệt do dây thần kinh bị chèn ép.

110. Triệt thượng
Vị trí: Ở đốt sống trên đốt bị tổn thương trở lên (ở đốc mạch chỗ nào cũng lấy được huyệt).
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Như huyệt Đê vị du.

111. Triệt hạ
Vị trí: Ở đốt sống dưới đốt sống bị tổn thương trở xuống (ở đốc mạch chỗ nào cũng lấy
được huyệt).
Cách châm: châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Bại liệt do dây thần kinh bị chèn ép.

112. Quật tiến 1, 2, 3, 4
Vị trí:
- 1: Giữa đốt sống thắt lưng 1 và 2 sang ngang mỗi bên hai chỗ 2 thốn, 4 thốn.
- 2: Giữa đốt sống thắt lưng 2-3 sang ngang mỗi bên 2 thốn.
- 3: Giữa đốt sống thắt lưng 3-4 sang ngang mỗi bên 2 thốn.
- 4: Giữa đốt sống thắt lưng 4-5 sang ngang mỗi bên 2 thốn.
Cách châm: Châm chếch hướng về đốt sống từ 2 – 2,5 thốn.
Chủ trị: Bại liệt do dây thần kinh bị chèn ép.

113. Mạch căn
Vị trí: Ngang lỗ thứ 2 mỏm xương cùng, tính từ giữa đốc mạch sang ngang mỗi bên 3 thốn,
lại xuống 0,5 thốn.
(H.114)
Cách châm: Châm đứng kim 3 – 5 thốn.
Chủ trị: Viêm tắc động mạch.
114. Đả nhãn
Vị trí: Ở Yêu du sang ngang mỗi bên 2,5 thốn, lại xuống 0,5 – 1 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm đứng 3 – 4 thốn.
Chủ trị: Bại liệt dẫn tới đái ỉa không tự chủ.

115. Lý tiện
Vị trí: Ở đầu chót xương đuôi, từ đốc mạch sang ngang mỗi bên 1 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Bại liệt dẫn đến đái ỉa không tự chủ.

116. Bế khổng
Vị trí: Ở đầu chót xương đuôi sang mỗi bên 2 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim 3 – 4 thốn.
Chủ trị: Đau thần kinh toạ, chi dưới bại tê.

117.Vĩ cốt bàng
Vị trí: Huyệt Hội dương xuống 0,5 thốn. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Bại liệt gây ra đái ỉa không tự chủ.

118. Bàng cường
Vị trí: Từ Trường cường sang ngang mỗi bên 1,5 thốn. (H.114).
Cách châm: Châm chếch lên 3 – 4 thốn.
Chủ trị: Lòi dom, trĩ, sa dạ con.

119. Khách hậu thượng cức
Vị trí: Ở trên gai sau xương chậu, sát bờ mảng xương cùng. (H114)
Cách châm: Châm đứng kim 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Chi dưới bại liệt

120. Khiêu dược
Vị trí: Chỗ cao nhất của mào sau xương chậu thẳng xuống 2 thốn. (H114)
Cách châm: Châm đứng 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Trẻ em bị di chứng bại liệt

121. Hoàn được
Vị trí: Từ mỏm gai đốt thắt lưng thứ 5 (L5) đến mấu chuyển động lớn, từ mào chậu trước
đến xương đuôi căt chéo nhau là huyệt. (H.114)
Cách châm: Châm đứng kim 2 – 2,5 thốn.
Chủ trị: Chi dưới bại liệt.

122. Thâm yêu du
Vị trí: Giữa lỗ rách ở mảng xương cùng khoảng huyệt Yêu du. (H.114)
Cách châm: Châm chếch lên đâm vào trong ống xương cùng 2 – 3 thốn.



Hình 115
Chủ trị: Bại liệt gây ra chèn ép, đái ỉa không tự chủ.

123. Hạ tiêu du
Vị trí: Giữa huyệt Trường cường và Giang môn (lỗ đít) – (Có thuyết cho là ở chỗ Trường
cường sang ngang 1 thốn tức là huyệt Lý tiện). (H.115).
Cách châm: Châm chếch lên 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Bên giun móc mạn tính.

124. Giang môn tứ huyệt
Vị trí: Trên, dưới, phải, trái lỗ đít đều 0,5 thốn. (H.115)
Cách châm: Châm đứng kim 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Chèn ép thần kinh gây ra đái ỉa không tự chủ, chèn huyệt tại điểm 6 giờ, chữa bệnh
thần kinh não, điểm 3 – 6 giờ chữa đau thần kinh toạ.

125. Kiên tam châm
Vị trí: 1: Huyệt Kiên ngung. 2: Đầu nếp gấp nách trước lên 1 thốn. 3: Đầu nếp gấp nách sau
lên 1 thốn.
Cách châm: Châm đứng hoặc chếch kim 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Khớp vai và phần mềm quanh khớp vai có bệnh, chi trên tê bại, bại liệt.

126. Can tâm châm
Vị trí: Sau lưng vùng gan, chỗ ấn đau và từ đó sang ngang trái, phải 1 thốn (trái và phải chỗ
ấn đau).
Cách châm: Châm chếch lên 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Gan sưng to và đau vùng gan.

127. Triệt than hoãn kinh điểm (điểm ấn thì hoãn giải co giật).
Vị trí: Điểm hoãn kinh chữa chứng co giật bại liệt gấp khúc thường ở mặt gấp của chi dưới
và mảng xương cùng. Co giật duỗi thẳng, điểm hoãn kinh thường ; ; ở bụng và mặt duỗi của
chi dưới; người có kèm cả co giật khép vào thì điểm co hoãn kinh ở bụng và kèm trong đùi.
Ngoài ra loại duỗi thẳng hình có kèm co rút thu vào, có thể tìm điểm hoãn kinh ở đầu chót chi
bại liệt.
Cách châm: Thuỷ châm, điện châm, bầu giác, bó thuốc, dán cao.
Chủ trị: Bị chấn thương gây co giật và chèn ép bại liệt.
D. Huyệt ở chi dưới

128. Hổ biên
Vị trí: Ở giữa huyệt Tam gian và huyệt Hợp cốc. (H.117).
Cách châm: Mũi kim hướng về huyệt Hậu khê sâu 1,5 – 2,5 thốn.
Chủ trị: Động kinh, thần kinh phân liệt, hysteri.

129. Chỉ chưởng
Vị trí: Khe ngón giữa và ngón nhẫn, phía lòng bàn tay, sát phía ngón giữa, ngang khớp
xương bàn. (H.116)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Mất ngủ, hay quên, động kinh, thần kinh phân liệt.

130. Nội Hợp cốc
Vị trí: Nắm bàn tay, đầu khe ngòn tay trỏ và ngón giữa chiếu xuống lòng bàn tay. (H.116)
Cách châm: Hướng về phía Hợp cốc, châm sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Sái cổ.

131. Thống linh
Vị trí: Ở mu bàn tay khe xương bàn 3 – 4 sau khớp ngón bàn 1 thốn. (H.117)
Cách châm: Châm chếch về phía cổ tay, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Đau đầu, đau răng, đau dạ dày.

132. Nha thống
Vị trí: Ở trong lòng bàn tay, giữa khe xương bàn 3 – 4; sau khớp bàn ngón 0,5 thốn, cách
lằn ngang ngón tay 1 thốn. (H.116).
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
Chủ trị: đau răng.

133. Ngược môn
Vị trí: Ở mu bàn tay khe xương bàn 3 – 4, ngang khớp bàn ngón, chỗ da thịt phân màu trắng
đỏ, (ngang huyệt Trung đô). (H.117).
Cách châm: Châm chếch 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Sốt rét, bệnh mắt, ghẻ lở.



Hình 116

134. Lạc linh ngũ
Vị trí: Ở huyệt Lạc chẩm lên 0,5 thốn. (H. 117).
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Dạ dày co thắt, cao huyết áp, sái cổ.
135. Yêu thống 1, 2, 3
Vị trí: (H.117)
- 1: Ở mu bàn tay, chỗ xương bàn 2 – 3 giáp nhau, trước khớp bàn và cổ tay.
- 2: Ở mu bàn tay, chỗ xương bàn 3 – 4 giáp nhau, trước khớp bàn và cổ tay.
- 3: Ở mu bàn tay, chỗ xương bàn 4 – 5 giáp nhau, trước khớp bàn tay và cổ tay.
Cách châm: Hướng về cổ tay châm chếch kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị:
- Yêu thống 1: Trên đầu, thắt lưng và tứ chi ngoại thương.
- Yêu thống 2: Phần ngực và tứ chi ngoại thương.
- Yêu thống 3: Thắt lưng và tứ chi ngoại thương.

136. Thượng Hậu khê
Vị trí: Ở giữa huyệt Hậu khê và huyệt Uyển cốt. (H.117)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Câm điếc, ngón tay tê dại.

137. Lạc thượng (Trị lung tân số)
Vị trí: Ở trên huyệt Ngoại quan 3 thốn. (H. 117)
Cách châm:Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Chi trên tê bại, bại liệt, tai điếc.

138. Ưng hạ
Vị trí: Khi duỗi tay, ở dưới mỏm khuỷu 3 thốn, chỗ khe xương trụ - xương quay. (H.117)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Chi trên bại liệt, tai điếc.

139. Huyệt Nữu thương
Vị trí: Tính từ đường chéo ở huyệt Dương trì đến huyệt Khúc trì thì nó ở chỗ 1/4 trên và 1/4
dưới (ngang huyệt Ứng hạ). (H. 117)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Thắt lưng bị bong gân cấp tính.

140. Tam lý ngoại
Vị trí: Ở huyệt Khúc trì xuống 2 thốn, ra ngoài bằng bề ngang 1 ngón tay. (H. 117)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Chi trên tê bại, bong gân.
141. Tân Khúc trì
Hình 117
Vị trí: Ở huyệt Khúc trì lên 0,5 thốn. (H.117)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Cao huyết áp.

142.Thượng Khúc trì
Vị trí: Huyệt Khúc trì lên 1,5 thốn. (H.117)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Chi trên tê bại, bại liệt.
143. Chỉ dương
Vị trí: Ở huyệt Trửu liêu lên 1 thốn. (H.117)
Cách châm: Châm chếch lên, sâu 2 thốn.
Chủ trị: Dị ứng mẩn ngứa, quá mẫn cảm viêm da, ghẻ ruồi.

144. Thân trửu
Vị trí: Ở mỏm khuỷu lên bằng bề ngang 3 ngón tay, hơi lệch về phía cạnh trụ (phía trong,
sau xương cánh tay). (H.117)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Sau khi gãy xương, khớp khuỷu bị cứng gây ra có hình gấp khuỷu.

145. Kiến minh
Vị trí: Cạnh ngoài cánh tay, phía sau cơ tam giác, sau chỗ hết cơ tam giác lên 0,5 thốn.
(H.117)
Cách châm: Châm chếch lên 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Bệnh mắt, chi trên tê bại, bại liệt.

146. Hạ Hiệp bạch
Vị trí: Huyệt Hiệp bạch xuống 3 thốn. (H.116)
Cách châm: Châm đứng kim 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Tim hồi hộp, bệnh tim do phong thấp.

147. Khích thượng
Vị trí: Huyệt Khích môn lên 3 thốn. (H.116)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Tim hồi hộp, bênh van tim, viêm tuyến vú.

148. Cử tý
Vị trí: Huyệt Đài kiên xuống 2 thốn. (H. 116)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt trẻ em.

149. Đài kiên
Vị trí: Phía trước ụ lồi vai (đầu ngoài xương đòn) xuống 1,5 thốn. (H.116)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt trẻ em.
150. Tiêu khối
Vị trí: Đầu nếp gấp nách trước. (H. 116)
Cách châm: Châm chếch lên, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Khối u vú.

151. Trị than 1 (Hướng nông)
Vị trí: Ở chỗ lõm phía dưới đầu ngoài xương đòn. (H. 116)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Trúng gió bại liệt, khớp vai và xung quan phần mềm khớp vai có bệnh.

152. Nhu thượng (Kiên ngung hạ, Tam giác cơ)
Vị trí: Cạnh ngoài vai, chính giữa cơ tam giác, thẳng huyệt Tý nhu lên. (H.116)
Cách châm: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Chi trên bại liệt, vai và cánh tay đau.
Tác dụng phối hợp: Với Kiên ngung, Kiên trinh, Khúc trì, trị chi trên bại liệt.

153. Huyền trung
Vị trí: Huyệt Thiên tuyền xuống dưới 2,5 thốn. (H.116)
Cách châm: Châm đứng kim 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Chi trên bại liệt, tay không giơ lên được, cổ tay thõng xuống, tim hồi hộp.
Tác dụng phối hợp: Với Cử tý trị khớp khuỷu không có sức gập.

154. Ưng thượng
Vị trí: Ở mỏm khuỷu lên 4 thốn. (H.117)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt trẻ em gây liệt chi trên, tim hồi hộp.
Tác dụng phối hợp: Với Kiêu liêu, Nhu hội, trị khớp khuỷu không có sức duỗi ra.

155. Thủ tứ tuyệt
Vị trí: 2 ngón tay cái, 2 ngón tay trỏ, ở đầu móng phía cạnh quay, cách đầu móng hơn 1
phân.
Cách châm: Châm đứng kim sâu 0,1 – 0,2 thốn hoặc chích ra máu.
Chủ trị: Viêm ruột cấp tính.
Đ. Huyệt ở chi dưới

156. Chỉ văn
Vị trí: Gầm bàn chân, nếp lằn khớp bàn – ngón của ngón cái (ngang ở khớp). (H.118)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,2 – 0,3 thốn.
Chủ trị: Ngón cái cong gập.

157. Ngũ chỉ huyệt
Vị trí: Giữa móng ngón chân xuống 0,1 thốn, cả 2 chân là 10 huyệt, tương đương huyệt Khí
đoan ở Kỳ huyệt. (H.137)



Hình 118 – 119
Cách châm: Châm đứng kim có phản ứng là được.
Chủ trị: Liệt do thần kinh bị chèn ép (triệt than)

158. Chỉ bình
Vị trí: Ở mu bàn chân, giữa các ngón – bàn. Cả hai chân là 10 huyệt. (H.119)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt trẻ em, thần kinh bị chèn ép (triệt than).

159. Bàng cốc
Vị trí: Từ nếp gấp khe ngón chân 3 – 4 đi lên mu bàn chân 1 thốn. (H.119)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt trẻ em.

160. Hĩnh hạ
Vị trí: Ở Giải khê lên 3 thốn, cạnh ngoài xương chày ra 1 thốn. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim sâu 0,5 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Chi dưới bại liệt, bàn chân thõng xuống.
161. Lý thượng
Vị trí: Huyệt Túc tam lý lên 1 thốn. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt trẻ em.

162. Nhị lý bán
Vị trí: Huyệt Túc tam lý lên 0,5 thốn. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Viêm ruột cấp tính.

163. Vạn lý
Vị trí: Huyệt Túc tam lý xuống 0,5 thốn. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Quáng gà, teo thần kinh thị giác, tật khúc xạ, bệnh đường ruột.

164. Tứ lý
Vị trí: Huyệt Túc tam lý xuống 1 – 1,5 thốn, từ bờ trước xương chày ra ngoài, 1,5 thốn.
(H.120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt trẻ em, các loại hình bại liệt.

165. Lý ngoại (Sang tân)
Vị trí: Bên ngoài huyệt Túc tam lý 1 thốn. (H. 120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt trẻ em.

166. Trị than 6
Vị trí: Huyệt Lan vĩ xuống 1,5 thốn. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Chi dưới tê bại, bại liệt.

167. Than phục (Dương uỷ 1)
Vị trí: Cạnh ngoài phía trên xương bánh chè lên bằng bề ngang 3 ngón tay. (H. 120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Chi dưới tê bại, bại liệt.
168. Than lập (Dương uỷ 2)




Hình 120
Vị trí: Cạnh ngoài phía trên xương bánh chè lên bằng bề ngang 5 ngón tay. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Chi dưới tê bại, bại liệt.

169. Than khang (Dương uỷ 3)
Vị trí: Cạnh ngoài phía trên xương bánh chè lên bằng bề ngang 7 ngón tay. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Chi dưới bại liệt, bại liệt.

170. Tứ cường
Vị trí: Chính giữa phía trên xương bánh chè lên 4, 5 thốn. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2,5 thốn.
Chủ trị: Chi dưới bại liệt, tê liệt.
171. Kiện tất (Tất thượng, Đỉnh thượng, Trị than 4)
Vị trí: Co đầu gối, phía trên xương bánh chè 3 thốn. (H. 120)
Cách châm: Châm đứng hoặc chếch, sâu 1 – 2,5 thốn.
Chủ trị: Chi dưới tê bại, bại liệt, viêm khớp gối.

172. Tân Phục thỏ
Vị trí: Phía ngoài huyệt Phục thỏ 0,3 thốn. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Chi dưới tê bại, bại liệt, viêm khớp gối.

173. Khách tân trung
Vị trí: Ở huyệt Phục thỏ lên 3 thốn, rồi ra ngoài 1 thốn. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Viêm khớp gối, chi dưới bại liệt, lưng đùi đau.

174. Kiểu linh
Vị trí: Huyệt Ngũ lý xuống 3 thốn. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Bại liệt ở trẻ em, liệt nửa người, viêm túi mật.

175. Củ ngoại phiên 2
Vị trí: Huyệt Thừa sơn sang cạnh trong chân 1 thốn. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt ở trẻ em, bàn chân bai ra ngoài (liệt thần kinh khoeo trong).

176. Củ nội phiên
Vị trí: Huyệt Thừa sơn sang cạnh ngoài chân 1 thốn. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt ở trẻ em, bàn chân vào trong (liệt thân kinh khoeo ngoài).

177. Thừa gian
Vị trí: Giữa huyệt Thừa sơn và huyệt Thừa cân. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt ở trẻ em.

178. Hạ thừa sơn
Vị trí: Dưới huyệt Thừa sơn 0,5 thốn. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Ngứa chân.

179. Uỷ hạ (Phi dương)
Vị trí: Huyệt Ủy trung thẳng xuống 4 thốn rồi ra phía ngoài 1,5 thốn. (H.121)



Hình 121
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt ở trẻ em, đầu gối quặt ra sau, cơ tam đầu cẳng chân bị teo.

180. Uỷ thượng (thượng hợp dương)
Vị trí: Huyệt Uỷ trung thẳng lên 2 thốn. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt ở trẻ em, đùi đau.
181. Trực lập
Vị trí: Huyệt Uỷ trung thẳng lên 4,5 thốn, rồi lệch vào phía trong 0,5 thốn. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt ở trẻ em.

182. Ngoại trực lập
Vị trí: Huyệt Uỷ trung thẳng lên 4,5 thốn rồi lệch ra phía ngoài 1,5 thốn. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt ở trẻ em.

183. Ân thượng
Vị trí: Huyệt Ân môn lên 2 thốn. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Đau đầu, đau lưng đùi, đau thần kinh toạ.

184. Ân hạ
Vị trí: Ở giữa huyệt Thừa phù và huyệt Uỷ trung. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Đau thần kinh toạ, đau buốt lưng trên, lưng dưới, chi dưới bại liệt.

185. Dương cang
Vị trí: Từ huyệt Thừa phù ra ngoài 1,5 thốn. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Đau thần kinh toạ, di chứng bại liệt ở trẻ em.

186. Âm cang
Vị trí: Huyệt Thừa phù vào trong là 1,5 thốn. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Đau thần kinh toạ, di chứng bại liệt ở trẻ em.

187.Tân hoàn khiêu
Vị trí: Ở đầu chót xương cụt đuôi sang ngang 3 thốn. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 3 – 4 thốn.
Chủ trị: Đau thần kinh toạ, chi dưới tê bại, bại liệt.

188. Xuất khí huyệt
Vị trí: Ở sau huyệt Nhiên cốc 0,5 thốn. (H.122)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Thời kỳ cuối của u thực quản gây ra trướng hơi ở đường ruột.
189. Thượng khê (Trị than 7)
Vị trí: Trên huyệt Thái khê 0,5 thốn. (H.122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Bàn chân bai ra ngoài.

190. Can viêm diểm
Vị trí: Mắt cá trong lên 2 thốn. (H.122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Viêm gan, đái dầm, đau bụng kinh.

191. Củ ngoại phiên 1
Vị trí: Ở Tam âm giao xuống 0,5 thốn
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt ở trẻ em.

192. Di niệu
Vị trí: Huyệt Tam âm giao lên 1 thốn. (H.122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Chứng đái dầm.



Hình 122
193. An miên 4
Vị trí: Huyệt Tam âm giao lên 1,5 thốn. (H.122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Mất ngủ, bứt rứt.

194. Lỵ tật mẫn cảm điểm
Vị trí: Ở 2/5 trên và 3/5 dưới của đường nối mắt cá trong và Âm lăng tuyền. (H.122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2
Chủ trị: Di chứng bại liệt ở trẻ em, lỵ.

195. Địa kiện
Vị trí: Dưới huyệt Địa cơ 1 thốn. (H.122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn
Chủ trị: Bàn chân bai ra ngoài.

196. Cơ hạ
Vị trí: Huyệt Cơ môn xuống 2 thốn. (H.122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 - 3 thốn.
Chủ trị: Chi dưới bại liệt, nâng và khép đùi yếu sức.

197. Thượng Khúc tuyền
Vị trí: Co đầu gối, đầu nếp gấp cạnh trong đầu gối lên 3 thốn, sau xương đùi. (H. 122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 thốn.
Chủ trị: Viêm tắc động mạch.

198. Tân sinh
Vị trí: Huyệt Thượng Khúc tuyền thẳng lên 3 thốn. (H.122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 thốn.
Chủ trị: Viêm tắc động mạch.

199. Hậu Huyết hải
Vị trí: Cạnh trong đùi, phía sau huyệt Huyết hải 1,5 thốn. (H.122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Bệnh não gây ra 2 đùi bắt chéo như cái lưỡi kéo (tiễn đao thoái).

200. Giải tiễn (Cổ nội, Cổ câu hạ)
Vị trí: Huyệt Hậu Huyết hải lên 4 thốn. (H.122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Bệnh não gây ra hai đùi bắt chéo như cái lưỡi kéo (tiễn đao thoái).
201. Thượng Huyết hải
Vị trí: Huyệt Huyết hải lên 3 thốn. (H.122)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Chi dưới bại liệt, không đủ sức nhấc đùi lên.

202. Lăng hạ
Vị trí: Dưới huyệt Dương lăng tuyền 2 thốn. (H.123)
Cách châm: Đứng kim, sâu 1-2 thốn.
Chủ trị: Tai điếc, viêm túi mật, giun chui ống mật.

203. Túi ích thông (Lung trung)
Vị trí: Đầu trên xương mác thẳng xuống 3 thốn. (H.123)
Cách châm: Châm đứng hoặc chếch, sâu 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Tai điếc, giun chui ống mật.

204. Hậu dương quan
Vị trí: Sau huyệt Tất Dương quan 1 thốn. (H.123)
Cách châm: Châm đứng kim sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Đau khớp gối, bệnh tinh thần, chi dưới bại liệt.

205. Thượng dương quan
Vị trí: Phía trên huyệt Tất Dương quan 1 thốn. (H.123)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Viêm khớp gối, chi dưới tê bại, bại liệt.

206. Thượng Phong thị (Phục hành, Thị thượng)
Vị trí: Trên huyệt Phong thị 2 thốn. (H.123)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Liệt nửa người, đau thần kinh toạ, di chứng bại liệt ở trẻ em.

207. Tiền tiến
Vị trí: Phía trên huyệt Phong thị 2,5 thốn. (H.123)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 3 thốn.
Chủ trị: Di chứng bại liệt ở trẻ em, liệt nửa người, liệt chèn ép.

208. Kiện khoá
Vị trí: Ở giữa chỗ cao nhất của mào chậu và lồi xương đùi (mấu chuyển động lớn).
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Liệt do dây thần kinh bị chèn ép, liệt nửa người.

209. Khoan cữu (Thoát cữu)



Hình 123
Vị trí: Mấu động lớn xương đùi thẳng lên 0,5 thốn. (H.123)
Cách châm: Châm đứng 1,5 – 2 thốn.
Chủ trị: Trẻ em bị di chứng bại liệt, khớp hông lỏng lẻo.

210. Cường khoá
Vị trí: Dưới mẩu chuyển động lớn 2 thốn, bờ sau xương đùi. (H.123)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 3 – 4 thốn.
Chủ trị: Liệt do chèn ép.

211. Toạ cốt
Vị trí: Ở giữa mấu động lớn và xương cụt đuôi, rồi lùi xuống 1 thốn. (H.121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Đau thần kinh toạ, chi dưới bại liệt.

212. Khoả tứ huyệt
Vị trí: Mắt cá trong, ngoài và Cân kiện hạ, Giải khê.
Cách châm: Châm đứng kim lấy phản ứng làm mức nông sâu.
Chủ trị: Liệt cứng.

213. Khoả tam châm
Vị trí: Là Côn luân, Thái khê, Giải khê.
Cách châm: Châm đứng kim có phản ứng làm mức.
Chủ trị: Liệt cứng

214. Tất tam châm
Vị trí: Là cả 2 huyệt Tất nhỡn và Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2 – 3 thốn.
Chủ trị: Viêm khớp gối, liệt cứng.

215. Lan vĩ (Triệt than 3, Kiện vị điểm)
Vị trí: Phía dưới huyệt Túc lam lý 2 thốn. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim 1,5 – 2,5 thốn.
Chủ trị: Viêm ruột thừa cấp tính (chỉ tham khảo, nên xử trí theo Tây y), chi dưới bại liệt, bàn
chân thõng xuống, tiêu hoá kém.
Tác dụng phối hợp: Với A thị huyệt ; ở bên phải bụng dưới, Túc tam lý, trị viêm ruột thừa
đơn thuần (chỉ tham khảo, nên xử trí theo Tây y).

216. Não thanh (Túc hạ thuỳ điểm, Thượng Giải khê)
Vị trí: Ở trên huyệt Giải khê 2 thốn, bờ ngoài (cạnh ngoài) xương chày. (H. 120)
Cách châm: Châm đứng kim 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Ham ngủ nhiều, di chứng não ngu dại đần độn, đầu xoay, hay quên, trẻ em di chứng
não bàn chân thõng xuống.
Tác dụng phụ: Với Phong trì, Đại chuỳ trị di chứng não ngu dại.

217. Ngoại Âm liêm
Vị trí: Dưới dây chằng rãnh háng hơn 1 bề ngang ngón tay, phía trên và ngoài huyệt Âm
liêm, cạnh ngoài động mạch đùi. (H.120)
Cách châm: Đứng kim hơi chếch ra ngoài sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 1 – 3 mồi. Hơ 5 – 10 phút.
Chủ trị: Chi dưới liệt, thắt lưng và đùi đau, đau thần kinh đùi.
Tác dụng phối hợp: Với Mại bộ, Tân Phục thỏ, Kiện tất, Túc tam lý trị chi dưới bại liệt.

218. Mại bộ
Vị trí: Huyệt Bễ quan xuống 2,5 thốn. (H.120)
Cách châm: Châm đứng kim 1 – 3 thốn. Hơ 5 – 10 phút.
Chủ trị: Di chứng bại liệt trẻ em, liệt nửa người.
Tác dụng phối hợp: Với Hoàn khiêu, Ân môn, Kiện tất, Túc tam lý trị chi dưới bại liệt.

219. Lạc địa (Cân khẩn)
Vị trí: Chính giữa nếp ngang khoeo chân xuống thẳng 9,5 thốn (dưới Thừa sơn 2,5 thốn). (H.
121)
Cách châm: Châm đứng kim 1 – 2 thốn. Hơ 10 – 20 phút.
Chủ trị: Trẻ em di chứng não tê bại kiểu đi bằng gót (mã đế túc).
Tác dụng phối hợp: Với Uỷ dương, Lăng hậu, Căn bình trị chứng đi nhón gót.

220. Căn bình
Vị trí: Trên gân gót chân ngang hai mắt cá chân trong và ngoài nối nhau. (H. 121)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Hơ 10 – 15 phút.
Chủ trị: Trẻ em di chứng não tê bại, đi nhón gót.
Tác dụng phối hợp: Với Hoàn khiêu, Kiện tất, Lăng hậu, Cân khẩn trị chứng chân đi nhón gót.

--
nguon: http://www.dokinhlac.com.vn/noidungtailieuthamkhao.asp?id=48


 

Huyet tình minh/ Tim hieu ve huyet

TÌNH MINH



https://khicongydaovietnam.files.wordpress.com/2010/06/tuhocdayhuyet2-19.jpg 

Tên Huyệt:

Huyệt có tác dụng làm cho con ngươi mắt (tinh) sáng lên (minh), vì vậy gọi là Tình Minh (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:


Lệ Không, Lệ Khổng, Mục Nội Tý, Tinh Minh

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:


Huyệt nhận được những mạch của kinh Chính Thủ Thái Dương, Túc Dương Minh, mạch Âm Kiều, mạch Dương Kiều và mạch Đốc.

Vị Trí:

Cách đầu trong góc mắt 0, 1 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ vòng miệng dưới, chỗ bám của cơ tháp, cơ mày, trên chỗ bám của cơ nâng mũi và môi trên. Chỗ xương hàm trên tiếp khớp với xương trán. Trong ổ mắt có cơ thẳng trong.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh dưới dây thần kinh sọ não số III.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác Dụng:

Sơ phong tiết nhiệt, thanh hoả, minh mục.

Chủ Trị:

Trị các bệnh về mắt, thần kinh mặt liệt.

Châm Cứu:

Bảo người bệnh nhắm mắt, châm thẳng sâu 0, 5 - 1 thốn - Không vê kim - Không cứu.

Ghi Chú: Sau khi rút kim ra, áp bông vào đè mạnh 2 - 3 phút để đề phòng chảy máu.

+ Nếu ngộ châm vào mạch máu gây chảy máu, quanh mi mắt dưới sẽ bị quầng xanh tím, 1 tuần sau, vết quầng sẽ tự tan, không a?nh hưở ng đến thị lực.
--
nguon: http://www.thaythuoccuaban.com/huyetvi/Tinhminh.html




Đôi mắt và mùa xuân

Theo học thuyết ngũ hành của nền y học cổ truyền (YHCT), người xưa đã phân loại và sắp xếp sự vật trong vũ trụ thành 5 nhóm chính là kim - mộc - thủy - hỏa - thổ (kim là kim loại; mộc là gỗ; thủy là nước; hỏa là lửa, nhiệt; thổ là đất). Có một điều rất lý thú là đôi mắt - một giác quan quý giá nhất của con người và mùa xuân - một mùa đẹp nhất trong năm đều được xếp vào hành mộc.


Châm huyệt tình minh. Ảnh: Trần Minh

Theo Đông y, trong 6 loại tà, khí gây bệnh cho đôi mắt thì phong thấp, nhiệt là thủ phạm chính. Những chứng trạng như đau nhức, đỏ, sưng nề, chảy nước mắt, khô rít trong mắt, toét mi mắt đều do phong, thấp, nhiệt gây nên. Để bảo vệ đôi mắt, YHCT có các phương pháp chính là tập luyện, châm cứu và dùng thuốc đều có mục đích là trừ tà và bổ hư.

Phương pháp luyện tập

Để chữa mọi chứng đau mắt, có thể dùng phương pháp luyện khí của Thái Thượng Lão Tử (Trung Quốc): cứ mỗi buổi sáng thức dậy, ngồi ngay ngắn trên giường, quay mặt về hướng đông, nhẹ nhàng hít vào, thở ra 36 lần. Sau đó khép mắt lại, rồi vận chuyển nhãn cầu qua bên phải, qua trái 14 lần, sau đó nhắm thật chặt hai mí mắt và mở mắt ra.

Luyện tập để chữa can khí xông lên mắt gây các triệu chứng như đau, sưng đỏ mắt, ngực sườn đầy tức, đau đầu, ù tai... Cách tập: ngồi tư thế hoa sen (bàn chân bên này đặt lên trên đùi của chân bên kia và ngược lại), nếu những người mới tập chưa ngồi được tư thế này, thì chỉ cần ngồi ngay ngắn, hai mắt nhắm nhẹ. Các ngón hai bàn tay đan chéo vào nhau rồi vận sức đẩy từ từ ra trước hết mức. Sau đó ngửa hai bàn tay lại và cũng đưa từ từ vào sát ngực. Làm như thế từ 3 - 5 lần, rồi mở hai mắt, thở ra nhè nhẹ.

Luyện tập để chữa thận khí. Theo YHCT, tạng thận là mẹ của tạng can, thận chủ âm, tàng tinh huyết. Khi thận bị hư yếu thì tinh khô, huyết kiết, nên tạng can không còn huyết dịch để nuôi dưỡng làm sáng đôi mắt. Vì vậy cần phải thường xuyên luyện tập để tạng thận được khỏe. Phương pháp tập như sau:

Ngồi ngay ngắn, dùng hai lòng bàn tay áp chặt và vuốt từ hai nách xuống sát hông 3 - 5 lần, rồi quặt hai tay ra sau, ôm lấy vùng eo lưng và đứng dậy. Một chân co, một chân nhảy lần lượt qua phải, qua trái, ra trước, lùi sau 10 lần. Đổi qua chân kia cũng nhảy như thế 10 lần là kết thúc lần tập. Mỗi ngày tập 1 - 2 lần.

Chữa chứng hay mỏi mắt, hoa mắt, mắt mờ khi phải làm việc nhiều, nhất là đối với những người sử dụng máy vi tính, làm việc bàn giấy không bảo đảm ánh sáng. Dùng ngón giữa của hai tay mát-xa thường xuyên khóe trong và khóe ngoài hai mắt, ấn nhẹ lên mí mắt, bấm hai huyệt hợp cốc, nhắm hai mắt và đảo tròng mắt nhiều lần. Nếu mắt nặng, sưng đỏ thì dùng tay chà xát mạnh, thường xuyên hai lòng bàn chân.

Châm cứu chữa bệnh mắt


Chữa các bệnh của mắt bằng châm cứu chủ yếu là trị thực chứng bao gồm một số trường hợp sau đây:

Chữa mắt bỗng nhiên sưng đỏ, khô rít bên trong, chảy nước mắt liên tục (do thấp nhiệt gây nên). Châm các huyệt: thần đình, thượng tinh, tín hội, tiền đình, bách hội.

Chữa chảy nước mắt khi ra gió: nguyên nhân là do phụ nữ mới sinh, kiêng khem không tốt, gặp phải gió độc, người say rượu bị cảm gió, vợ chồng giao hợp khi đang hành kinh... Châm các huyệt: toản trúc (ở đầu trong cung lông mày), đại cốt không (ở điểm giữa sau khớp đốt 1 - 2 ngón tay cái), tiểu cốt không (ở giữa sau khớp đốt 1 - 2 ngón tay út), tam âm giao (ở trên mắt cá chân 3 tấc, ngay sát bờ trong xương chày).

Chữa loét đỏ khóe mắt: nguyên nhân do tay bẩn dụi vào mắt hoặc do vợ chồng đang say rượu mà giao hợp. Châm các huyệt: tình minh (ở ngang bờ trong mi mắt, cách mi mắt 0,1 tấc), tứ bạch (ở dưới con ngươi 1 tấc), hợp cốc (ở chỗ lõm giữa xương đốt bàn tay cái và trỏ, ấn thấp ê tức), túc lâm khấp (ở chỗ lõm xương đốt bàn chân 4 - 5, cách khớp xương bàn ngón chân 4 - 5 là 1,5 tấc), nhị gian (ở trên đường tiếp giáp da gan-mu tay của ngón tay trỏ phía ngón cái, ngay chỗ tiếp nối giữa thân và đầu trên xương đốt một ngón trỏ).

Chữa mắt bị mộng thịt: Châm các huyệt phong trì (ở sau dưới đáy hộp sọ, giữa bờ ngoài cơ thang và bờ trong cơ ức đòn chũm), tinh minh, hợp cốc, thái dương (ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mắt và đường kéo dài của cung lông mày).

Châm cứu chữa các chứng bệnh như trên chủ yếu là trị thực bệnh nên thủ thuật châm là dùng phép tả (châm đắc khí thì vê nhiều lần, theo chiều ngược kim đồng hồ...), thời gian châm từ 15 - 20 phút.

Phương pháp dùng thuốc

Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh cho mắt ngoại trừ tai nạn bất thường, thì nếu không do ngoại tà, là do nội thương. Như đã phân tích trên, ngoại tà gây bệnh cho mắt chủ yếu là do phong, thấp, nhiệt. Triệu chứng là mắt đỏ, phù nhức, chảy nước mắt, đau đầu, miệng đắng, ngực sườn đầy tức, ù tai. Điều trị dùng phép tán phong, thanh nhiệt, trừ thấp làm chủ. Bài thuốc thường dùng cho chứng này là bài "Long đởm tả can thang" gồm các vị như sau: long đởm thảo sao rượu 12g; hoàng cầu 8g; chi tử (sao) 8g; trạch tả 8g, sa tiền 4g; đương quy tẩm rượu 2g; sài hồ 8g. Sắc uống ngày một thang.

Nếu là do nội thương thì lục phủ, ngũ tạng bị bệnh đều ảnh hưởng đến mắt, nhưng chủ yếu là do 2 tạng can và thận. Tạng can khai khiếu lên mắt. Nếu can khí uất kết, thì uất nhiệt thượng phù lên trên làm tổn thương mắt. Triệu chứng và cách chữa tương tự như do ngoại nhân đã nêu trên. Nếu can hư, tức là can huyết suy, thì sẽ sinh ra các chứng như mắt mờ, hoa mắt, quáng gà, chóng mặt... và dần dần sẽ dẫn đến mù lòa. Theo quy luật tương sinh (học thuyết ngũ hành), tạng thận là mẹ, sinh ra tạng can là con. Tạng thận chủ về tinh. Tinh lại sinh ra huyết. Như vậy can huyết suy là do tạng thận bị yếu. Vì vậy muốn can huyết sung túc thì phải bổ tạng thận. Tức là khi mắt mờ tối là do tinh suy, huyết kiệt, nên đồng thời phải bổ cả 2 tạng can và thận. Bài thuốc tiêu biểu để bổ can, thận làm sáng mắt là "Kỷ cúc địa hoàng thang" gồm các vị như sau: thục địa 24g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, trạch tả 4g, phục linh 9g, đơn bì 9g, cúc hoa 12g, câu kỷ tử 15g. Sắc uống ngày một thang.

Đây là bài “Lục vị địa hoàng” thêm hai vị cúc hoa và câu kỷ tử. Cả bài lục vị có tác dụng bổ can thận âm, ích tinh, bổ huyết. Thêm vị câu kỷ tử có tác dụng dưỡng âm, bổ huyết, ích tinh, làm tăng thêm tác dụng bổ của bài lục vị. Vị cúc hoa sơ phong, thanh nhiệt, vì 2 loại tà khí này nhân can, thận âm hư lấn vào làm tổn thương mắt.

Ngoài ra, chủ khí của mùa xuân là phong, loại khí này hay gây tổn thương cho mắt, nên phải hạn chế để mắt tiếp xúc với gió thổi mạnh, nhất là với những người cao tuổi, người mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh.

ThS. Lê Văn Thức(Sk&Đs)

--
http://www.thuocbietduoc.com.vn/tin-tuc-3818-1-11/doi-mat-va-mua-xuan.aspx





36 Tử Huyệt Của con Người



Trước đây bí thuật nầy vẫn luôn bị đóng kín trong giới võ lâm, ít người biết được công phu nầy, và cũng ít người tập luyện được cách điểm huyệt… và các vị thầy dạy theo lối bí truyền nên dần dần bị thất truyền .

Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT.
Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền .
36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.



A.- VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:




1.- Huyệt Bách hội:
- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
2.- Huyệt Thần Đình:
- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
3.- Huyệt Thái Dương:
- Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
4.- Huyệt Nhĩ môn:
- Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
5.- Huyệt Tình minh:
- Vị trí tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
6.- Huyệt Nhân trung:
- Vị trí: Dưới p mũi.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
7.- Huyệt Á môn:
- Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.
8.- Huyệt Phong trì:
- Vị trí: Phía sai dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.
9.- Huyệt Nhân nghênh:
- Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.



B.-.. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:




1.- Huyệt Đản trung:
- Vị trí: Giữa hai đầu vú.
- khi bị điểm trúng: Nội khí tản mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí không được rõ ràng.
2.- Huyệt Cưu vĩ:
- Vị trí: Trên rốn 15cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.
3.- Huyệt Cự khuyết:
- Vị trí: Trên rốn 9cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.
4.- Huyệt thần khuyết:
- Vị trí: Tại chính giữa rốn.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
5.- Huyệt Khí hải:
- Vị trí: Dưới rốn 4cm.
- khi bị điểm trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch và sườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
6.- Huyệt Quan Nguyên:
- Vị trí: Dưới rốn 7cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch và thần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.
7.- Huyệt Trung cực:
- Vị trí: Dưới rốn 10cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch và chấn động thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.
8.- Huyệt Khúc cốt:
- Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới - hạ bộ.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.
9.- Huyệt ưng song:
- Vị trí: Trên vú, tại xương sườn thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và thần kinh trước ngực cho đến động, tĩnh mạch, chấn động làm tim ngừng cung cấp máu, gây choáng váng.
10.- Huyệt Nhũ trung:
- Vị trí: Tại chính giữa đầu vú.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và động mạch sung huyết (nhồi máu) phá khí.
11.- Huyệt Nhũ căn:
- Vị trí: Dưới đầu vú 1 đốt xương sườn.
- Khi bị điểm trúng: Do phía trong bên trái là quả tim, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào tim, gây sốc dễ dẫn đến tử vong.
12.- Huyệt Kỳ môn:
- Vị trí: Dưới núm vú, tại xương sườn thứ 6.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, lá lách, chấn động cơ xương, khí huyết ứ đọng.
13.- Huyệt Chương môn:
- Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay.
- Khi bị điểm trúng: Vì phí trong bên phải là gan, nghiêng phía dưới là lá lách, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.
14.- Huyệt Thương khúc:
- Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và đọng mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu.



C.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:



1.- Huyệt Phế du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.
2.- Huyệt Quyết âm du:
- Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.
3.- Huyệt Tâm du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.
4.- Huyệt Thận du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.
5.- Huyệt Mệnh môn:
- Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 và thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.
6.- Huyệt Chí thất:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.
7.- Huyệt Khí hải du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.
8.- Huyệt Vĩ lư:
- Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn và xương cùng.
Khi bị điểm trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điền không dâng lên được.



D.- CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:


1.- Huyệt Kiên tỉnh:
- Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.
- Khi bị điểm trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.

2.- Huyệt Thái uyên:
- Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.
- Khi bị điểm trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.

3.- Huyệt Túc tam lý:
- Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.

4.- Huyệt Tam âm giao:
- Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.

5.- Huyệt Dũng tuyền:
- Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được, phá khinh công.

Tóm lại, 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

4.- Hành uẩn (Sankhàrakkhandha): Tập hợp các tâm hành.




4.- Hành uẩn (Sankhàrakkhandha): Tập hợp các tâm hành.



-- Nầy thiện nam tử Ràdha, Đức Phật nói, lý do khiến một kẻ được gọi là chúng sanh (satta) là vì sự kiện có các hành vi cố ý (tâm hành) được tríu mến, hoặc bị vướng mắc nặng nề."

Có hai loại tâm hành (sankhàra):
(1) hành vi chịu ảnh hưởng của các điều kiện,
(2) hành vi tạo điều kiện gây ra ảnh hưởng.
Loại tâm hành thứ nhứt, chịu điều kiện hoá, là những hiện tượng vật chất và tâm linh khởi sanh ra do bốn yếu tố:
(1) hành vi cố ý, tạo nghiệp (kamma),
(2) ý thức,
(3) thời tiết, và
(4) thức ăn bồi dưỡng.
Bắt đầu từ lúc được quan niệm, các hiện tượng tâm linh bị điều kiện hoá là tâm thức và các tâm sở tương tùy. Các hiện tượng tâm linh phát triển tiếp theo sau đó gồm có: (1) tánh nhạy cảm của mắt, (2) tánh nhạy cảm của tai, (3) tánh nhạy cảm của mũi, (4) tánh nhạy cảm của lưỡi, (5) tánh nhạy cảm của thân và (6) tâm căn. Tất cả các món trên đều là các tâm hành (sankhàra) chịu ảnh hưởng của nghiệp lực trong quá khứ.

Các tâm hành bị điều kiện hoá nầy, chịu ảnh hưởng của ý thức, gồm có tất cả các hành vi vật chất của thân và của miệng. Cúi xuống, duỗi ra, di chuyển, đi, đứng, ngồi, nói, mỉm cười -- tất cả đều là những tâm hành do ý thức tạo nên. Các tâm sở tương tùy hỗ tương nhau mà sanh khởi, cái nọ ảnh hưởng đến cái kia. Có thể gọi chúng là những tâm hành tạo điều kiện gây ảnh hưởng, hoặc là những tâm hành bị điều kiện hoá.

Nhiệt độ nóng hay lạnh là những hành uẩn bị điều kiện hoá do ảnh hưởng của thời tiết. Sự thay đổi sức nóng trong cơ thể sau khi tiêu hoá thức ăn là do hảnh uẩn bị điều kiện hoá bởi ảnh hưởng của thức ăn bồi dưỡng. Các tâm trạng liên tiếp nhau và các tâm sở cũng là những tâm hành bị điều kiện hoá, vì chúng chịu ảnh hưởng của những hiện tượng tâm linh đã xảy ra trước chúng.

Do đó, tất cả hiện tượng vật chất và tâm linh, bị điều kiện hoá do bốn yếu tố: nghiệp lực, ý thức, thời tiết và thức ăn bồi dưỡng, đều được gọi là những hành uẩn bị điều kiện hoá. Và các hành uẩn nầy, vì bị các nguyên nhân liên hệ ảnh hưởng đến, nên cũng đều là vô thường và gây đau khổ.

Theo Đức Phật, khi được nhìn qua tuệ giác minh sát, thì năm uẩn được thấy ra như là vô thường, gây đau khổ và khiếm khuyết một tự thể. Để có thể thấy rõ và hiểu thấu ba đặc tướng của các hành uẩn vật chất và tâm linh đó, thiền giả phải luôn luôn tỉnh thức lưu tâm đến chúng, mỗi khi chúng sanh khởi lên.

Khi cường độ của định lực trở nên đủ mạnh, thì trong tâm trí có khởi lên sự hay biết rất bén nhạy về việc sanh khởi và biến diệt của ba đặc tướng, dầu chúng thoáng qua trong giây lát. Như thế, bản thể vô thường của chúng sẽ trở nên rõ rệt trong tâm trí của thiền giả. Dưới áp lực nặng nề do nơi sự sanh khởi và biến diệt chẳng ngừng của các tâm
hành, hành giả cảm thấy lo sợ về chúng. Rồi bản thể gây đau khổ cũng trở nên rõ ràng thêm trong tâm trí vị ấy. Đường lối quán chiếu nầy đã được sự thực tập, do Đức Phật chỉ dạy, công nhận.

Chúng ta sắp cứu xét loại hành uẩn thứ nhì, tức là loại gây ra các điều kiện tạo nên ảnh hưởng. Theo văn kinh trong Tạng Pali, Tương ưng Bộ Kinh, Phẩm Uẩn (Samyutta, Khandha Vagga) loại hành uẩn nầy được định nghiã như là hiện tượng gây nên các hành vi vật chất và tâm linh.

Trong ngũ uẩn, mỗi uẩn có chức năng riêng của nó và chỉ thực hiện được chức năng ấy mà thôi. Tuy nhiên, sắc uẩn rất đặc thù, độc nhứt. Mặc dầu chẳng thể tự mình làm được gì, nhưng sắc uẩn lại được biến đổi bởi các yếu tố đối nghịch về môi trường. Do nơi thực chất của nó, sự biểu hiện của sắc uẩn chỉ nổi bật lên khi nó được chuyển biến bởi các hành uẩn.

Thọ uẩn chỉ có được thể nghiệm qua các đối tượng thích thú, chán ghét hay trung hoà. Cũng như một người thơ ký, tưởng uẩn chỉ biết ghi nhận mà thôi. Còn thức uẩn thì chỉ hay biết suông thôi về các đối tượng, chỉ thấy, chỉ nghe, v.v. Nhưng với hành uẩn, thì đi, đứng, ngồi, nằm, cúi xuống, duỗi ra, di chuyển, mỉm cười, nói, suy nghĩ, thấy, nghe, và tất cả các hoạt động về vật chất hay tâm linh đều do hành uẩn gây nên cả. Ước muốn đi, đứng, ngồi và nằm ngủ, tất cả đều do hành uẩn cả.

Được hành uẩn thúc đẩy, tất cả các động tác về vật lý, về lời nói, hay về tâm linh, khởi sanh lên. Do đó mà sự biểu hiện của hành uẩn dưới hình thức vật chất, lời nói, hay tâm linh mới bị nhận ra một cách lầm lẫn là do một thực thể tự ngã nào đó, do cái ‘Tôi’ nào đó, đã thực hiện, để rồi từ dó mà nẩy sanh ra sự luyến mộ hoặc sự vướng mắc vào.

Thực ra, hành uẩn chẳng hề có một cốt tủy nội tại nào cả, chẳng hề có một linh hồn nào cả. Sự biểu hiện của hành uẩn chỉ là các hiện tượng thiên nhiên xảy ra do theo một tiến trình thuộc tương quan nhân quả mà thôi. Hành uẩn chẳng có linh hồn và vì thế mà các chúng sanh mới bị đè nén. Nơi hành uẩn, chẳng có một cốt lõi, chẳng có một bản thể nào cả, chỉ có sự gây nên đau khổ mà thôi.

Kẻ nào giao du với bạn dữ, hay theo học với một vị thầy xấu, hoặc suy tư chẳng đứng đắn về các kinh nghiệm bản thân mình, thì có thể phạm vào các hành vi bất thiện về thân thể, về lời nói và về tâm ý. Các thí dụ về hành vi bất thiện và đáng trách, trong cuộc đời hiện tại, gồm có việc vi phạm luật pháp và trật tự, uống rượu, dùng các chất ma túy và cờ bạc.

Bị ảnh hưởng bởi sự tham lam và giận hờn, các hành động và lời nói chẳng thích đáng đưa đến sự mất mát tài sản, bị trừng phạt, mất bạn bè, và phải chịu các tai nạn trong cuộc đời hiện tại nầy. Và vượt xa hơn cõi đời hiện tại, thì phải chịu tái sanh vào các ác đạo. Để tránh khỏi các điều bất hạnh đó, chúng ta cần phải nên hiểu rõ rằng chúng ta đang bị đè nặng dưới các hành vi cố ý của hành uẩn.

Nhìn kỹ với tuệ giác minh sát, ta có thể quan sát thấy chẳng có một thực thể tự ngã nào, một cốt lõi nội tại nào, một bản thể nào đang hiện hữu trong hành uẩn cả. Vì thế cho nên Đức Phật đã ví hành uẩn như các bẹ chuối. Các bẹ ấy trông giống như một thân cây và dường như có một
lõi cứng chắc ở trong ruột. Tuy nhiên, nếu dùng dao mà cắt và lột từng bẹ ra, thì ra nó là rỗng ruột, chẳng có lõi, chẳng cốt tủy nào cả. Chỉ có bẹ, từng bẹ, từng bẹ, lớp nầy đến lớp khác. Cũng như thân cây chuối, hành uẩn chẳng hề có một cốt tủy nội tại nào có giá trị cả.

Hành uẩn gồm có năm mươi hai tâm sở tương tuỳ, do tâm sở tác ý (cetana) cầm đầu. Hai mươi tâm sở quan trọng nhứt trong số đó là:
(1) tâm sở xúc (phasa) khởi lên khi các phần nhạy cảm của sáu căn tiếp xúc với các đối tượng như các vật được thấy, các tiếng được nghe, v.v.,
(2) tâm sở chú tâm (manasikarà) khởi lên khi có sự chú ý đến các sự vật,
(3) tâm sở định (ekaggatà) khi có sự tập trung tâm ý vào một điểm duy nhứt trên đối tượng,
(4) tâm sở tầm (vitaka) là sự tiếp xúc sơ khởi của tâm lên đối tượng,
(5) tâm sở tứ (vicàra) là sự tiếp xúc kéo dài liên tục dán chặt tâm lên trên đối tượng để khán nghiệm,
(6) tâm sở nỗ lực (viriya), gắng sức
(7) tâm sở tham (lobha)
(8) tâm sở sân hận (dosa), giận hờn, (9) tâm sở vô minh (moha), mê muội,
(10) tâm sở kiêu mạn (màna), phách lối,
(11) tâm sở tà kiến (ditthi), ý kiến sai lầm, (12) tâm sở nghi ngờ (vicikicchà) đối với Đức Phật, Chánh Pháp và Tăng già,
(13) tâm sở vô tham (alobha), chẳng tham lam,
(14) tâm sở vô sân (adosa), chẳng giận hờn,
(15) tâm sở vô si (amoha), chẳng mê muội,
(16) tâm sở tín (saddhà), tin tưởng,
(17) tâm sở tỉnh giác (sati),
(18) tâm sở từ (metta),
(19) tâm sở bi (karunà),
(20) tâm sở hỉ (mudità).

Thân hành, khẩu hành và ý hành do tâm sở tác ý (cetanà) thúc đẩy và tạo nhiều hành nghiệp (sankhàra dhamma). Tuy nhiên, chỉ có các tâm hành chịu điều kiện hoá, các hành vi, lời nói và động tác tâm ý, mới được thấy rõ ràng hiển nhiên.
Tà kiến cho rằng "mọi hành động đều do ‘Tôi’ làm cả" sở dĩ đã khởi lên được là do các hành nghiệp. Vì thế cho nên Đức Phật có nói: "Khi một kẻ nào hoặc tríu mến, hoặc bị vướng mắc nặng nề vào hành uẩn, thì kẻ ấy được gọi là một chúng sanh (satta).