TÌNH MINH
Tên Huyệt:
Huyệt có tác dụng làm cho con ngươi mắt (tinh) sáng lên (minh), vì vậy gọi là Tình Minh (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Lệ Không, Lệ Khổng, Mục Nội Tý, Tinh Minh
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt nhận được những mạch của kinh Chính Thủ Thái Dương, Túc Dương Minh, mạch Âm Kiều, mạch Dương Kiều và mạch Đốc.
Vị Trí:
Cách đầu trong góc mắt 0, 1 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ vòng miệng dưới, chỗ bám của cơ tháp, cơ mày, trên chỗ bám của cơ nâng mũi và môi trên. Chỗ xương hàm trên tiếp khớp với xương trán. Trong ổ mắt có cơ thẳng trong.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh dưới dây thần kinh sọ não số III.
Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác Dụng:
Sơ phong tiết nhiệt, thanh hoả, minh mục.
Chủ Trị:
Trị các bệnh về mắt, thần kinh mặt liệt.
Châm Cứu:
Bảo người bệnh nhắm mắt, châm thẳng sâu 0, 5 - 1 thốn - Không vê kim - Không cứu.
Ghi Chú: Sau khi rút kim ra, áp bông vào đè mạnh 2 - 3 phút để đề phòng chảy máu.
+ Nếu ngộ châm vào mạch máu gây chảy máu, quanh mi mắt dưới sẽ bị quầng xanh tím, 1 tuần sau, vết quầng sẽ tự tan, không a?nh hưở ng đến thị lực.
--
nguon: http://www.thaythuoccuaban.com/huyetvi/Tinhminh.html
Đôi mắt và mùa xuân
Theo học thuyết ngũ hành của nền y học cổ truyền (YHCT), người xưa đã phân loại và sắp xếp sự vật trong vũ trụ thành 5 nhóm chính là kim - mộc - thủy - hỏa - thổ (kim là kim loại; mộc là gỗ; thủy là nước; hỏa là lửa, nhiệt; thổ là đất). Có một điều rất lý thú là đôi mắt - một giác quan quý giá nhất của con người và mùa xuân - một mùa đẹp nhất trong năm đều được xếp vào hành mộc.
Châm huyệt tình minh. Ảnh: Trần Minh
Theo Đông y, trong 6 loại tà, khí gây bệnh cho đôi mắt thì phong thấp, nhiệt là thủ phạm chính. Những chứng trạng như đau nhức, đỏ, sưng nề, chảy nước mắt, khô rít trong mắt, toét mi mắt đều do phong, thấp, nhiệt gây nên. Để bảo vệ đôi mắt, YHCT có các phương pháp chính là tập luyện, châm cứu và dùng thuốc đều có mục đích là trừ tà và bổ hư.
Phương pháp luyện tập
Để chữa mọi chứng đau mắt, có thể dùng phương pháp luyện khí của Thái Thượng Lão Tử (Trung Quốc): cứ mỗi buổi sáng thức dậy, ngồi ngay ngắn trên giường, quay mặt về hướng đông, nhẹ nhàng hít vào, thở ra 36 lần. Sau đó khép mắt lại, rồi vận chuyển nhãn cầu qua bên phải, qua trái 14 lần, sau đó nhắm thật chặt hai mí mắt và mở mắt ra.
Luyện tập để chữa can khí xông lên mắt gây các triệu chứng như đau, sưng đỏ mắt, ngực sườn đầy tức, đau đầu, ù tai... Cách tập: ngồi tư thế hoa sen (bàn chân bên này đặt lên trên đùi của chân bên kia và ngược lại), nếu những người mới tập chưa ngồi được tư thế này, thì chỉ cần ngồi ngay ngắn, hai mắt nhắm nhẹ. Các ngón hai bàn tay đan chéo vào nhau rồi vận sức đẩy từ từ ra trước hết mức. Sau đó ngửa hai bàn tay lại và cũng đưa từ từ vào sát ngực. Làm như thế từ 3 - 5 lần, rồi mở hai mắt, thở ra nhè nhẹ.
Luyện tập để chữa thận khí. Theo YHCT, tạng thận là mẹ của tạng can, thận chủ âm, tàng tinh huyết. Khi thận bị hư yếu thì tinh khô, huyết kiết, nên tạng can không còn huyết dịch để nuôi dưỡng làm sáng đôi mắt. Vì vậy cần phải thường xuyên luyện tập để tạng thận được khỏe. Phương pháp tập như sau:
Ngồi ngay ngắn, dùng hai lòng bàn tay áp chặt và vuốt từ hai nách xuống sát hông 3 - 5 lần, rồi quặt hai tay ra sau, ôm lấy vùng eo lưng và đứng dậy. Một chân co, một chân nhảy lần lượt qua phải, qua trái, ra trước, lùi sau 10 lần. Đổi qua chân kia cũng nhảy như thế 10 lần là kết thúc lần tập. Mỗi ngày tập 1 - 2 lần.
Chữa chứng hay mỏi mắt, hoa mắt, mắt mờ khi phải làm việc nhiều, nhất là đối với những người sử dụng máy vi tính, làm việc bàn giấy không bảo đảm ánh sáng. Dùng ngón giữa của hai tay mát-xa thường xuyên khóe trong và khóe ngoài hai mắt, ấn nhẹ lên mí mắt, bấm hai huyệt hợp cốc, nhắm hai mắt và đảo tròng mắt nhiều lần. Nếu mắt nặng, sưng đỏ thì dùng tay chà xát mạnh, thường xuyên hai lòng bàn chân.
Châm cứu chữa bệnh mắt
Chữa các bệnh của mắt bằng châm cứu chủ yếu là trị thực chứng bao gồm một số trường hợp sau đây:
Chữa mắt bỗng nhiên sưng đỏ, khô rít bên trong, chảy nước mắt liên tục (do thấp nhiệt gây nên). Châm các huyệt: thần đình, thượng tinh, tín hội, tiền đình, bách hội.
Chữa chảy nước mắt khi ra gió: nguyên nhân là do phụ nữ mới sinh, kiêng khem không tốt, gặp phải gió độc, người say rượu bị cảm gió, vợ chồng giao hợp khi đang hành kinh... Châm các huyệt: toản trúc (ở đầu trong cung lông mày), đại cốt không (ở điểm giữa sau khớp đốt 1 - 2 ngón tay cái), tiểu cốt không (ở giữa sau khớp đốt 1 - 2 ngón tay út), tam âm giao (ở trên mắt cá chân 3 tấc, ngay sát bờ trong xương chày).
Chữa loét đỏ khóe mắt: nguyên nhân do tay bẩn dụi vào mắt hoặc do vợ chồng đang say rượu mà giao hợp. Châm các huyệt: tình minh (ở ngang bờ trong mi mắt, cách mi mắt 0,1 tấc), tứ bạch (ở dưới con ngươi 1 tấc), hợp cốc (ở chỗ lõm giữa xương đốt bàn tay cái và trỏ, ấn thấp ê tức), túc lâm khấp (ở chỗ lõm xương đốt bàn chân 4 - 5, cách khớp xương bàn ngón chân 4 - 5 là 1,5 tấc), nhị gian (ở trên đường tiếp giáp da gan-mu tay của ngón tay trỏ phía ngón cái, ngay chỗ tiếp nối giữa thân và đầu trên xương đốt một ngón trỏ).
Chữa mắt bị mộng thịt: Châm các huyệt phong trì (ở sau dưới đáy hộp sọ, giữa bờ ngoài cơ thang và bờ trong cơ ức đòn chũm), tinh minh, hợp cốc, thái dương (ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mắt và đường kéo dài của cung lông mày).
Châm cứu chữa các chứng bệnh như trên chủ yếu là trị thực bệnh nên thủ thuật châm là dùng phép tả (châm đắc khí thì vê nhiều lần, theo chiều ngược kim đồng hồ...), thời gian châm từ 15 - 20 phút.
Phương pháp dùng thuốc
Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh cho mắt ngoại trừ tai nạn bất thường, thì nếu không do ngoại tà, là do nội thương. Như đã phân tích trên, ngoại tà gây bệnh cho mắt chủ yếu là do phong, thấp, nhiệt. Triệu chứng là mắt đỏ, phù nhức, chảy nước mắt, đau đầu, miệng đắng, ngực sườn đầy tức, ù tai. Điều trị dùng phép tán phong, thanh nhiệt, trừ thấp làm chủ. Bài thuốc thường dùng cho chứng này là bài "Long đởm tả can thang" gồm các vị như sau: long đởm thảo sao rượu 12g; hoàng cầu 8g; chi tử (sao) 8g; trạch tả 8g, sa tiền 4g; đương quy tẩm rượu 2g; sài hồ 8g. Sắc uống ngày một thang.
Nếu là do nội thương thì lục phủ, ngũ tạng bị bệnh đều ảnh hưởng đến mắt, nhưng chủ yếu là do 2 tạng can và thận. Tạng can khai khiếu lên mắt. Nếu can khí uất kết, thì uất nhiệt thượng phù lên trên làm tổn thương mắt. Triệu chứng và cách chữa tương tự như do ngoại nhân đã nêu trên. Nếu can hư, tức là can huyết suy, thì sẽ sinh ra các chứng như mắt mờ, hoa mắt, quáng gà, chóng mặt... và dần dần sẽ dẫn đến mù lòa. Theo quy luật tương sinh (học thuyết ngũ hành), tạng thận là mẹ, sinh ra tạng can là con. Tạng thận chủ về tinh. Tinh lại sinh ra huyết. Như vậy can huyết suy là do tạng thận bị yếu. Vì vậy muốn can huyết sung túc thì phải bổ tạng thận. Tức là khi mắt mờ tối là do tinh suy, huyết kiệt, nên đồng thời phải bổ cả 2 tạng can và thận. Bài thuốc tiêu biểu để bổ can, thận làm sáng mắt là "Kỷ cúc địa hoàng thang" gồm các vị như sau: thục địa 24g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, trạch tả 4g, phục linh 9g, đơn bì 9g, cúc hoa 12g, câu kỷ tử 15g. Sắc uống ngày một thang.
Đây là bài “Lục vị địa hoàng” thêm hai vị cúc hoa và câu kỷ tử. Cả bài lục vị có tác dụng bổ can thận âm, ích tinh, bổ huyết. Thêm vị câu kỷ tử có tác dụng dưỡng âm, bổ huyết, ích tinh, làm tăng thêm tác dụng bổ của bài lục vị. Vị cúc hoa sơ phong, thanh nhiệt, vì 2 loại tà khí này nhân can, thận âm hư lấn vào làm tổn thương mắt.
Ngoài ra, chủ khí của mùa xuân là phong, loại khí này hay gây tổn thương cho mắt, nên phải hạn chế để mắt tiếp xúc với gió thổi mạnh, nhất là với những người cao tuổi, người mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh.
ThS. Lê Văn Thức(Sk&Đs)
--
http://www.thuocbietduoc.com.vn/tin-tuc-3818-1-11/doi-mat-va-mua-xuan.aspx
36 Tử Huyệt Của con Người
Trước đây bí thuật nầy vẫn luôn bị đóng kín trong giới võ lâm, ít người biết được công phu nầy, và cũng ít người tập luyện được cách điểm huyệt… và các vị thầy dạy theo lối bí truyền nên dần dần bị thất truyền .
Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT.
Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền .
36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
A.- VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:
1.- Huyệt Bách hội:
- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
2.- Huyệt Thần Đình:
- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
3.- Huyệt Thái Dương:
- Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
4.- Huyệt Nhĩ môn:
- Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
5.- Huyệt Tình minh:
- Vị trí tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
6.- Huyệt Nhân trung:
- Vị trí: Dưới p mũi.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
7.- Huyệt Á môn:
- Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.
8.- Huyệt Phong trì:
- Vị trí: Phía sai dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.
9.- Huyệt Nhân nghênh:
- Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.
B.-.. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:
1.- Huyệt Đản trung:
- Vị trí: Giữa hai đầu vú.
- khi bị điểm trúng: Nội khí tản mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí không được rõ ràng.
2.- Huyệt Cưu vĩ:
- Vị trí: Trên rốn 15cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.
3.- Huyệt Cự khuyết:
- Vị trí: Trên rốn 9cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.
4.- Huyệt thần khuyết:
- Vị trí: Tại chính giữa rốn.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
5.- Huyệt Khí hải:
- Vị trí: Dưới rốn 4cm.
- khi bị điểm trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch và sườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
6.- Huyệt Quan Nguyên:
- Vị trí: Dưới rốn 7cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch và thần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.
7.- Huyệt Trung cực:
- Vị trí: Dưới rốn 10cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch và chấn động thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.
8.- Huyệt Khúc cốt:
- Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới - hạ bộ.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.
9.- Huyệt ưng song:
- Vị trí: Trên vú, tại xương sườn thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và thần kinh trước ngực cho đến động, tĩnh mạch, chấn động làm tim ngừng cung cấp máu, gây choáng váng.
10.- Huyệt Nhũ trung:
- Vị trí: Tại chính giữa đầu vú.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và động mạch sung huyết (nhồi máu) phá khí.
11.- Huyệt Nhũ căn:
- Vị trí: Dưới đầu vú 1 đốt xương sườn.
- Khi bị điểm trúng: Do phía trong bên trái là quả tim, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào tim, gây sốc dễ dẫn đến tử vong.
12.- Huyệt Kỳ môn:
- Vị trí: Dưới núm vú, tại xương sườn thứ 6.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, lá lách, chấn động cơ xương, khí huyết ứ đọng.
13.- Huyệt Chương môn:
- Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay.
- Khi bị điểm trúng: Vì phí trong bên phải là gan, nghiêng phía dưới là lá lách, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.
14.- Huyệt Thương khúc:
- Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và đọng mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu.
C.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:
1.- Huyệt Phế du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.
2.- Huyệt Quyết âm du:
- Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.
3.- Huyệt Tâm du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.
4.- Huyệt Thận du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.
5.- Huyệt Mệnh môn:
- Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 và thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.
6.- Huyệt Chí thất:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.
7.- Huyệt Khí hải du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.
8.- Huyệt Vĩ lư:
- Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn và xương cùng.
Khi bị điểm trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điền không dâng lên được.
D.- CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:
1.- Huyệt Kiên tỉnh:
- Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.
- Khi bị điểm trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.
2.- Huyệt Thái uyên:
- Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.
- Khi bị điểm trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.
3.- Huyệt Túc tam lý:
- Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.
4.- Huyệt Tam âm giao:
- Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.
5.- Huyệt Dũng tuyền:
- Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được, phá khinh công.
Tóm lại, 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét