4.- Hành uẩn (Sankhàrakkhandha): Tập hợp các tâm hành.
-- Nầy thiện nam tử Ràdha, Đức Phật nói, lý do khiến một kẻ được gọi là chúng sanh (satta) là vì sự kiện có các hành vi cố ý (tâm hành) được tríu mến, hoặc bị vướng mắc nặng nề."
Có hai loại tâm hành (sankhàra):
(1) hành vi chịu ảnh hưởng của các điều kiện,Loại tâm hành thứ nhứt, chịu điều kiện hoá, là những hiện tượng vật chất và tâm linh khởi sanh ra do bốn yếu tố:
(2) hành vi tạo điều kiện gây ra ảnh hưởng.
(1) hành vi cố ý, tạo nghiệp (kamma),Bắt đầu từ lúc được quan niệm, các hiện tượng tâm linh bị điều kiện hoá là tâm thức và các tâm sở tương tùy. Các hiện tượng tâm linh phát triển tiếp theo sau đó gồm có: (1) tánh nhạy cảm của mắt, (2) tánh nhạy cảm của tai, (3) tánh nhạy cảm của mũi, (4) tánh nhạy cảm của lưỡi, (5) tánh nhạy cảm của thân và (6) tâm căn. Tất cả các món trên đều là các tâm hành (sankhàra) chịu ảnh hưởng của nghiệp lực trong quá khứ.
(2) ý thức,
(3) thời tiết, và
(4) thức ăn bồi dưỡng.
Các tâm hành bị điều kiện hoá nầy, chịu ảnh hưởng của ý thức, gồm có tất cả các hành vi vật chất của thân và của miệng. Cúi xuống, duỗi ra, di chuyển, đi, đứng, ngồi, nói, mỉm cười -- tất cả đều là những tâm hành do ý thức tạo nên. Các tâm sở tương tùy hỗ tương nhau mà sanh khởi, cái nọ ảnh hưởng đến cái kia. Có thể gọi chúng là những tâm hành tạo điều kiện gây ảnh hưởng, hoặc là những tâm hành bị điều kiện hoá.
Nhiệt độ nóng hay lạnh là những hành uẩn bị điều kiện hoá do ảnh hưởng của thời tiết. Sự thay đổi sức nóng trong cơ thể sau khi tiêu hoá thức ăn là do hảnh uẩn bị điều kiện hoá bởi ảnh hưởng của thức ăn bồi dưỡng. Các tâm trạng liên tiếp nhau và các tâm sở cũng là những tâm hành bị điều kiện hoá, vì chúng chịu ảnh hưởng của những hiện tượng tâm linh đã xảy ra trước chúng.
Do đó, tất cả hiện tượng vật chất và tâm linh, bị điều kiện hoá do bốn yếu tố: nghiệp lực, ý thức, thời tiết và thức ăn bồi dưỡng, đều được gọi là những hành uẩn bị điều kiện hoá. Và các hành uẩn nầy, vì bị các nguyên nhân liên hệ ảnh hưởng đến, nên cũng đều là vô thường và gây đau khổ.
Theo Đức Phật, khi được nhìn qua tuệ giác minh sát, thì năm uẩn được thấy ra như là vô thường, gây đau khổ và khiếm khuyết một tự thể. Để có thể thấy rõ và hiểu thấu ba đặc tướng của các hành uẩn vật chất và tâm linh đó, thiền giả phải luôn luôn tỉnh thức lưu tâm đến chúng, mỗi khi chúng sanh khởi lên.
Khi cường độ của định lực trở nên đủ mạnh, thì trong tâm trí có khởi lên sự hay biết rất bén nhạy về việc sanh khởi và biến diệt của ba đặc tướng, dầu chúng thoáng qua trong giây lát. Như thế, bản thể vô thường của chúng sẽ trở nên rõ rệt trong tâm trí của thiền giả. Dưới áp lực nặng nề do nơi sự sanh khởi và biến diệt chẳng ngừng của các tâm
hành, hành giả cảm thấy lo sợ về chúng. Rồi bản thể gây đau khổ cũng trở nên rõ ràng thêm trong tâm trí vị ấy. Đường lối quán chiếu nầy đã được sự thực tập, do Đức Phật chỉ dạy, công nhận.
Chúng ta sắp cứu xét loại hành uẩn thứ nhì, tức là loại gây ra các điều kiện tạo nên ảnh hưởng. Theo văn kinh trong Tạng Pali, Tương ưng Bộ Kinh, Phẩm Uẩn (Samyutta, Khandha Vagga) loại hành uẩn nầy được định nghiã như là hiện tượng gây nên các hành vi vật chất và tâm linh.
Trong ngũ uẩn, mỗi uẩn có chức năng riêng của nó và chỉ thực hiện được chức năng ấy mà thôi. Tuy nhiên, sắc uẩn rất đặc thù, độc nhứt. Mặc dầu chẳng thể tự mình làm được gì, nhưng sắc uẩn lại được biến đổi bởi các yếu tố đối nghịch về môi trường. Do nơi thực chất của nó, sự biểu hiện của sắc uẩn chỉ nổi bật lên khi nó được chuyển biến bởi các hành uẩn.
Thọ uẩn chỉ có được thể nghiệm qua các đối tượng thích thú, chán ghét hay trung hoà. Cũng như một người thơ ký, tưởng uẩn chỉ biết ghi nhận mà thôi. Còn thức uẩn thì chỉ hay biết suông thôi về các đối tượng, chỉ thấy, chỉ nghe, v.v. Nhưng với hành uẩn, thì đi, đứng, ngồi, nằm, cúi xuống, duỗi ra, di chuyển, mỉm cười, nói, suy nghĩ, thấy, nghe, và tất cả các hoạt động về vật chất hay tâm linh đều do hành uẩn gây nên cả. Ước muốn đi, đứng, ngồi và nằm ngủ, tất cả đều do hành uẩn cả.
Được hành uẩn thúc đẩy, tất cả các động tác về vật lý, về lời nói, hay về tâm linh, khởi sanh lên. Do đó mà sự biểu hiện của hành uẩn dưới hình thức vật chất, lời nói, hay tâm linh mới bị nhận ra một cách lầm lẫn là do một thực thể tự ngã nào đó, do cái ‘Tôi’ nào đó, đã thực hiện, để rồi từ dó mà nẩy sanh ra sự luyến mộ hoặc sự vướng mắc vào.
Thực ra, hành uẩn chẳng hề có một cốt tủy nội tại nào cả, chẳng hề có một linh hồn nào cả. Sự biểu hiện của hành uẩn chỉ là các hiện tượng thiên nhiên xảy ra do theo một tiến trình thuộc tương quan nhân quả mà thôi. Hành uẩn chẳng có linh hồn và vì thế mà các chúng sanh mới bị đè nén. Nơi hành uẩn, chẳng có một cốt lõi, chẳng có một bản thể nào cả, chỉ có sự gây nên đau khổ mà thôi.
Kẻ nào giao du với bạn dữ, hay theo học với một vị thầy xấu, hoặc suy tư chẳng đứng đắn về các kinh nghiệm bản thân mình, thì có thể phạm vào các hành vi bất thiện về thân thể, về lời nói và về tâm ý. Các thí dụ về hành vi bất thiện và đáng trách, trong cuộc đời hiện tại, gồm có việc vi phạm luật pháp và trật tự, uống rượu, dùng các chất ma túy và cờ bạc.
Bị ảnh hưởng bởi sự tham lam và giận hờn, các hành động và lời nói chẳng thích đáng đưa đến sự mất mát tài sản, bị trừng phạt, mất bạn bè, và phải chịu các tai nạn trong cuộc đời hiện tại nầy. Và vượt xa hơn cõi đời hiện tại, thì phải chịu tái sanh vào các ác đạo. Để tránh khỏi các điều bất hạnh đó, chúng ta cần phải nên hiểu rõ rằng chúng ta đang bị đè nặng dưới các hành vi cố ý của hành uẩn.
Nhìn kỹ với tuệ giác minh sát, ta có thể quan sát thấy chẳng có một thực thể tự ngã nào, một cốt lõi nội tại nào, một bản thể nào đang hiện hữu trong hành uẩn cả. Vì thế cho nên Đức Phật đã ví hành uẩn như các bẹ chuối. Các bẹ ấy trông giống như một thân cây và dường như có một
lõi cứng chắc ở trong ruột. Tuy nhiên, nếu dùng dao mà cắt và lột từng bẹ ra, thì ra nó là rỗng ruột, chẳng có lõi, chẳng cốt tủy nào cả. Chỉ có bẹ, từng bẹ, từng bẹ, lớp nầy đến lớp khác. Cũng như thân cây chuối, hành uẩn chẳng hề có một cốt tủy nội tại nào có giá trị cả.
Hành uẩn gồm có năm mươi hai tâm sở tương tuỳ, do tâm sở tác ý (cetana) cầm đầu. Hai mươi tâm sở quan trọng nhứt trong số đó là:
(1) tâm sở xúc (phasa) khởi lên khi các phần nhạy cảm của sáu căn tiếp xúc với các đối tượng như các vật được thấy, các tiếng được nghe, v.v.,
(2) tâm sở chú tâm (manasikarà) khởi lên khi có sự chú ý đến các sự vật,
(3) tâm sở định (ekaggatà) khi có sự tập trung tâm ý vào một điểm duy nhứt trên đối tượng,
(4) tâm sở tầm (vitaka) là sự tiếp xúc sơ khởi của tâm lên đối tượng,
(5) tâm sở tứ (vicàra) là sự tiếp xúc kéo dài liên tục dán chặt tâm lên trên đối tượng để khán nghiệm,
(6) tâm sở nỗ lực (viriya), gắng sức
(7) tâm sở tham (lobha)
(8) tâm sở sân hận (dosa), giận hờn, (9) tâm sở vô minh (moha), mê muội,
(10) tâm sở kiêu mạn (màna), phách lối,
(11) tâm sở tà kiến (ditthi), ý kiến sai lầm, (12) tâm sở nghi ngờ (vicikicchà) đối với Đức Phật, Chánh Pháp và Tăng già,
(13) tâm sở vô tham (alobha), chẳng tham lam,
(14) tâm sở vô sân (adosa), chẳng giận hờn,
(15) tâm sở vô si (amoha), chẳng mê muội,
(16) tâm sở tín (saddhà), tin tưởng,
(17) tâm sở tỉnh giác (sati),
(18) tâm sở từ (metta),
(19) tâm sở bi (karunà),
(20) tâm sở hỉ (mudità).
Thân hành, khẩu hành và ý hành do tâm sở tác ý (cetanà) thúc đẩy và tạo nhiều hành nghiệp (sankhàra dhamma). Tuy nhiên, chỉ có các tâm hành chịu điều kiện hoá, các hành vi, lời nói và động tác tâm ý, mới được thấy rõ ràng hiển nhiên.
Tà kiến cho rằng "mọi hành động đều do ‘Tôi’ làm cả" sở dĩ đã khởi lên được là do các hành nghiệp. Vì thế cho nên Đức Phật có nói: "Khi một kẻ nào hoặc tríu mến, hoặc bị vướng mắc nặng nề vào hành uẩn, thì kẻ ấy được gọi là một chúng sanh (satta).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét