Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Trở Thành Giàu

Hiền Thục


V. Phẩm Vua Munda
(I) (41) Trở Thành Giàu


1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi gia chủ Anàthapindika
đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ
Anàthapindika đang ngồi một bên:

2. - Này Gia chủ, có năm lý do này để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm?
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay,
kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp; tự làm mình an lạc, hoan hỷ và chơn chánh
duy trì sự an lạc; làm cho mẹ cha an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc; làm cho vợ con, người
phục vụ, các người làm công được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là lý do thứ nhất
để gây dựng tài sản.

3. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay,
kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp. Vị ấy làm cho bạn bè thân hữu an lạc, hoan
hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là lý do thứ hai để gầy dựng tài sản.

4. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay,
kiếm được do đổ mổ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp. Các tai họa từ lửa, từ nước, từ vua, từ ăn
trộm, từ kẻ thù hay từ các người thừa tự được chận đứng, và vị ấy giữ tài sản được an toàn cho vị ấy.
Ðây là lý do thứ ba để gầy dựng tài sản.

5. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay,
kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp, có thể làm năm hiến cúng. Hiến cúng cho bà
con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho hương linh đã chết (peta), hiến cúng cho vua, hiến cúng cho
chư Thiên. Ðây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản.

6. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay,
kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp, đối với các Sa-môn, Bà-la-môn nào ly kiêu
mạn, ly phóng dật, an trú nhẫn nhục, nhu hòa, nhiếp phục tự mình, an tịnh tự mình, làm lắng dịu tự
mình, đối với những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy vị ấy tổ chức sự cúng dường tối thượng, đưa đến cảnh
giới chư Thiên, được quả dị thục, đưa đến cõi trời. Ðây là lý do thứ năm để gầy dựng tài sản.
Này Gia chủ, có năm lý do này để gầy dựng tài sản.

7. Này Gia chủ, đối với vị Thánh đệ tử gầy dựng tài sản với năm lý do này, khi tài sản đi đến hoại diệt,
vị ấy suy nghĩ như sau: “Các tài sản do những lý do để gầy dựng, ta đã gầy dựng chúng. Nay các tài sản
ấy của ta đi đến hoại diệt”, vị ấy không có hối hận. Này Gia chủ, đối với vị Thánh đệ gầy dựng tài sản
với năm lý do này, nếu tài sản ấy đi đến tăng trưởng, vị ấy suy nghĩ như sau: “Các tài sản do những lý
do gầy dựng, ta đã gầy dựng chúng. Nay các tài sản ấy của ta đi đến tăng trưởng”. Như vậy, cả hai
phương diện, vị ấy không có hối hận.

Tài sản được thọ hưởng,
Gia nhân được nuôi dưỡng,
Chính nhờ các tài sản,
Do ta tránh tai họa.
Là cúng dường tối thượng,
Làm năm loại hiến vật,
Dành cho bậc trì giới
Bậc tự điều, Phạm hạnh.
Mục đích gì bậc Trí,
Trú nhà, cầu tài sản,
Mục đích ấy ta đạt,
Ðược làm không hối hận.
Người nào nhớ nghĩ vậy,
An trú trên Thánh pháp,
Ðời này được tán thán,
Ðời sau được hoan hỉ,
Trên cảnh giới chư Thiên.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

einstein/ dao phat

Albert Einstein Zitate über den Buddhismus


1) "Der Buddhismus hat die Eigenschaften, was in eine kosmische Religion für die Zukunft zu erwarten ist: Sie geht über einen persönlichen Gott, vermeidet Dogmen und Theologie; Es umfasst sowohl die natürliche als auch geistig, und es ist auf einem religiösen Sinn angeh von den Erfahrungen aller Dinge, von Natur und Spiritualität, als sinnvolle Einheit basiert.
2) "Wenn es eine Religion, die mit modernen wissenschaftlichen Anforderungen wäre Buddhismus zu bewältigen wäre.
3) "Ein Mensch ist ein Teil des Ganzen, das wir als" Universe "; ein Teil begrenzt in Zeit und Raum. Er erlebt sich selbst, seine Gedanken und Gefühle als etwas getrennt vom Rest - eine Art optische Täuschung seines Bewusstseins. Diese Täuschung ist eine Art Gefängnis für uns, beschränken uns auf unsere persönlichen Wünsche und Zuneigung für einige Personen nächst uns.
4) Unsere Aufgabe muss es sein, uns aus diesem Gefängnis durch Ausweitung unseres Kreises von Mitgefühl für alle Lebewesen und die ganze Natur in ihrer Schönheit zu umarmen zu befreien. Niemand ist in der Lage, diese vollständig zu erreichen, aber das Streben nach solchen Leistung ist, in sich selbst, ein Teil der Befreiung und eine Grundlage für innere Sicherheit. "
5) Die Religion der Zukunft wird eine kosmische Religion. Es sollte persönlichen Gott zu überwinden und Dogma und Theologie zu vermeiden. Die sowohl die natürliche und die geistliche, sollte es auf einem religiösen Sinn, die aus der Erfahrung der Dinge von Natur und Spiritualität als eine sinnvolle Einheit basieren. Buddhismus beantwortet diese Beschreibung. Wenn es eine Religion, die mit modernen wissenschaftlichen Anforderungen wäre Buddhismus bewältigen konnte. (Albert Einstein)
6) "Zu den Gründern der Religionen in dieser Welt, ich respektiere nur ein Mann - der Buddha. Der Hauptgrund war, dass der Buddha nicht Aussagen über die Entstehung der Welt. Der Buddha war der einzige Lehrer, der die wahre Natur der Welt realisiert. "(Bertrand Russell)
7) "Ein Mensch ist ein Teil des Ganzen, das wir als" Universe "; ein Teil begrenzt in Zeit und Raum. Er erlebt sich selbst, seine Gedanken und Gefühle als etwas getrennt vom Rest - eine Art optische Täuschung seines Bewusstseins. Diese Täuschung ist eine Art Gefängnis für uns, beschränken uns auf unsere persönlichen Wünsche und Zuneigung für einige Personen nächst uns. Unsere Aufgabe muss es sein, uns aus diesem Gefängnis durch Ausweitung unseres Kreises von Mitgefühl für alle Lebewesen und die ganze Natur in ihrer Schönheit zu umarmen zu befreien. Niemand ist in der Lage, diese vollständig zu erreichen, aber das Streben nach solchen Leistung ist, in sich selbst, ein Teil der Befreiung und eine Grundlage für innere Sicherheit. "
--
http://www.bbncommunity.com/einstein-on-buddhism/ 
http://www.bbncommunity.com/einstein-on-buddhism-part-2/ 

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Ajahn Brahmavamso


VINAYA
What the Buddha said about eating meat
Ajahn Brahmavamso

Since the very beginning of Buddhism over 2500 years ago, Buddhist monks and nuns have depended on almsfood. They were, and still are, prohibited from growing their own food, storing their own provisions or cooking their own meals. Instead, every morning they would make their day's meal out of whatever was freely given to them by lay supporters. Whether it was rich food or coarse food, delicious or awful tasting it was to be accepted with gratitude and eaten regarding it as medicine. The Buddha laid down several rules forbidding monks from asking for the food that they liked. As a result, they would receive just the sort of meals that ordinary people ate - and that was often meat.

Once, a rich and influential general by the name of Siha (meaning 'Lion') went to visit the Buddha. Siha had been a famous lay supporter of the Jain monks but he was so impressed and inspired by the Teachings he heard from the Buddha that he took refuge in the Triple Gem (i.e. he became a Buddhist). General Siha then invited the Buddha, together with the large number of monks accompanying Him, to a meal at his house in the city the following morning. In preparation for the meal, Siha told one of his servants to buy some meat from the market for the feast. When the Jain monks heard of their erstwhile patron's conversion to Buddhism and the meal that he was preparing for the Buddha and the monks, they were somewhat peeved:


"Now at the time many Niganthas (Jain monks), waving their arms, were moaning from carriage road to carriage road, from cross road to cross road in the city: 'Today a fat beast, killed by Siha the general, is made into a meal for the recluse Gotama (the Buddha), the recluse Gotama makes use of this meat knowing that it was killed on purpose for him, that the deed was done for his sake'..." [1].

Siha was making the ethical distinction between buying meat already prepared for sale and ordering a certain animal to be killed, a distinction which is not obvious to many westerners but which recurs throughout the Buddha's own teachings. Then, to clarify the position on meat eating to the monks, the Buddha said:


"Monks, I allow you fish and meat that are quite pure in three respects: if they are not seen, heard or suspected to have been killed on purpose for a monk. But, you should not knowingly make use of meat killed on purpose for you." [2]

There are many places in the Buddhist scriptures which tell of the Buddha and his monks being offered meat and eating it. One of the most interesting of these passages occurs in the introductory story to a totally unrelated rule (Nissaggiya Pacittiya 5) and the observation that the meat is purely incidental to the main theme of the story emphasizes the authenticity of the passage:

Uppalavanna (meaning 'she of the lotus-like complexion') was one of the two chief female disciples of the Buddha. She was ordained as a nun while still a young woman and soon became fully enlightened. As well as being an arahant (enlightened) she also possessed various psychic powers to the extent that the Buddha declared her to be foremost among all the women in this field. Once, while Uppalavanna was meditating alone in the afternoon in the 'Blind-Men's Grove', a secluded forest outside of the city of Savatthi, some thieves passed by. The thieves had just stolen a cow, butchered it and were escaping with the meat. Seeing the composed and serene nun, the chief of the thieves quickly put some of the meat in a leaf-bag and left it for her. Uppalavanna picked up the meat and resolved to give it to the Buddha. Early next morning, having had the meat prepared, she rose into the air and flew to where the Buddha was staying, in the Bamboo Grove outside of Rajagaha, over 200 kilometres as the crow (or nun?) flies! Though there is no specific mention of the Buddha actually consuming this meat, obviously a nun of such high attainments would certainly have known what the Buddha ate.

However there are some meats which are specifically prohibited for monks to eat: human meat, for obvious reasons; meat from elephants and horses as these were then considered royal animals; dog meat - as this was considered by ordinary people to be disgusting; and meat from snakes, lions, tigers, panthers, bears and hyenas - because one who had just eaten the flesh of such dangerous jungle animals was thought to give forth such a smell as to draw forth revenge from the same species!

Towards the end of the Buddha's life, his cousin Devadatta attempted to usurp the leadership of the Order of monks. In order to win support from other monks, Devadatta tried to be more strict than the Buddha and show Him up as indulgent. Devadatta proposed to the Buddha that all the monks should henceforth be vegetarians. The Buddha refused and repeated once again the regulation that he had established years before, that monks and nuns may eat fish or meat as long as it is not from an animal whose meat is specifically forbidden, and as long as they had no reason to believe that the animal was slaughtered specifically for them.

The Vinaya, then, is quite clear on this matter. Monks and nuns may eat meat. Even the Buddha ate meat. Unfortunately, meat eating is often seen by westerners as an indulgence on the part of the monks. Nothing could be further from the truth - I was a strict vegetarian for three years before I became a monk. In my first years as a monk in North-East Thailand, when I bravely faced many a meal of sticky rice and boiled frog (the whole body bones and all), or rubbery snails, red-ant curry or fried grasshoppers - I would have given ANYTHING to be a vegetarian again! On my first Christmas in N.E. Thailand an American came to visit the monastery a week or so before the 25th. It seemed too good to be true, he had a turkey farm and yes, he quickly understood how we lived and promised us a turkey for Christmas. He said that he would choose a nice fat one especially for us... and my heart sank. We cannot accept meat knowing it was killed especially for monks. We refused his offer. So I had to settle for part of the villager's meal - frogs again.

Monks may not exercise choice when it comes to food and that is much harder than being a vegetarian. Nonetheless, we may encourage vegetarianism and if our lay supporters brought only vegetarian food and no meat, well... monks may not complain either! May you take the hint and be kind to animals./.

References:


[1] Book of the Discipline, Vol. 4, p. 324
[2] ibid, p. 325


Ajahn Brahmavamso
(Newsletter, April-June 1990, Buddhist Society of Western Australia.)

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Nakulapità



A. Năm Mươi Kinh Căn Bản


I. Phẩm Nakulapità


I. Nakulapità (Tạp, 5.5 Trưởng Giả, Ðại 2,33a) (Tăng 13.4, Ðại 2,573a) (S.iii,1)


1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhayga, tại núi Cá Sấu, rừng Bhesaka, vườn Nai.

2) Rồi gia chủ Nakulapità đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Nakulapità bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bịnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các vị Tỷ-kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giảng dạy cho con! Nhờ vậy, con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

4) -- Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bịnh hoạn, ốm đau, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: "Dầu cho thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh". Như vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập.

5) Rồi gia chủ Nakulapità sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi ngồi xuống một bên.

6) Tôn giả Sàriputta nói với gia chủ Nakulapità đang ngồi một bên:

-- Này Gia chủ, tịch tịnh là các căn của Gia chủ; thanh tịnh và trong sáng là sắc diện của Gia chủ. Có phải hôm nay Gia chủ đối diện với Thế Tôn, được nghe pháp thoại?

-- Làm sao không thể như vậy được, thưa Tôn giả? Hôm nay, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại!

-- Như thế nào, này Gia chủ, Gia chủ được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại?

7) -- Ở đây, thưa Tôn giả, con đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thưa Tôn giả, con bạch Thế Tôn:

"-- Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bịnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các Tỷ-kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giảng dạy cho con! Nhờ vậy con được hạnh phúc, an lạc lâu dài!"

Ðược nghe nói vậy, thưa Tôn giả, Thế Tôn nói với con:

"-- Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bịnh hoạn, ốm yếu, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: 'Dầu thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh!"

Như vậy, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại.

8) -- Nhưng này Gia chủ, Gia chủ có hỏi thêm Thế Tôn như sau: "Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thân bị bịnh và tâm cũng bị bịnh? Cho đến như thế nào là thân bị bịnh, nhưng tâm không bị bịnh không?"

9) -- Thưa Tôn giả, con có thể đi đến thật xa để nghe tận mặt Tôn giả Sàriputta ý nghĩa của lời nói này. Lành thay, nếu được Tôn giả Sàriputta giải thích ý nghĩa của lời nói này!

10) -- Vậy này Gia chủ, hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, Tôn giả.

Gia chủ Nakulapità vâng đáp Tôn giả Sàriputta.

11) Tôn giả Sàriputta nói như sau:

-- Thế nào, này Gia chủ, là thân bịnh và tâm bịnh?

12) Ở đây, này Gia chủ, có kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta". Do bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta." khi sắc biến hoại, đổi khác; do sắc biến hoại, đổi khác, nên vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

13) Vị ấy quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta". Do bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta" khi thọ biến hoại, đổi khác; nên do thọ biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

14) Vị ấy quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta". Do bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta" khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên do tưởng biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

15) Vị ấy quán các hành như là tự ngã hay tự ngã như là có các hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta". Do bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta" khi các hành biến hoại, đổi khác; do các hành biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

16) Vị ấy quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta" khi thức biến hoại, đổi khác; nên do thức biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

17) Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh và tâm có bịnh.

18) Thế nào, này Gia chủ, là thân có bịnh nhưng tâm không có bịnh?

19) Ở đây, này Gia chủ, vị đa văn Thánh đệ tử hiểu rõ các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, hiểu rõ các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy không bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Sắc là ta, sắc là của ta" khi sắc biến hoại, đổi khác; nên không do sắc biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

20) Không quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Thọ là ta, thọ là của ta" khi thọ biến hoại, đổi khác; nên không do thọ biến hoại, đổi khác, mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

21) Không quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy không bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Tưởng là ta, tưởng là của ta" khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên không do tưởng biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

22) Không quán các hành như là tự ngã, hay tự ngã như là có hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy không bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Các hành là ta, các hành là của ta" khi các hành biến hoại, đổi khác; nên không do các hành biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

23) Không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy không bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta". Do vị ấy không bị ám ảnh: "Thức là ta, thức là của ta" khi thức biến hoại, đổi khác; nên không do thức biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!

24) Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh, nhưng tâm không có bịnh.

25) Tôn giả Sàriputta thuyết như vậy, gia chủ Nakulapità hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sàriputta thuyết.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Nghi thức Bố tát

Nghi thức Bố tát - Thuyết giới (Tuệ Quang)
Thuyết giới là một phương pháp giáo dục trường kỳ, để tự mình kiểm điểm lỗi lầm trong nửa tháng theo tinh thần tự giác tự nguyện. Nghe đọc từng giới điều, và soát xét lại việc hành trì giới luật của mình, thì thành tâm phát lộ sám hối, từ đó nỗ lực tiến tu luôn luôn...
PHẦN I
DUYÊN KHỞI - ĐỊNH NGHĨA - MỤC ĐÍCH CỦA LỄ BỐ TÁT
1.1. Duyên khởi
Về duyên khởi của lễ Bố tát, theo Luật Tứ Phần: Khi Đức Phật trú tại thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà, tại đây có các nhóm Phạm Chí ngoại đạo cùng nhau tập họp về một chỗ để cùng giảng đạo và thụ dụng sự cúng dàng của các đệ tử tại gia. Họ sinh hoạt trong những ngày ấy rất thân mật. Vua Ba Tư Nặc thấy các nhóm ngoại đạo sinh hoạt như vậy bèn nghĩ rằng, nếu chúng Tỷ khiêu đệ tử Phật cũng tụ họp như vậy thì phúc lạc cho những người Phật tử tại gia biết bao! Sau đó nhà vua đã ngự đến chỗ Phật đang cư trú, trình bày suy nghĩ của mình, Đức Phật đã chấp nhận sự đề nghị đó bằng cách im lặng.
1.2. Định nghĩa
Tiếng Phạn là Upavasatha, tiếng Pali là Upoastha phiên âm là Bố sa tha, Bố sái tha, Bô sa tha, Bố tát, Bố tát đà bà. Nghĩa là Trưởng tịnh, trưởng dưỡng, cận trụ, cộng trụ, thuyết giớiNói chung, trong những ngày ấy, người tu tập sống đời phạm hạnh, trưởng dưỡng đạo tâm, tịnh trừ tam nghiệp, tập sống và làm hạnh của bậc thánh giả A la hán, với tinh thần thiểu dục tri túc.
Trong truyền thống Vệ đà, mỗi tháng thường có những ngày hiến tế lễ Soma. Trước đó một ngày chủ tế phải dọn mình bằng cách nhịn ăn, tiết chế các thứ dục lạc và vào trong nhà thờ lửa cầu nguyện. Do ý nghĩa này mà từ Uposatha được hiểu theo nghĩa bóng là “ngày kiêng cữ” hay nhịn ăn, nói theo Hán văn là “ngày trai nhật”. Tục lệ các ngày trai như vậy có trong nhiều tôn giáo và Đức Phật cũng đã vận dụng trong Tăng đoàn Phật giáo.
Trong Tăng đoàn Phật giáo, thành phần của chúng xuất gia có năm chúng: Tỷ khiêu, Tỷ khiêu ni, Thức soa ma na, Sa di, Sa di ni. Thực ra đến ngày Bố tát, mỗi chúng phải tụng giới của mình đã thụ. Nhưng thực tế ngày nay thường chỉ có chúng Tỷ khiêu và Tỷ khiêu ni thực hiện còn ba chúng kia tuỳ theo trụ xứ nào có điều kiện thì tổ chức cho họ làm phép trưởng tịnh nếu không thì có thể tuỳ nghi tụng giới của mình đã thụ trong những thời khoá tu tập.
Như trên đã nói, Đức Phật đã chấp nhận những ngày trai giới theo truyền thống  Vệ đà (Bà la môn giáo) nhưng chỉnh lý theo mục đích sinh hoạt của Tăng già. Trong những ngày ấy các Tỷ khiêu sống trong một cương giới đều phải tập họp một chỗ để thuyết giới. Từ đó lễ Bố tát trở thành phận sự của một Tỷ khiêu không thể thiếu được. Đến đây gốc Bố tát đã biến đổi, tức đối với đạo Phật, Bố tát cũng có nghĩa là thuyết giới và như thế bố tát đã trở thành từ của Phật giáo.
Về thời hạn của Bố tát các kinh luận có khác nhau: Trung a hàm q.14, Tăng nhất a hàm q.16 lấy 6 ngày trai trong tháng là mồng 8, 14, 15, 23, 29 và 30. Còn luật Tứ Phận thì lấy ngày mồng 1,14,15 làm lễ bố tát. Luận Đại Trí Độ lấy ngày mồng 1, 14, 16, 23, 29 làm ngày bố tát.
Thuyết giới đã trở thành truyền thống tu tập hết sức quan trọng trong sinh hoạt tăng đoàn. Phật giáo Bắc tông ngoài giới Thanh văn còn có giới Bồ tát. nếu Tỷ khiêu muốn hành đạo bồ tát, lợi ích chúng sinh một cách rộng rãi thì phát nguyện thụ trì giới bồ tát. Và như thế, ngoài thuyết giới thanh văn còn phải thuyết giới bồ tát.
1.3. Mục đích Bố tát
Bất cứ một việc làm nào cũng có mục đích của nó, nhất là việc làm đó của một đoàn thể có trí tuệ được hướng đạo bởi Đức Phật. Thuyết giới là một phương pháp giáo dục trường kỳ, để tự mình kiểm điểm lỗi lầm trong nửa tháng theo tinh thần tự giác tự nguyện. Nghe đọc từng giới điều, và soát xét lại việc hành trì giới luật của mình, thì thành tâm phát lộ sám hối, từ đó nỗ lực tiến tu luôn luôn. Muốn cho việc thuyết giới có hiệu quả, thì người tụng giới cho đại chúng nghe phải có phạm hạnh, hành trì giới luật đầy đủ, nhờ đó lời tụng mới có tác dụng đánh động đến tâm thức của người nghe, khiến họ phản tỉnh. Có đọc tụng giới bổn thì chúng ta mới nhớ được giới điều, mà đã thuộc lòng từng điều thì khi đối duyên xúc cảnh chúng ta mới ý thức rõ ràng làm thế nào thì sai trái, hành động ra sao thì đúng phép tắc. Nếu người đã đắc giới thể vô tác thì sẽ phản xạ một cách tự nhiên trước nguy cơ giới pháp có thể bị xâm phạm mà vượt thoát ác ma dễ dàng.
Chúng ta biết rằng, Tăng đoàn của Đức Phật được thiết lập trên nguyên tắc hoà hợp và dân chủ. Ba la đề mộc xoa là sợi dây ràng buộc các thành viên của cộng đồng Tăng lữ bằng kỷ luật tu đạo vào đời sống hoà hợp tập thể. Việc thuyết giới định kỳ là biểu hiện của đời sống ấy. Nơi trụ xứ của các Tỷ khiêu không hoà hợp thuyết giới thì được coi là bị chia rẽ do đó bản thể của Tỷ khiêu bị phá vỡ.

Vì vậy việc thuyết giới định kỳ có mục đích chủ yếu là duy trì sinh mạng của Tăng già theo tinh thần hoà hợp và thanh tịnh này là bổn phận không thể thiếu của mỗi vị Tỷ khiêu. Mỗi lần thuyết giới là cơ hội để chư Tăng kiểm điểm lại công phu tu tập, giữ gìn giới hạnh của mình, nếu có trái phạm thì phải thành tâm ra trước đại chúng để cầu sám hối.
Ban đầu chỉ là đọc bài kệ:
                  Chư ác mạc tác                            
                  Chúng thiện phụng hành              
                  Tự tịnh kỳ ý                                  
                  Thị chư Phật giáo.                       
Sau này, khi giới luật được hình thành thì ngày bố tát là ngày các Tỷ khiêu vân tập và tụng đọc toàn bộ giới bản.

PHẦN 2
TÁC PHÁP THUYẾT GIỚI
Đây là một sinh hoạt định kỳ mỗi tháng hai lần vô cùng quan trọng mà bất cứ một tỳ-kheo nào cũng  phải ý thức đầy đủ và hết sức cố gắng chấp hành. Thuyết giới đúng thực chất có khả năng duy trì sinh mạng của Tăng-già và làm cho Phật pháp cửu trụ. Tuỳ theo số tỳ-kheo tham dự mà có ba cách thuyết giới.
2.1. Các thể thức thuyết giới
          Thuyết giới theo truyền thống phải đọc thuộc lòng Giới bản. Công việc này do hàng Thượng toạ đảm nhiệm. Nếu Thượng toạ không thuộc, thì theo thứ tự từ trên xuống dưới, ai thuộc thì được cử làm người tụng giới. Khi tụng không được đọc theo giọng ca, tán mà phải đọc lớn, rõ ràng, không nhanh, không chậm để mọi người có thể nghe rõ mọi chi tiết. Các tỷ khiêu ngồi nghe phải chăm chú, không được tham thiền hay niệm Phật…
          Trong tác pháp thuyết giới có những điểm cần lưu ý sau đây:
          + Thứ nhất: Tăng phải hoà hợp và thanh tịnh
          Các tỷ khiêu phạm 4 ba la di (đối với tỳ kheo ni là 8), những người chưa thụ cụ túc hay đã thụ nhưng khi phát hiện bị 1 trong 13 trọng nạn (đối với tỳ kheo ni là 11, vì không có phá nội ngoại đạo và hoàng môn) thì phải đuổi ra khỏi giới trường.
          Nếu có sự tranh chấp giữa Tăng mà được  giải quyết thì phải tác phác yết ma đình chỉ tranh chấp, mới tiến hành tác pháp thuyết giới.
          Nếu có tỷ khiêu đang hành pháp phú tàng, thì sau khi kiểm điểm Tăng số xong, hay tác tiền phương tiện xong, thì vị Duy na gọi Tỷ khiêu này ra bạch với Tăng rằng mình đang hành pháp phú tàng. Bạch rồi cho ngồi đằng sau các tỷ khiêu khác mà nghe thuyết giới. Nếu còn tỷ khiêu vi phạm các giới điều khác thì phải sám hối đúng pháp cho thanh tịnh, mới được tham dự thuyết giới. Trong khi nghe thuyết giới mà nhớ tội đã phạm, thì nói với yyr khiêu bên cạnh hay tự tâm niệm rằng: Tôi tỷ khiêu …. phạm tội … chờ Tăng thuyết giới xong sẽ như pháp sám hối.
          + Thứ hai: Ngồi gần nhau
          Khoảng cách giữa hai người bằng một cánh tay, tức người này với tay thì chạm đến thân người kia. Cách ngồi này có ý nghĩa khi giới trường hẹp mà số ửy khiêu đến quá đông, có thể ngồi lan ra ngoài đường ranh của giới trường mà vẫn được coi như cùng một cương giới. Như vậy, giới trường rộng thì không bắt buộc phải ngồi như thế, nhưng phải ngồi như thế nào để nghe thuyết giới được rõ và nhìn được mỹ quan.
          + Thứ ba: Giới trường hay tiểu giới
          Đến giờ thuyết giới tất cả tỷ khiêu trong trụ xứ phải tập hợp về giới trường đã được kết giới. Ai không có mặt sẽ bị phạm tội biệt chúng (nếu không gửi dục). Trường hợp đang hành hoá mà đến ngày thuyết giới không đến một giới trường nào kịp, thì nhóm tỷ khiêu này phải tác pháp yết ma kết tiểu giới để thuyết giới. Trước khi ra đi phải giải tiểu giới.
          + Thứ tư: Túc số tỷ khiêu
          Tăng 5 người trở lên thì tác pháp có tiền phương tiện và có thể thực hiện đủ các tiết mục của lễ bố tát. Tăng gồm bốn vị tỷ khiêu thì chỉ làm pháp đơn bạch rồi thuyết giới. Tức không có họp Tăng vấn hoà, thuyết dục, sai giáo thụ … vì không đủ người. Nếu chỉ có hai, ba tỷ khiêu thì đối thủ thuyết giới. Tỷ khiêu ở một mình thì tâm niệm thuyết giới. Như thế đã là một tỷ khiêu hay tỷ khiêu ni thì ở trong hoàn cảnh nào cũng phải thuyết giới. Hơn nữa, đã ở chung trong một cương giới, thì không nên tâm niệm thuyết giới, vì như thế là biểu hiện Tăng không hoà hợp.
          + Thứ năm: Thuyết giới tóm lược
          Trong khi thuyết giới mà có tám tai nạn, hay các nhân duyên như đại chúng đông, chỗ ngồi ít, chỗ thuyết giới có mái che không kín gặp lúc trời mưa, thuyết giới đêm đã khuya …có những nạn duyên như thế, thì tuỳ thời gian nhiều ít mà thuyết giới tóm lược khác nhau. Theo luật Tứ phần 36, tr. 823b có tất cả năm thể thức thuyết giới - một cách thuyết đầy đủ và bốn cách thuyết tóm lược:
          - Chỉ có bài tựa Giới kinh, rồi nói tóm lược:
          Thưa các Đại đức, tôi đã thuyết xong bài tựa Giới kinh. Còn lại 4 pháp ba-la-di; 13 pháp Tăng tàn; 2 pháp bất định; 30 pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề; 90 pháp ba-dật-đề; 4 pháp ba-la-đề-đề-xá-ni; 100 pháp chúng học và 7 pháp diệt tránh như Tăng thường nghe.
          - Nói từ bài tựa Giới kinh đến 4 ba la di rồi nói tóm lược:
          Thưa các Đại đức, tôi đã thuyết xong bài tựa Giới kinh, đã thuyết xong 4 pháp ba-la-di. Còn lại 30 pháp Tăng tàn … như Tăng thường nghe.
          - Nói từ bài tựa Giới kinh đến 13 Tăng tàn, rồi nói tóm lược như trên.
          - Nói từ bài tựa Giới kinh đến 2 pháp bất định, rồi nói tóm lược như trên.
          - Nói chi tiết: Nói từ đầu đến cuối, đầy đủ các phần của Giới kinh.
Nhưng theo Yết ma chỉ nam: có tất cả 6 cách thuyết giới tóm lược. Ngoài bốn cách tóm lược nói trên, còn thêm hai cách:
+ Nói từ bài tựa giới Giới kinh đến 30 pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
          + Nói từ bài tựa Giới kinh đến 90 pháp ba-dật-đề.
Ngoài cách tóm lược bằng cách nêu danh mục các phần còn lại, cũng có thể nêu tên của từng giới điều, hay tóm lược bằng một câu: Còn lại các pháp như Tăng thường nghe.
          Theo luật Tăng kỳ, nếu nạn duyên đến quá gấp, lược thuyết cũng không đủ thì giờ, thì có thể nói: Bạch chư Đại đức, hôm nay là ngày 14 (hay 15) nửa tháng trăng sáng (hay tối) bố tát, mỗi người nên giữ thân khẩu ý thanh tịnh, cẩn thận chớ buông lung, rồi giải tán.
          Thuyết giới tóm lược thực chất là sự bất đắc dĩ, vì vậy không nên dựa vào điều Phật cho phép mà tuỳ tiện thay đổi.
          2.2. Tác pháp thuyết giới
          Đến giờ thuyết giới, khi nghe hiệu kiền chuỳ, tất cả các tỷ khiêu và sa di cùng tập họp về Tổ đường. Lễ Tổ xong, vào chính điện lễ Phật, rồi an toạ trong giới trường.
          + Kiểm Tăng số (hành xá la)
          Đây là một nghi thức trong lễ bố tát. Trước khi chính thức làm lễ bố tát, chư tăng yết ma sai người hành xá la (kiểm số chúng). Theo luật quy định, khi bố tát vị được Tăng sai kiểm số chúng phải làm nhiệm vụ phát và đếm thẻ để biết số chúng tỷ khiêu có mặt. Ngày nay việc kiểm số chúng vẫn duy trì nhưng chỉ tác bạch trước Tăng mà không còn làm nghi thức phát thẻ như trước nữa.
+ Văn sai người hành xá la
Thượng toạ bạch:
- Đại đức tăng xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với tăng, tăng chấp thuận nay sai tỷ khiêu…vì tăng hành xá la. Xin bạch như thế.
Hỏi: Tác bạch có thành không?
Đáp: Thành (cả chúng đều đáp).
- Đại đức tăng xin lắng nghe. Tăng nay sai tỷ khiêu…vì tăng hành xá la. Các đại đức nào chấp thuận Tăng sai tỷ khiêu.. vì tăng hành xá la thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói lên.
Hỏi: Yết ma có thành không?
Đáp: (đại chúng đều đáp) Thành.
- Tăng đã chấp thuận sai tỷ khiêu…hành xá la, vì im lặng. Việc này là như thế xin liễu tri.
+ Cách bạch hành xá la
- Kính bạch đại đức tăng. nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, tăng chấp thuận cho co tỷ khiêu… vì tăng hành xá la. Đây là lời tác bạch.
(Sau đó đi phát thẻ cho từng vị tỷ khiêu, và một vị tỷ khiêu khác bưng khay theo sau để thu thẻ lại và đem ra ngoài đếm).
Ngày nay việc kiểm số tăng chỉ cần hỏi người chấp sự của tăng sau khi kiểm tăng số rồi trình báo cho Tăng biết. Văn tác bạch như sau:
- Kính bạch đại đức tăng. hôm nay ngày 14 (hay 15) nửa tháng trăng sáng (hay tối) chúng tăng thuyết giới. Tôi đã kiểm tăng số gồm…sa di và…tỷ khiêu.
          + Đọc kệ tán hương và kệ khai luật tạng
- Lô hương sạ nhiệt…vv…
- Nam mô khai luật tạng bồ tát ma ha tát (3 lần)
          + Thuyết giới cho sa-di
Duy na: Các vị sa di thứ đệ tiến đường.
Lúc này vị thượng toạ chỉ giáo cho các vị sa di về ý nghĩa, mục đích xuất gia và nhắc nhở các vị nếu có lỗi lầm thì đối trước Tam bảo thành tâm sám hối. Sau đó đọc 10 giới của sa di và hỏi trong chúng có ai phạm tội không. Nếu không có ai phạm thì thầy Duy na khuyến tấn và nhắc nhở chớ có buông lung.
Các vị sa di đồng thanh nói: Y giáo phụng hành. Sau đó lần lượt lễ tạ rồi đi ra ngoài.
- Thuyết giới Tỷ khiêu:
+ Đọc kệ tán khởi

                             Cúi đầu lễ chư Phật

                             Tôn Pháp tỷ khiêu  Tăng
                            
                             Như Lai lập cấm giới
                             Nửa tháng thuyết một lần.
          2.3. Yết ma thuyết giới
          + Tiền phương tiện:
Thượng toạ Yết ma hỏi:
          - Tăng đã họp chưa?
Duy na đáp:
          - Tăng đã họp.
          - Hoà hợp không?
          - Hoà hợp.
          - Người chưa thụ giới cụ túc đã ra chưa?
          - Đã ra.
          - Các tỷ khiêu không đến có gửi dục và thanh tịnh không?
            Nếu không thì đáp:
          - Không.
Nếu có, người nhận dục bước ra, lễ Tăng và bạch:
          Bạch Đại đức Tăng, con có nhận dục và thanh tịnh của tỳ-kheo… Tăng sự như pháp, tỳ kheo ấy xin gởi dục và thanh tịnh.
          - Thiện
          - Nhĩ.
          Ngày nay việc gởi dục chỉ thực hiện trên hình thức. Bởi lẽ người gởi dục nhiều khi gởi qua trung gian, rồi ghi vào danh sách các tỳ kheo gởi dục một cách quá dễ dãi. Cho nên người thuyết dục nhiều khi không biết rõ tình hình của người gởi dục. Việc làm này có phần tuỳ tiện mà không đúng thực chất. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để mọi tỳ kheo ý thức tầm quan trọng của việc thuyết giới  mà tham gia đầy đủ. Đó là trách nhiệm của các vị lãnh đạo Tăng già.
          + Sai người giáo thụ cho ni
          Tuỳ theo Ni trực tiếp thỉnh giáo giới hay nhờ chấp sự của Tăng thỉnh hộ  mà có hai cách sai người giáo thọ cho Ni chúng.
          - Tỷ khiêu ni nhờ chấp sự của Tăng thỉnh hộ
          Thượng toạ hỏi:
          - Có ai sai Tỷ khiêu ni đến thỉnh giáo giới không?
          Nếu có thì người thọ chúc (tức tỷ khiêu chấp sự của Tăng nhận lời tỷ khiêu ni được sai, thỉnh giáo giới hộ) bước ra lễ Tăng và bạch:
          Kính bạch Đại đức Tăng, các tỷ khiêu ni ở chùa () thanh tịnh  và hoà hợp, đỉnh lễ Tăng cầu thỉnh Giáo thụ sư. (nói ba lần)
          Thượng toạ hỏi trong Tăng có ai đảm nhận việc giáo thọ cho Ni hay không. Nếu không có tỷ khiêu nào, Thượng toạ nói với Tỷ khiêu nhận thỉnh giáo giới hộ:
          Nay đã thỉnh khắp trong Tăng mà không có ai đảm nhiệm việc giáo thọ cho Ni. Nếu sau này Ni chúng sai người trở lại, thì Đại đức chuyển lời giáo thọ vắn tắt của Tăng, rằng Tăng giáo sắc tỳ kheo ni hãy tinh cần hành đạo, cẩn thận chớ buông lung.
          Tỷ khiêu nhận thỉnh giáo giới hộ đáp:
          Y giáo phụng hành.
          Sau đó khi các Tỷ khiêu  ni thọ sai trở lại, thì tỳ kheo nhận thỉnh giáo giới hộ chuyển lời giáo giới của Tăng đến Ni chúng như sau:
          Hôm qua (hay hôm nay) tôi đã vì Ni chúng thỉnh Giáo thụ sư, mà trong Tăng không có ai đảm nhận. Nhưng Tăng có lời giáo giới vắn tắt cho Ni chúng rằng: Ni chúng hãy tinh cần hành đạo, như luật mà hành trì, cẩn thận chớ buông lung.
          Tỷ khiêu ni được sai đáp:
          Y  giáo phụng hành.
          Trái lại, nếu có Tỷ khiêu đảm nhận giáo giới Ni chúng, sau khi Tăng đã yết ma sai người giáo thụ cho Ni, thì vị nhận thỉnh giáo giới hộ đến Tỷ khiêu được Tăng sai bạch rằng:
          Đại đức đã từ bi chấp thuận giáo giới cho Ni chúng. Xin Đại đức ấn định thời gian, để tôi báo lại cho Ni chúng biết hầu tiện việc đón tiếp.
          Tỷ khiêu được Tăng sai nói rõ ngày giờ, nhưng phải tránh những ngày mà bên chùa Ni có tổ chức thọ bát quan trai hay thuyết giới … Nói chung ngày nào thuận tiện cho cả hai bên.
          - Nếu Ni trực tiếp thỉnh cho gọi vào
          Các Tỷ khiêu ni được sai đỉnh lễ Tăng ba lạy, quỳ bạch:
          Kính bạch Đại đức Tăng, Tỷ khiêu ni Tăng ở chùa thanh tịnh hòa hợp. Tăng sai Tỷ khiêu ni chúng con () đến trước đại Tăng, đỉnh lễ Tăng cầu thỉnh một vị Giáo thụ cho Ni. Ngưỡng mong Tăng vì Ni chúng giáo giới. Từ mẫn cố. (nói ba lần)
          Nếu không có Tỷ khiêu nào đảm nhận việc giáo thọ cho Ni, thì Thượng toạ nói với các Tỷ khiêu ni được sai:
          Nay lần lượt thỉnh cầu khắp trong Tăng từ trên xuống dưới, nhưng không ai đảm nhận việc giáo thụ cho Ni. Nhưng Tăng có giáo sắc rằng, Ni chúng hãy y luật hành trì, cẩn thận chớ buông lung.
          Các Ni được sai đáp:
          Y giáo phụng hành.
          Nếu  trong Tăng từng có tỳ kheo được sai, thì Thượng toạ trực tiếp gọi tên:
          Thượng toạ nên đi giáo thọ.
          Hoặc người được sai nhiều, thì Thượng toạ trên toà lần lượt bảo đi giáo thọ. Nếu Ni thỉnh đích danh người nào, thì chỉ sai người ấy đi.
          Văn sai người giáo thọ cho Ni:
          Kính bạch Đại đức Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sai tỳ-kheo đi giáo thọ cho tỳ-kheo-ni. Xin bạch như thế.
          Hỏi: Tác bạch có thành không?
          Đáp: Thành. (cả chúng đều đáp)
          Bạch tiếp:
          Kính bạch Đại đức Tăng. Tăng sai Tỷ khiêu đi giáo thụ cho Ni. Đại đức nào chấp thuận Tăng sai Tỷ khiêu đi giáo thụ cho Ni thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói lên.
          Hỏi: Tác bạch có thành không?
          Đáp: Thành. (cả chúng đều đáp)
          Nói tiếp:
          Tăng đã bằng lòng sai tỳ-kheo … đi giáo thọ cho Tỷ khiêu ni, vì im lặng. Việc này là như thế, xin liễu tri.
          Các Tỷ khiêu ni được sai đến trước Tỷ khiêu được cử đi giáo thọ, chấp tay hỏi rằng:
          Đại đức từ bi tế độ, đã nhận đi giáo thụ cho Tỷ khiêu ni. Vậy xin ấn định ngày giờ đến chùa Ni và chỉ bảo, để thuận tiện việc đón rước. (nói một lần)
          Sau khi các Ni được sai đỉnh lễ Tăng và ra khỏi giới trường, Thượng toạ hỏi tiếp:
          - Tăng nay hoà hợp để làm gì?
          - Yết ma thuyết giới.
          Đến đây nếu có Tỷ khiêu đang hành pháp phú tàng thì vị Duy na gọi Tỷ khiêu  ấy ra đỉnh lễ Tăng, và bạch cho Tăng biết mình đang hành pháp phú tàng, rồi trở về chỗ của mình để nghe thuyết giới.
          + Đơn bạch  yết ma
          Thượng toạ bạch tiếp:
          Kính bạch Đại đức Tăng. Hôm nay là ngày 15 (hay 14) nửa tháng trăng sáng (hay tối) bố-tát, chúng Tăng thuyết giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay chấp thuận hoà hợp thuyết giới. Đây là lời tác bạch.
          + Chính thức thuyết giới.
          Thưa các Đại đức, nay đang là mùa (xuân). Mùa này có sáu kỳ (hoặc tám kỳ nếu có tháng nhuận) bố-tát. Trong nửa tháng này, một kỳ bố-tát đang đi qua, có ba kỳ bố-tát đã đi qua và còn hai kỳ bố-tát sắp đến. Mong các Đại đức ghi nhớ như vậy. Tuổi già và sự chết đang gần kề, Phật pháp sắp tàn diệt. Thưa các Đại đức, vì chí cầu đắc đạo, hãy nên nhứt tâm cần cầu tinh tấn. Vì sao vậy? Chư Phật do nhứt tâm cần cầu tinh tấn mà chứng đắc Vô thượng bồ-đề, huống nữa là các thiện pháp khác. Mỗi người trong lúc đang khoẻ mạnh, hãy nỗ lực tu thiện, sao lại không cần cầu, đâu thể chờ đến già, ham muốn nào có vui chi? Ngày nay đã qua, mạng sống giảm dần, như cá thiếu nước, nào có gì vui?
          Thưa các Đại đức, nay tôi sẽ nói Ba la đề mộc xoa. Các Đại đức hãy lắng nghe, khéo ghi nhỡ kỹ. Nếu tự biết mình có phạm, hãy nên bày tỏ sám hối. Ai không phạm thì im lặng. Do im lặng mà tôi biết được các Đại đức thanh tịnh. Cũng như một người được ai hỏi điều gì thì phải theo sự thật mà đáp. Cũng vậy, tỳ-kheo nào ở trong chúng hỏi ba lần, nhớ nghĩ mình có phạm mà không phát lộ, thì tỳ-kheo ấy mắc tội cố ý vọng ngữ. Tỳ kheo nào nhớ nghĩ mình có tội, muốn cầu sự thanh tịnh, thì cần phải bày tỏ. Bày tỏ thì an lạc.
          Thưa các Đại đức, tôi đã nói xong “Phần tựa”. Nay hỏi các Đại đức trong “Phần tựa” ấy có thanh tịnh cả không? (hỏi ba lần)
          Trong “Phần tựa” ấy, các Đại đức đều thanh tịnh cả, vì im lặng. Tôi ghi nhận như vậy.
          Kế tiếp nói tất cả tám pháp, từ 4 pháp ba-la-di đến 7 pháp diệt tránh, dứt mỗi pháp đều hỏi lại ba lần (pháp ấy) như trên. Cuối cùng nói lời kết:
          Thưa các Đại đức, tôi đã nói xong tựa Giới kinh, đã nói 4 pháp ba-la-di, đã nói 13 pháp Tăng tàn, đã nói 2 pháp bất định, đã nói 30 pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề, đã nói 90 pháp ba-dật-đề, đã nói 4 pháp hối quá, đã nói 100 pháp chúng học và đã nói 7 pháp diệt tránh. Đây là những điều Phật dạy, được ghi chép thành Giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần. Còn những Phật pháp khác nữa, thì tất cả hãy cùng chung hoà hợp mà học.
          Kế đến đọc tiếp các bài kệ Giới kinh của bảy Đức Phật và các bài kệ tán thán sự trì giới, cuối cùng là hồi hướng tam tự quy là kết thúc.
PHẦN 3
KẾT LUẬN
          Lễ bố tát nói theo nghĩa rộng là ngày trai giới để dọn mình, trưởng dưỡng thiện căn tịnh trừ nghiệp chướng của hàng Phật tử. Ngày ấy cũng là ngày mà các tăng sĩ nói riêng các Phật tử tại gia nói chung tập họp về các trụ xứ để tựng giới điều mà mình đã thụ. Đây cũng là trách nhiệm và bổn phận của hàng Tỷ khiêu sống đời sống xuất gia, gần với đời sống của bậc A La Hán, tạo nhân xuất thế về sau. Nói theo nghĩa hẹp và chủ yếu đó là ngày định kỳ thuyết giới của chư Tăng, để duy trì và bảo hộ sinh mạng của Tăng già trong tinh thần hoà hợp và thanh tịnh. Do đó, lễ bố tát rất quan trọng, đây là một phương pháp giáo dục của Đức Phật nhằm củng cố việc hành trì giới luật cho các đệ tử của Ngài. nhưng ngày nay nhiều vị Tỷ khiêu ít quan tâm đến vấn đề này. Nguyên nhân phải chăng do các vị lãnh đạo Tăng già xem nhẹ truyền thống này mà không tổ chức sách tấn cho các Tỷ khiêu tham gia bố tát? Hay hiện nay lễ bố tát có điều gì bất hợp lý khiến có người không muốn tham gia? Thiết nghĩ, thuyết giới là pháp tu tập thể, các vị Thượng toạ phải nhắc nhở khuyến khích và ngay cả phải có biện pháp đối với các tỷ khiêu không chịu tham gia. Người hướng dẫn phải hiểu rõ mục đích, nội dung và thực hiện đúng pháp thì mới đem lại lợi ích thiết thực cho đại chúng, nếu không e rằng trái kinh trái luật.
                                                                   Tuệ Quang soạn

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

HT Tinh Su/ Vi dieu phap


HT. Tịnh Sự
ĐẠI TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH SỰ (MAHĀTHERO – SAṄTAKICCO)(1913 - 1984)

TIỂU SỬ ĐẠI TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH SỰ

(MAHĀTHERO – SAṄTAKICCO)

(1913 - 1984)

1. SINH RA VÀ LỚN LÊN

Hòa thượng Tịnh Sự, thế danh là Võ Văn Ðang, sinh năm Quí Sửu (1913), trong một gia đình có truyền thống Nho giáo, tại một vùng quê miền Nam, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Ðồng Tháp. Thân phụ Ngài là cụ Võ Văn Tỏ, thân mẫu là cụ Trần Thị Thông.



2. XUẤT GIA HÀNH ĐẠO


Năm 7 tuổi Ngài đã học chữ Nho. Rất thông minh, Ngài được người đương thời gọi là “Thần đồng Lê Quí Ðôn”. Do túc duyên sẵn có từ nhiều đời, đến năm 12 tuổi Ngài xuất gia và thọ giới Sa Di tại chùa Bửu Hưng (Sa Ðéc). Thấy Ngài quá thông minh nên Bổn sư đặt pháp danh là Thích Huệ Lực.

Năm 20 tuổi, Ngài thọ giới Tỳ kheo tại chùa Kim Huê, Sa Ðéc. Ðến năm 25 tuổi Ngài được bổ nhiệm về trụ trì tại chùa Phước Ðịnh, chợ Lách. Năm 30 tuổi Ngài trụ trì chùa Viên Giác, Vĩnh Long. Năm 35 tuổi duyên lành đối với Phật giáo Nam Tông đã chín mùi, Ngài được du học tại Chùa Tháp - Campuchia, thọ giới theo Phật giáo Nam Tông tại chùa Kùm Pung (Treyloko) ở Trà Pét.

Từ Campuchia, Ngài có thiện duyên du học tại Thái Lan, thọ giới Tỳ kheo tại chùa Pakknam Bangkok. Ngài được thầy tế độ ban pháp danh là Tịnh Sự (Saṅtakicco) vì thấy Ngài chuyên tâm hành đạo. Tại xứ Phật giáo Thái Lan này, Ngài đã thực hành hạnh đầu đà, tu thiền Minh Sát và học A Tỳ Ðàm (Abhidhamma) trong bảy năm. Rời Thái Lan về Việt Nam, Ngài trở lại trụ trì chùa Viên Giác - Vĩnh Long. Ngài bắt đầu mở mang truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy. Ngài dạy pháp học A Tỳ Ðàm Pāli (Abhidhamma) và pháp hành Tứ Niệm Xứ.



3. SỰ NGHIỆP TRUYỀN BÁ TẠNG ABHIDHAMMA


Muốn cho môn học Abhidhamma được truyền bá rộng rãi nên vào năm 59 tuổi Ngài về trụ trì chùa Siêu Lý - Sài Gòn. Mở trường chuyên dạy về môn Abhidhamma và dịch các bộ sách giáo khoa Phật học như Vi Diệu Pháp tiểu học, trung học, cao học và chánh tạng Abhidhamma.

Ngài đã đào tạo nhiều thế hệ học trò Vi Diệu Pháp. Các thế hệ đệ tử này đã kế thừa sự nghiệp của Ngài truyền bá môn Abhidhamma khắp nơi. Những thế hệ đệ tử Vi Diệu Pháp đầu tiên hiện nay còn những vị tiêu biểu như TT. Giác Chánh, TT. Pháp Chất, Đại đức Giác Tuệ (Đức Tài), cư sĩ Vĩnh Phúc, cư sĩ Trần Quỳnh Hương đã có công đức duy trì và phát triển môn học Abhidhamma.

Về phương diện đào tạo Tăng tài, Ngài đã từng làm thầy Tế độ truyền giới xuất gia cho hàng trăm Sa di, Tỳ kheo. Họ đã tiếp nối được sự nghiệp truyền bá giáo pháp của Ngài một cách tốt đẹp.

Không những chỉ đào tạo Tăng tài mà Ngài còn xây dựng rất nhiều cơ sở tự viện: Chùa Viên Giác (Vĩnh Long), chùa Long Linh, chùa Giác Phước, chùa Pháp Ðộ, chùa Trúc Lâm, chùa Siêu Lý v.v… .



4. NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH THUẬT

Ðiểm nổi bật nhất trong sự nghiệp hoằng pháp của Hòa thượng là Ngài đã dịch hoàn thành Tạng Vô Tỷ Pháp - Abhidhamma (Diệu Pháp, Thắng Pháp, A Tỳ Ðàm, Vi Diệu Pháp) gồm:

1) Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgani).
2) Bộ Phân Tích (Vibhaṅga).
3) Bộ Nguyên Chất Ngữ (Dhātukathā).
4) Bộ Nhân Chế Ðịnh (Puggalapaññatti).
5) Bộ Ngữ Tông (Kathāvatthu).
6) Bộ Song Ðối (Yamaka).
7) Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna).

Ðó là phần chánh tạng Abhidhamma. Sau đây là những dịch phẩm giáo khoa Adhidhamma được giảng dạy tại các trường Phật Học Thái Lan:

1) Vi Diệu Pháp sơ cấp.
2) Vi Diệu Pháp trung cấp.
3) Vi Diệu Pháp cao cấp.
4) Diệu Pháp Lý Hợp.

Sự nghiệp đạo pháp của Ngài vô cùng to lớn. Nhất là Ngài đã dành hết đời mình để phiên dịch trọn Tạng Vi Diệu pháp (Luận Tạng Pālī). Qua công hạnh này, Ngài là một ngôi sao mà càng nhìn chúng ta càng thấy sáng hơn.



5. VIÊN TỊCH

Ðêm mùng 6 tháng 5 năm Giáp Tý, Ngài thọ bệnh. Nửa đêm hôm ấy, Ngài cho gọi chư Tăng để ban di huấn và gởi lời sám hối đến Tăng chúng gần xa. Rồi Ngài an trú chánh niệm và viên tịch lúc 6 giờ 15' sáng ngày 7 tháng 5 năm Giáp Tý (tức 05-06-1984), hưởng thọ 72 tuổi, hành đạo 52 năm.

Trước khi viên tịch, Ngài đã giảng về sự khổ, rồi mỉm cười tắt hơi thở cuối cùng. Ngài ra đi nhưng sự nghiệp đạo pháp của Ngài vẫn còn ở lại với hậu tấn ngưỡng cầu giải thoát khổ đau, để hằng an vui tự tại nơi Niết Bàn tịch tịnh. Để tỏ lòng biết ơn bậc ân sư khả kính, Tăng Ni và Phật tử xây tháp tưởng niệm tôn thờ Hòa thượng tại chùa Viên Giác. Hằng năm, Tổ đình Viên Giác, Chùa Siêu Lý - Vĩnh Long, Chùa Siêu Lý - Sài Gòn, Chùa Bửu Đức tổ chức lễ tưởng niệm ân đức cao dày của Hòa thượng Tịnh Sự.
--
http://www.phatgiaonguyenthuy.com/author-54/HT-Tinh-Su.html

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Pháp Cú/ Nghiên cứu so sánh văn bản kinh Pháp Cú chữ Hán và chữ Pàli

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/dhp-nc01.htm



Dhammapada Sutta
(Khuddaka Nikaya - Sutta Pitaka)

Nghiên cứu so sánh văn bản kinh Pháp Cú
chữ Hán và chữ Pàli

Thích Nữ Nguyệt Chiếu


A . DẪN NHẬP

Kinh PHÁP CÚ là một bộ Kinh rất xưa, được xem là kinh Lời Vàng cho những ai có chí nguyện tu tâm, dưỡng tánh để tiến thân trên lộ trình hành đạo giải thoát. Từ lâu kinh Pháp Cú đã trở nên quen thuộc với Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam ngay những câu mang tính ca dao, dân ca làm cho mọi người dễ đọc, dễ nghe, dễ học, dễ hiểu v.v...dần dần có sự ăn sâu, bám rễ vào lòng Dân Tộc, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng, nâng cao phẩm giá con người. Từ đó những đóa hoa đạo đức-trí huệ của Phật Giáo vốn có sắc và hương thơm ngát lại là người bạn cố tri luôn đem đến nguồn cảm hứng, an ủi, nâng đỡ, hộ trì và cải thiện đời sống tâm linh trong những bước thăng trầm của cuộc sống. Trong suốt 45 năm thuyết giảng giáo pháp, Đức Phật đã dùng vô số phương pháp để hóa độ chúng sanh. Những phương pháp ấy đều có chứa những bài kệ ngắn gọn, hàm xúc, thú vị, tinh túy, hữu ích và đúng theo chân lý. Đó chính là những câu Pháp Cú nằm tản mát trong Kinh- Luật- Luận thuộc Nam Truyền và Bắc Truyền. Do vậy, sau khi Đức Phật nhập Vô Dư Niết Bàn thì kinh Pháp Cú trở thành áng văn bất hủ cho cả hai giới Tại Gia và Xuất Gia.
Chính sự lan truyền rộng rãi của kinh Pháp Cú nên dần dần dễ dẫn tới việc sai khác về ngôn từ và ý nghĩa của kinh so với nguyên bản. Vì thế, khi mới xuất gia học đạo liền bắt gặp trong quyển "Sa Di Luật Giải" của Hòa Thượng Hành Trụ, phần Qui Sơn Cảnh Sách, trang 497 có đoạn viết:
"Đức Như Lai diệt độ chưa bao lâu, có một ông Tỳ Kheo, lầm tụng bài kệ trong kinh Pháp Cú: "Nếu người sống trăm tuổi, chẳng thấy con Hạc già dưới nước, chẳng bằng sống một ngày mà đặng thấy rõ đó" khi ấy ngài A Nan Tôn giả nghe rồi nguôi thản than rằng: "Chánh Pháp Như Lai sao mà diệt mau lắm vậy!" Rồi nói với Thầy Tỳ Kheo kia rằng: Thưa Huynh! Đức Phật, Ngài nói: "Nếu người sống trăm tuổi chẳng thấy sanh diệt, chẳng bằng sống một ngày mà thấy rõ đó". Ông Tỷ Kheo ấy bấy giờ trở về thuật lại với Bổn sư, sư nói: "Ơi! Ông A Nan già cả, nói hay lầm lộn không nên tin vậy. Ngươi cứ về tụng như trước đi."
Ôi! Xét như xưa đời chánh pháp hãy còn lầm lộn như thế đó. Huống đời bây giờ cách Phật đã xa, không gần Thầy hay Bạn giỏi, làm sao nói ra cho nhằm Kinh Luật ấy ư?"
Qua đoạn trích trên, người viết nhận thấy nguyên nhân có sự nhầm lẫn giữa chữ "sanh diệt" với "hạc già" là xuất phát từ sự truyền khẩu của kinh, truyền từ người này qua người nọ nên dẫn đến sự sai khác. Như theo bản PàLi câu 113 trong Phẩm Ngàn, tức là câu 14 của bản phụ lục ở phía sau cho biết: "Yo ca vassa- satam jìve apassam udaya – vyayam" (Ai sống một trăm năm mà không thấy sanh tử). Và theo bản Prakrit câu 317 cho thấy: "Ya ji vasa – s ado jivì apas u udaka - vaya". (Ai sống một trăm năm mà không thấy sanh tử). Do lẫn lộn chữ "Udaka-vaya" dịch là "Sanh tử" đọc nhầm thành "Udaka-bakam" dịch là "Hạc nước". Sự đọc nhầm này cũng do một phần sau khi Đức Phật nhập diệt, phần đông các vị Tổ về sau đều là gốc Bà La Môn nên họ cứ tin tưởng và chấp chặt vào ngôn ngữ của mình, không để ý đến nghĩa của chữ dẫn đến sự nhầm lẫn như thế.
Và Thầy Lê Mạnh Thát cũng có bàn về vấn đề này trong quyển Tư Tưởng "Thử bàn về một phương pháp phê bình văn học", bộ IV, số 2 (1971), tr 101-112; số 3 (1971), tr 127 – 134; số 6 (1971), tr 85- 106. Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh – Sài Gòn.
Từ sự nhầm lẫn trên, người viết hằng suy nghĩ : Tất cả Tăng Ni sinh chúng ta đều mong sao tự mỗi cá nhân trước hết phải nhìn nhận đây là vấn đề, là mấu chốt cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ trước những kinh sách về Phật giáo thật sự có tính cách lợi ích cho sự hành đạo giải thoát hay không? Có như vậy, chúng ta mới trang bị nền móng vững chắc cho sự hành đạo giải thoát ở chính ngay con người mình. Từ sự nhận định tổng quát như vậy mà các nước trên thế giới đều đã nghiên cứu so sánh Kinh Pháp Cú như S. LéVi, L Apramàdavarga. Etude sur les recensions des-Dharmapada, JAS (xx) 1912, 203-94; và người nghiên cứu The Gàndhàrì by John Brought (London, Oxford University Press, 1962); còn ở Việt Nam nước ta thì chưa thấy ai so sánh kinh Pháp Cú. Đây là lý do người viết chọn đề tài: "Nghiên cứu so sánh văn bản kinh Pháp Cú chữ Hán và chữ Pàli."
Kinh Pháp Cú có tầm quan trọng trong kho tàng Pháp Bảo Phật Giáo, nên được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất. Hầu hết các ngôn ngữ quan trọng trên thế giới đều có bản dịch kinh Pháp Cú và nhiều tác giả đã xem tập này như một Thánh Thư của Đạo Phật. Riêng tiếng Việt, hiện nay Kinh Pháp Cú có khá nhiều bản như sau:
- Kinh Pháp Cú do H.T Thích Trí Đức dịch từ bản Hán văn của Pháp Sư Liễu Tham (từ bản Pàli sang Hán). Bản này được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1959 và đến nay được tái bản nhiều lần.
- Kinh Pháp Cú do Á Nam Trần Tuấn Khải dịch từ bản Anh-Hán Đối Chiếu Hòa dịch 1963 của soạn giả Thường Ban Đại Định.
- Kinh Pháp Cú do Phạm Kim Khánh dịch từ Pàli-Anh của Đ.Đ Narada người Tích Lan, được xuất bản năm 1971.
- Kinh Pháp Cú do H.T Thích Minh Châu dịch từ bản Pàli, được trường Cao Cấp Phật học Việt Nam ấn hành 1989, nay là Học Viện Phật Giáo Việt Nam.
- Thi Hóa Pháp Cú Kinh do Tịnh Minh dịch từ bản tiếng Anh của Đ.Đ. Narada, 1990.
Hầu hết các văn bản trên đều có nguồn gốc từ bản Tích Lan 26 phẩm 423 bài kệ do các dịch giả dịch từ tiếng Hán, tiếng Pàli, tiếng Anh. Ngoài ra, kinh Pháp Cú còn có nhiều dị bản như:
- Hán dịch Pháp Cú kinh. Bản này do Ngài Pháp Cứu người Ấn ở thế kỷ thứ I trước Công Nguyên tuyển tập, nhóm Ngài Duy Kỳ Nan đời Ngô Tam Quốc dịch sang Hán, được thâu vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. ĐTK 210 tờ 559 a1 – 575 b10.
- Phạn bản Ưu Đà Na phẩm, còn gọi Ô-Đà-Nam Phẩm, theo câu Xá Luận Quang Ký quyển 1 nói cũng do Ngài Pháp Cứu tuyển tập, có Phạn bản lưu hành ở Ấn Độ.
- Tạng dịch Phạn bản Ưu-Đà-Na phẩm với tên là Che-du-brjod-pahi tshoms, nằm trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng.
Kinh Pháp Cú ngoài văn bản và dị bản như đã kể trên, lại có kinh Pháp Cú Thí Dụ với những dị bản như sau:
- Pháp Cú Kinh chú (Dhammapada-tthakathà) của Ngài Phật Âm (Buddha-Ghosa), thế kỷ thứ V viết, bằng văn Pàli.
- Hán dịch Pháp Cú Thí Dụ Kinh (Thuộc ngữ hệ Pàli) cũng chính để giải thích ý nghĩa, nhân duyên truyện tích của kệ Pháp Cú.
- Hán dịch Xuất Diệu Kinh do Ngài Tăng Già Bạt Trừng và Trúc Phật Niệm dịch vào năm 398.
- Tạng dịch Ưu-Đà-Na Phẩm Chú Giải (Che-du-brjod-pahi tshoms-Kyirnam-parthrelpa).
Các bài kệ Pháp Cú Thí Dụ này cũng dịch ra tiếng Việt như:
- Kinh Pháp Cú Thí Dụ, Dịch giả Thích Minh Quang, nhà xuất bản TP. HCM-1994.
- Kinh Pháp Cú Thí Dụ, Dịch giả Thích Thiện Phát, nhà xuất bản TP. HCM-1997.
- Chú Giải Kinh Pháp Cú (Dhammapàdatthakathà). Tác Giả: Bhadantàcàriya Buddhaghosa. Dịch Giả: Trưởng Lão Pháp Minh, nhà xuất bản TP. HCM-1997
- Trích Truyện Pháp Cú, Dịch Giả T.V.Viên Chiếu, nhà xuất bản TP. HCM-2000.
Vì vậy, khi đi vào nghiên cứu so sánh kinh Pháp Cú, người viết thật vô cùng ngần ngại với số văn bản và dị bản khá nhiều. Muốn có cái nhìn nhất quán về lời Phật dạy, người viết quyết chọn hai văn bản có cơ sở: 1) Kinh Pháp Cú - nguyên tạng Pàli do H.T. Thích Minh Châu dịch; 2) Kinh Pháp Cú Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, ĐTK 210 tờ 559 a1-575 b10, để so sánh sự giống nhau và khác nhau như thế nào. Tại sao có sự dị biệt này? Đây là vấn đề mà người viết cần muốn tìm hiểu về giáo lý nguyên thủy để làm ngọn đuốc soi đường dẫn lối cho hành giả đi đến giải thoát, giác ngộ như Đức Phật từng dạy:
Kẻ mất ngủ cho rằng đêm rất dài, người lữ khách mệt mỏi cho rằng đường hãy còn xa thế nào? Thì cũng như thế ấy, kẻ nào chưa tìm được chân lý, hằng phải bị sanh tử luân hồi trong thời gian vô tận." - Dhammapada- kệ số 60
Sự thật, với tinh thần đi tìm một giá trị đích thật về kinh Pháp Cú mà tập tiểu luận này được ra đời. Vả lại, cũng có duyên may được học dưới mái trường Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh, lại được gặp Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát đồng ý hướng dẫn đề tài này, nên có cơ hội để hoàn thành tốt tiểu luận. Với sự rộng lớn của Đề Tài, người viết xin chỉ tập trung một số bài tụng phổ biến nhất trong các phẩm của kinh Pháp Cú.
Mặc dù, nổ lực hết sức mình và cố gắng rất nhiều trong khi viết nhưng không sao tránh khỏi nhiều điều thiếu sót trong việc tìm hiểu và trình bày lời Phật dạy. Kính mong Giáo Sư hướng dẫn cùng Chư Tôn Đức, các bạn đồng học, chư vị thiện tri thức từ bi hoan hỷ chỉ giáo để kiến thức Phật Học được tăng bổ.
Phước Viên Tự, ngày 17/12/2000.
Kính bút
Ni sinh Thích Nữ Nguyệt Chiếu (Nguyên Anh)
-ooOoo-
B. SO SÁNH VĂN BẢN KINH PHÁP CÚ CHỮ HÁN VÀ CHỮ PÀLI
1. VẤN ĐỀ VĂN BẢN CHỮ PÀLI:
Tất cả Kinh điển chữ Pàli phân thành 5 Nikàya: 1. Dìgha-Nikàya (Kinh Trường Bộ); 2. Majjhimanikàya (Kinh Trung Bộ); 3. Samyuttnikàya (Kinh Tương Ưng); 4. Anguttaranikàya (Kinh Bộ Tăng Chi); và 5. Khuddakanikàya (Kinh Tiểu Bộ) thì Dhamma-pada (Kinh Pháp Cú) là một Kinh thuộc kinh thứ 5-Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikàya) trong kinh tạng Pàli.
Vậy "Dhammapada" nghĩa là gì? Dhamma dịch là Pháp, Pada dịch là Cú (câu). Dhammapada tức là những câu ghi chép lại lời dạy Đức Phật, nên thường được dịch là Pháp Cú.
Chữ "Dhamma" là Pháp, có nhiều nghĩa như chân lý, giác ngộ, giải thoát hàm chứa: là giáo pháp, chánh pháp, chân lý được Đức Phật khai thị; là Phật ngôn, pháp ngữ hay những lời giáo huấn của Đức Phật về chơn, thiện, mỹ; là kỷ luật, phép tắc, tín ngưỡng hình thức sinh hoạt của Phật Giáo.
Chữ "Pada" là Cú (câu) nghĩa là đường lối, lối đi, nền tảng căn bản. Pada cũng có nghĩa là bàn chân, bước chân.
Cuối cùng, "Dhammapada" có thể có nghĩa là những bàn chân hay bước chân đưa đến chân lý giác ngộ, giải thoát; đưa đến chân, thiện, mỹ v.v... Được hiểu như là "con đường chân lý, con đường đạo hạnh."
Kinh Dhammapada theo truyền thống được xem là bộ kinh được kiết tập vào kỳ kiết tập thứ nhất, ngay ba tháng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Có thể nói đây là một cuốn kinh chứa đựng một cách gọn ghẽ, đầy đủ giáo lý nguyên thủy của Đức Phật. Hay nói một cách khác là một cuốn kinh chọn lọc những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế. Ngài đã truyền dạy trong khoảng ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sanh, Ngài đã giảng nhiều pháp ngữ chứa đựng nghĩa lý thâm thúy để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh mà đưa họ đến Niết Bàn an lạc. Những giáo pháp ấy được trình bày dưới hình thức các bài kệ đơn giản và súc tích gồm phần lớn là bốn câu, thỉnh thoảng lên đến sáu câu và mỗi câu gồm có tám âm đồng đều, cụ thể qua 423 gàthà (bài kệ) chia làm 26 vagga (phẩm) như sau:
01 Yamaka Vagga Phẩm Song Yếu 20 bài kệ
02 Appamàda Vagga Phẩm Không Phóng Dật 12 bài kệ
03 Citta Vagga Phẩm Tâm 11 bài kệ
04 Puppha Vagga Phẩm Hoa 16 bài kệ
05 Bàla Vagga Phẩm Ngu 16 bài kệ
06 Pandita Vagga Phẩm Hiền Trí 14 bài kệ
07 Arahanta Vagga Phẩm A La Hán 10 bài kệ
08 Sahassa Vagga Phẩm Ngàn 16 bài kệ
09 Pàpa Vagga Phẩm Ác 13 bài kệ
10 Danda Vagga Phẩm Hình Phạt 17 bài kệ
11 Jarà Vagga Phẩm Già 11 bài kệ
12 Atta Vagga Phẩm Tự Ngã 10 bài kệ
13 Loka Vagga Phẩm Thế Gian 12 bài kệ
14 Budda Vagga Phẩm Phật Đà 18 bài kệ
15 Sukha Vagga Phẩm An Lạc 12 bài kệ
16 Piya Vagga Phẩm Hỷ Ái 12 bài kệ
17 Kodha Vagga Phẩm Phẫn Nộ 14 bài kệ
18 Mola Vagga Phẩm Cấu Uế 21 bài kệ
19 Dhammattha Vagga Phẩm Pháp Trụ 17 bài kệ
20 Magga Vagga Phẩm Đạo 17 baì kệ
21 Pakinnaka Vagga Phẩm Tạp Lục 16 bài kệ
22 Niraya Vagga Phẩm Địa Ngục 14 bài kệ
23 Nàga Vagga Phẩm Voi 14 bài kệ
24 Tanhà Vagga Phẩm Tham Ái 26 bài kệ
25 Bhikkhu Vagga Phẩm Tỷ Kheo 23 bài kệ
26 Bràhmana Vagga Phẩm Bà La Môn 41 bài kệ
Mỗi phẩm đặt trọng tâm vào một đề tài chính, như "Phẩm Tâm" tập hợp các bài kệ về tâm, nghĩa là tinh thần không hình nhưng tạo tác không mất; hay "Phẩm A La Hán" tập hợp các bài kệ nói về con người nói lời chân chánh thì thoát được dục, tâm không còn đắm trước.v.v... Tất cả 26 Vagga (phẩm) trong Kinh Dhammapada-Pháp Cú đều thích hợp với tâm tính trình độ và căn cơ khác nhau của người nghe.
2. VẤN ĐỀ VĂN BẢN CHỮ HÁN:
Căn cứ vào bài tựa của Kinh Pháp Cú, ĐTK 210 tờ 566 b14 – c 26, quá trình hình thành văn bản chữ Hán được trình bày như sau:
"Kệ Đàm Bát là yếu nghĩa trong kinh. Đàm đó là Pháp, Bát đó là Cú, mà Kinh Pháp Cú có vài bản để phân biệt. Có bộ gồm 900 bài kệ, hoặc có bộ 700 bài kệ và 500 bài kệ. Kệ là lời đúc kết lại cũng giống như thi tụng vậy. Đó chính là Đức Phật thấy sự việc nêu lên chẳng phải Ngài nói trong cùng một lúc mà tất cả đều có nhân duyên được phân bố chặt chẽ trong các kinh. Đức Phật là bậc Nhất Thiết Trí, tánh của Ngài là một bậc đại nhân cho nên Ngài thương xót chúng sanh mà xuất hiện nơi đời, mở bày đạo nghĩa để cứu độ con người. Trong 12 bộ kinh, tổng quát yếu nghĩa của từng thể loại mà chia ra làm nhiều bộ. Sau khi Đức Phật nhập diệt, Ngài A Nan trùng tuyên lại 4 bộ A Hàm (Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm). Kinh không có dài ngắn, mở đầu ngài A Nan đều tụng: Nghe như vầy, và nơi chốn Đức Phật thuyết pháp, là nơi diễn đạt những lời đầy đủ tự thuyết của Ngài. Sau đó, năm bộ Sa Môn mỗi mỗi sao chép ra thành kệ 4 câu hoặc 6 câu trong các kinh rồi so sánh, phán định ý nghĩa vào các điều chương mà phân biệt thứ loại, từng phẩm. Đối với 12 bộ kinh không đâu không tham cứu rút ra và không có một tên gọi nhất định cho nên gọi là Pháp Cú. Các Kinh là pháp ngôn, pháp cú do từ pháp ngôn mà có ra vậy. Gần đây người họ Cát có lưu truyền 700 bài kệ, nghĩa của kệ rất sâu xa, người dịch ra rất nhiều. Do nghĩa lý ẩn sâu trong kinh mà khiến cho người dịch lẫn lộn. Chỉ có Đức Phật là khó gặp, giáo pháp cũng khó mà nghe được. Lại nữa, Chư Phật xuất thế ở Thiên Trúc nên ngôn ngữ Thiên Trúc với Hán ngữ khác âm. Sách của Thiên Trúc gọi là Thiên Thư, lời âm nói gọi là Thiên Ngữ. Do ngôn ngữ và sự vật bất đồng nên truyền đạt sự chân thật chẳng phải là chuyện dễ. Ngài Lam Điều, An Hầu Thế Cao, Đô Quý Phật Điều dịch từ tiếng Phạn ra tiếng Trung Hoa, sự thật đạt được thể của ngôn ngữ nhưng việc ấy khó có người kế thừa. Người sau lưu truyền không thể sâu sắc nhưng vẫn còn tôn trọng chỗ quý báu những bản kinh, và tạm cho phần này đã đạt được chỉ thú của kinh.
Người đầu tiên là Duy Kỳ Nan sinh ra ở Thiên Trúc vào năm thứ ba đời Hoàng Vũ đến Vũ Xương, tôi mới theo ngài Duy Kỳ Nan mà nhận được bộ sách gồm 500 bài kệ, mời người đồng đạo Trúc Tướng Diễm dịch. Tướng Diễm, tuy giỏi tiếng Thiên Trúc nhưng mà chưa am hiểu đầy đủ Hán ngữ cho nên lời truyền đạt của Ngài hoặc còn Phạn ngữ, hoặc lấy nghĩa mà dịch thành âm. Vì thế văn nghĩa chất phác, lời của nói không đẹp, không bóng bẩy. Đầu tiên, Duy Kỳ Nan nói rằng: Lời của Phật nương theo nghĩa mà không dùng sự trau chuốt ngôn từ, chọn lấy pháp mà không lấy chỗ nghiêm sức. Phàm người truyền dịch kinh được dễ hiểu, chớ nên làm mất đi nghĩa lý của Kinh. Được như vậy là điều hay nhất, cần thiết nhất. Những người ngồi ở đạo tràng phiên dịch đều cho rằng: Lão Tử nói ngôn từ trau chuốt thì không đáng tin, lời đáng tin thì không cần hoa mỹ. Khổng Tử cũng nói rằng: Thư viết ra không hết lời, lời nói ra thì không thâu tóm được hết ý. Đó là những lời nói của bậc Thánh Nhân. Ý của bậc Thánh Nhân thâm thúy vô cùng, nay thì người truyền đạt ý nghĩa của tiếng Phạn cần phải thấu đạt được ý Kinh. Vì thế, từ những bài kệ được người dịch ra cần phải chính lý yếu chỉ, chớ không cần thêm trau chuốt văn chương. Nếu có dịch những chỗ không hiểu thì thiếu sót không thể truyền đầy đủ, cho nên phần nhiều có sự thiếu sót, phần lớn do sự có ra ngoài những trường hợp mất mát ý nghĩa. Nhưng bài kệ Pháp Cú này, tuy lời mộc mạc, chất phác mà ý chỉ sâu sắc.
Văn sơ sài, ước lược mà nghĩa thì rộng lớn nên sự việc được dẫn dắt trong các kinh. Chương phẩm có đầy đủ, câu cú có ý nghĩa. Những người mới tu học ở tại Thiên Trúc không học Kinh Pháp Cú cho là vượt quá thứ bậc nhưng kinh này mới chính là quy tắc lớn cho người mới học và kho tàng sâu kín của người thâm nhập. Khó có thể khai mở cho những người sơ cơ phân biệt những chỗ lầm lẫn, dụ dẫn chúng sanh đi đến chỗ tự lập. Công sức tu học ít, mà chỗ hiểu biết thì rộng. Kinh này, thật đáng cho là cốt yếu và vi diệu thay! Khi xưa lúc truyền đạt kinh này. Tôi có chỗ không hiểu, gặp lúc ông Tướng Diễm đến cho nên theo đó mới thưa hỏi và thọ nhận lấy những bài kệ này rồi được thêm 13 phẩm nữa, đồng thời so sánh với những bản cổ rồi tăng bổ hiệu đính lại, sắp xếp phẩm mục gom lại một bộ thành 39 phẩm gồm có 752 bài kệ, ngỏ hầu để cho có sự bổ ích và rộng cho sự học hỏi."
Qua bài tựa giúp chúng ta hiểu được phần nào về nguồn gốc và nội dung của kinh Pháp Cú. Kinh Pháp Cú còn có tên gọi Pháp Cú Tập Kinh, Pháp Cú Tập, Pháp Cú Lục, Đàm Bát Kinh, Đàm Bát Kệ. Đó chính là Đức Phật thấy sự việc mà nêu lên. Kinh không có dài ngắn, mở đầu được ngài A Nan đều tụng: Tôi nghe như vậy và nơi chốn Đức Phật thuyết pháp.v.v... Nghĩa là có đầy đủ lục chủng thành tựu. Sau đó, năm bộ Sa Môn sao chép ra thành kệ bốn câu, sáu câu trong các kinh mà phân biệt thứ loại, từng phẩm. Gần đây ngưới họ Cát có lưu truyền 700 bài kệ, nghĩa của kệ rất sâu, người dịch ra rất nhiều. Về sau ngài Lam Điều, An Hầu Thế Cao, Đô Quý Phật Điều dịch từ tiếng Phạn ra tiếng Trung Hoa. Người đầu tiên là Duy Kỳ Nan sinh ra ở Thiên Trúc nói rằng: Lời của Phật nương theo nghĩa mà không dùng sự trau chuốt ngôn từ, chọn lấy pháp mà không lấy chỗ nghiêm sức. Những người ngồi ở đạo tràng phiên dịch đều cho rằng: Lão Tử nói ngôn từ trau chuốt thì không đáng tin, lời đáng tin thì không cần hoa mỹ. Khổng Tử cũng nói rằng: Thư viết ra không hết lời, lời nói ra thì không thâu tóm được hết ý. Đó là những lời nói của bậc Thánh Nhân. Ý của bậc Thánh Nhân thâm thúy vô cùng nay thì người truyền đạt ý nghĩa của tiếng phạn cần phải thấu đạt được ý kinh. Vì thế, những bài kệ Pháp Cú này, tuy lời mộc mạc, chất phác mà ý chỉ sâu sắc. Văn sơ sài, ước lược mà nghĩa thì rộng lớn nên sự việc được dẫn dắt trong các kinh. Những người mới tu học ở tại Thiên Trúc không học kinh Pháp Cú cho là vượt quá thứ bậc, nhưng kinh này mới chính là quy tắc lớn của người thâm nhập. Kinh gồm 2 quyển, 39 phẩm, 752 bài tụng do ngài Pháp Cứu, người Ấn Độ soạn, ngài Duy Kỳ Nan nước Ngô dịch vào thời Tam Quốc (có thuyết cho rằng do ngài Chi Khiêm và Trúc Tướng Diễm dịch vào năm 224) được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, ĐTK 210 tờ 559a1 – 575 b10. Nội dung gom góp những bài kệ do Đức Phật nói trong các kinh mà biên tập thành, được thể hiện ở mỗi bài kệ có bốn câu, sáu câu, có lúc tám câu; mỗi câu có bốn chữ hay năm chữ. Kinh Pháp Cú trình bày cụ thể qua hai quyển với 39 phẩm 752 bài kệ như sau:
Quyển Thượng
10 Phẩm Phóng Dật 20 bài kệ
11 Phẩm Tâm Ý 12 bài kệ
12 Phẩm Hoa Hương 17 bài kệ
13 Phẩm Ngu Ám 21 bài kệ
14 Phẩm Minh Triết 12 bài kệ
15 Phẩm La Hán 10 bài kệ
16 Phẩm Thuật Thiên 16 bài kệ
17 Phẩm Ác Hành 22 bài kệ
18 Phẩm Đao Trượng 14 bài kệ
19 Phẩm Lão Mạo 14 bài kệ
20 Phẩm Ái Thân 13 bài kệ
21 Phẩm Thế Tục 14 bài kệ
Quyển Hạ:
22 Phẩm Thuật Phật 21 bài kệ
23 Phẩm An Ninh 14 bài kệ
24 Phẩm Hảo Hỷ 12 bài kệ
25 Phẩm Phẫn Nộ 26 bài kệ
26 Phẩm Trần Cấu 19 bài kệ
27 Phẩm Phụng Trì 17 bài kệ
28 Phẩm Đạo Hành 28 bài kệ
29 Phẩm Quãng Diễn 14 bài kệ
30 Phẩm Địa Ngục 16 bài kệ
31 Phẩm Tượng Dụ 18 bài kệ
32 Phẩm Ái Dục 32 bài kệ
33 Phẩm Lợi Dưỡng 20 bài kệ
34 Phẩm Sa Môn 32 bài kệ
35 Phẩm Phạm Chí 40 bài kệ
36 Phẩm Nê Hoàn 35 bài kệ
37 Phẩm Sanh Tử 18 bài kệ
38 Phẩm Đạo Lợi 19 bài kệ
39 Phẩm Kiết Tường 19 bài kệ
3. ĐỐI CHIẾU GIỮA HAI VĂN BẢN CHỮ HÁN VÀ CHỮ PÀLI:
Theo S. Lévi trong "L.Apramàdavarga. Étude sur les recensions des Dharmapada, JAS (x.x) 1912, 203- 94" thì cho rằng văn bản tiếng Pàli và tiếng Hán hoàn toàn khác nhau. Nhưng theo John Brough trong The Gàndhàri Dharmapada, Oxford University Press, lại nhận định rằng giữa hai văn bản tiếng Pàli và tiếng Hán có những điều cơ bản giống nhau, bên cạnh đó có những cái khác nhau theo hai quan điểm: 1) Ở văn bản tiếng Hán có thể đưa thêm "thơ" hay "những kinh khác" vào kinh Pháp Cú; 2) Ở quan điểm này thì ngược lại, nói do chính bản Pàli mất. Còn quan điểm bản thân người viết khi nghiên cứu so sánh thì cảm nhận giữa hai văn bản có một số phẩm lại chứa điều cốt yếu cơ bản về nội dung của từng phẩm là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên ở văn bản Chữ Hán có 39 phẩm 752 bài kệ thì số phẩm và số bài kệ lại nhiều hơn so với bản Pàli chỉ có 26 phẩm 432 bài kệ. Điều này, có thể cho rằng văn bản Pàli bị thiếu một số phẩm. Bởi ở bản Hán, từng phẩm có ghi chú tương đương tiếng Pàli, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Bảng đối chiếu giữa văn bản chữ Hán và chữ Pàli:
SỐ THỨ TỰ
TÊN PHẨM
SỐ LƯỢNG BÀI KỆ
HÁN
PÀLI
HÁN
PÀLI
HÁN
PÀLI
1
0
Phẩm Vô Thường
Không có
21
0
2
0
Phẩm Giáo Học
Không có
29
0
3
0
Phẩm Đa Văn
Không có
19
0
4
0
Phẩm Đốc Tín
Không có
18
0
5
0
Phẩm Giới Thận
Không có
16
0
6
0
Phẩm Duy Niệm
Không có
12
0
7
0
Phẩm Từ Nhân
Không có
18
0
8
0
Phẩm Ngôn Ngữ
Không có
12
0
9
1
Phẩm Song Yếu
Phẩm Song Yếu
22
20
10
2
Phẩm Phóng Dật
Phẩm Không phóng Dật
20
12
11
3
Phẩm Tâm Ý
Phẩm Tâm
12
11
12
4
Phẩm Hoa Hương
Phẩm Hoa
17
16
13
5
Phẩm Ngu Ám
Phẩm Ngu
21
16
14
6
Phẩm Minh Triết
Phẩm Hiền Trí
12
14
15
7
Phẩm La Hán
Phẩm A La Hán
10
10
16
8
Phẩm Thuật Thiên
Phẩm Ngàn
16
16
17
9
Phẩm Ác Hành
Phẩm Ác
22
13
18
10
Phẩm Đao Trượng
Phẩm Hình Phạt
14
17
19
11
Phẩm Lão Mạo
Phẩm Già
14
11
20
12
Phẩm Ái Thân
Phẩm Tự Ngã
13
10
21
13
Phẩm Thế Tục
Phẩm Thế Gian
14
12
22
14
Phẩm Thuật Phật
Phẩm Phật Đà
21
18
23
15
Phẩm An Ninh
Phẩm An Lạc
14
12
24
16
Phẩm Hảo Hỷ
Phẩm Hỷ Ái
12
12
25
17
Phẩm Phẫn Nộ
Phẩm Phẫn Nộ
26
14
26
18
Phẩm Trần Cầu
Phẩm Cấu Uế
19
21
27
19
Phẩm Phụng Trì
Phẩm Pháp Trụ
17
17
28
20
Phẩm Đạo Hạnh
Phẩm Đạo
28
17
29
21
Phẩm Quãng Diễn
Phẩm Tạp Lục
14
16
30
22
Phẩm Địa Ngục
Phẩm Địa Ngục
16
14
31
23
Phẩm Tượng Dụ
Phẩm Voi
18
14
32
24
Phẩm Ái Dục
Phẩm Tham Ái
32
26
33
0
Phẩm Lợi Dưỡng
Không Có
20
0
34
25
Phẩm Sa Môn
Phẩm Tỳ Kheo
32
23
35
26
Phẩm Phạm Chí
Phẩm Bà La Môn
40
41
36
0
Phẩm Nê Hoàn
Không Có
35
0
37
0
Phẩm Sinh Tử
Không Có
18
0
38
0
Phẩm Đạo Lợi
Không Có
19
0
39
0
Phẩm Kiết Tường
Không Có
19
0
Qua bảng so sánh, giúp chúng ta biết được ở văn bản Pàli thiếu các phẩm Sau: Phẩm Vô Thường (thứ 1); Phẩm Giáo Học (thứ 2); Phẩm Đa Văn (thứ 3), Phẩm Đốc Tín (thứ 4); Phẩm Giới Thận (thứ 5); Phẩm Duy Niệm (thứ 6); Phẩm Từ Nhân (thứ 7); Phẩm Ngôn Ngữ (thứ 8); Phẩm Lợi Dưỡng (thứ 33); Phẩm Nê Hoàn (thứ 36); Phẩm Sinh Tử (thứ 37); Phẩm Đạo Lợi (thứ 38); Phẩm Kiết Tường (thứ 39). Tổng cộng bản Pàli thiếu 13 phẩm-256 bài kệ; và nội dung đề tài của 13 phẩm này nói về Vô Thường; Giáo Học, Sinh Tư.v.v... đều đặt trọng tâm vào giáo lý của Đức Phật dạy. Theo như chúng ta thiết nghĩ, những giáo lý của Đức Phật dạy khi còn tại thế thì Ngài không thể nào lại không quan tâm khi bàn về vấn đề Vô Thường, Sanh Tử, Niết Bàn v.v...
Mặt khác, theo như bài tựa của Pháp Sư Ấn Thuận viết cho bản kinh Pháp Cú Hán Văn của sư Liễu Tham có đoạn ghi: "Theo truyền thuyết của Hữu Bộ thì sau khi Đức Phật diệt độ, Đại Đức Pháp Cứu (Dharmahata) tùy nên chỗ lần được nghe, thuận theo ý nghĩa soạn tập đặt thành tên phẩm. Như gom những câu tụng dạy lý vô thường, lập làm phẩm vô thường, cho đến gom những bài tụng dạy về Phạm Chí làm phẩm Phạm Chí". (Xem Bà Sa Luận 1) đều là chỉ cho Pháp Cú, nhưng theo Ngài Chi Khiêm (khoảng 230 T.L) trong bài tựa Pháp Cú của Ngài có nói: "Năm bộ chúng Sa Môn đều lượm lặt những bài kệ bốn câu, sáu câu trong các Kinh, sắp đặt thứ lớp theo nghĩa lý rồi làm thành từng phẩm riêng. Cho nên gọi Pháp Cú. Pháp Cứu là người ở thế kỷ I trước Công Nguyên, Ngài chỉ làm công việc cải biên. Bởi vì từ các tập Pháp Cú của ngũ bộ chúng Sa Môn, cho đến khi các bộ phải phân chia, thì mỗi bộ điều có biên thêm, cải đổi. Tuy nhiên chúng đều là trích từ trong kinh Phật ra, chứ không phải do sự tái biên, cải biên mà giảm mất giá trị".
Cũng có người viết: "Lúc Phật còn tại thế, Ngài Buddhaghosa không cho ghi chép Kinh, vì sợ tam sao thất bổn. Mấy Tổ về sau giỏi chữ nghĩa văn chương nhất là vị gốc Bà La Môn sẽ có thể thêm bớt làm sai lệch nguyên bổn, Ngài chỉ thuyết bằng tiếng Pàli, tiếng bình dân xứ Magadha, không có chữ Nam Phạn, Bắc Phạn (sanskrit) là của Đạo Bà La Môn, tuy hơi giống như tiếng Pàli, nhưng không phải là một thứ tiếng như tiếng Việt Nam ở hai miền Nam, Bắc của xứ ta" (Quyển Chú Giải Kinh Pháp Cú-tr 94, Q 1. Dịch Giả Trưởng lão Pháp Minh). Lại nữa, theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang của Phật Quang Sơn cho biết: "Bản gốc Kinh Pháp Cú chữ Hán có nhiều loại: Loại 1000 bài tụng; 900 bài tụng; 500 bài tụng… Năm 224, ngài Duy Kỳ Nan đem về 26 phẩm, 500 bài tụng, sau lại thêm 13 phẩm, thành 39 phẩm - 752 bài tụng. Kinh này hiện còn có bốn bản khác là: Kinh Pháp Cú (Pàli: Dhammapada); Phẩm Ưu Đà Na (Phạn: Udàna- Varga, còn gọi: Ô đà nan phẩm), Che-du-brjod tshoms (bản Tây Tạng), Kinh Pháp Tập Yếu Tụng, bốn quyển do ngài Thiên Tức Tai dịch vào đời Tống-Trung Quốc (thuộc hệ tiếng Phạn, được xếp vào Đại Chánh Tạng Tập 4). Trong đó bản Pàli gồm có 26 phẩm, 423 bài tụng (1 bài tụng có nhiều đoạn). Bản này rất giống với bản do ngài Duy Kỳ Nan thỉnh về Trung Quốc". Quan điểm này dễ gây hiểu lầm hai văn bản hoàn toàn giống hệt nhau. Theo bảng đối chiếu trên thì giữa hai văn bản có sự chênh lệch về số phẩm và số lượng bài kệ. Chi tiết này cũng cho thấy hai văn bản có phần khác nhau. Vả lại, một số nước trên thế giới trước đây có so sánh hai văn bản khác nhau nhưng Từ Điển Phật Quang Sơn lại cho bản Pàli rất giống với bản chữ Hán do ngài Duy Kỳ Nan thỉnh về Trung Quốc. Điểm này, chúng ta phải điều soát lại.
Do vậy, khi bàn về hai văn bản chữ Hán và chữ Pàli thì chúng ta nên hiểu rằng: Hết thảy Phật Pháp đều cùng bắt nguồn từ thân giáo, ngữ giáo của Đức Thế Tôn mà được lưu truyền mãi về sau cho nên đôi lúc họ chú trọng lý lẽ của nghĩa câu, hoặc lúc thiên về bảo thủ, cục bộ v.v...Từ đó, hình thành ra nhiều học phái. Thế nên phải từ trong sự nghiên cứu so sánh mới hiểu rõ tính cộng thông và tính sai biệt của nó. Được vậy mới có thể nhìn nhất quán về lời Phật dạy; và có thể giải được Phật ý một cách hoàn chỉnh, hiểu rõ được cách thích ứng với thế gian vô thường lưu biến này. Còn như cứ chấp một bề cho là phải (bản chữ Hán đủ, bản Pàli thiếu), hoặc tự xưng nguyên thủy (bản Pàli đúng, còn bản chữ Hán bị pha tạp bởi đạo Bà La Môn, Đạo Hồi. v.v...), hoặc tự xưng cứu cánh, mình phải người trái, thì đó là một bóng mờ đáng sợ của tiền đồ Phật Giáo vậy. Để hiểu rõ hơn, người viết xin đi sâu vào phần chi tiết.
 III-a. Những Phẩm Khác Nhau Về Văn Bản Chữ Hán Và Chữ Pàli:
Y Theo bài tựa ở bản chữ Hán của ngài Pháp Cứu soạn, cho biết: "Khi xưa lúc truyền đạt kinh này, ngài Duy Kỳ Nan có những chỗ không hiểu nhân lúc gặp ngài Tướng Diễm rồi theo đó mới thưa hỏi và thọ nhận những bài kệ lại được thêm 13 phẩm nữa, đồng thời so sánh với bản cổ 26 phẩm 423 bài kệ rồi tăng bổ hiệu đính lại thành 39 phẩm 752 bài kệ". Đó là 13 phẩm của bản Hán mà phẩm Pàli không có. Mười ba phẩm ấy bao gồm: tám phẩm đầu, bốn phẩm cuối và một phẩm Lợi Dưỡng ở gần cuối của văn bản. Nội dung lần lượt của mười ba phẩm này như sau:
1/ PHẨM VÔ THƯỜNG:
Phẩm này có tổng cộng 21 bài kệ. Trong đó, từ bài kệ số 1 đến số 17 là mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 4 chữ; riêng bài kệ số 18 có 6 câu, mỗi câu có 4 chữ. Tất cả 21 bài kệ trên đều đặt trọng tâm vào đề tài "Vô Thường". Nghĩa là người ngủ nhiều thì hôn mê, mạng sống được sung sướng thì buông lung, tham đắm ngũ dục, chỉ lo cung dưỡng thân mình. Vì họ chấp trước bản ngã, không biết vô thường, không hiểu mọi vật trên đời đều như vậy, không có cái gì trường tồn; mọi người đều phải chết, không ai tránh được lẽ này, cho nên chỉ có con đường đạo mới là chơn. Vì thế Đức Phật dạy chúng sanh biết rằng: "Làm người từ xưa đến nay có bốn việc đáng sợ nhất đó là : 1. Sanh phải già yếu; 2. Bệnh sẽ tiều tụy; 3. Chết thần thức ra đi và 4. Xa lìa quyến thuộc". Rồi Đức Phật ví mạng người như dòng nước chảy liền nói bài kệ số 4:
Như hà sử lưu
Vãng nhi bất phản
Nhân mệnh như thị
Thệ giả bất hoàn

Dịch:
Như dòng nước chảy,
Trôi mãi chẵng về .
Mạng người cũng thế
Chết rồi không lại

2/ PHẨM GIÁO HỌC:
Phẩm này có tổng cộng 29 bài kệ. Bài kệ từ số 1 đến số 4 là mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ. Bài kệ từ số 5 đến số 16, là mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 4 chữ. Bài kệ từ số 17 đến số 22 là mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ. Bài từ số 23 đến số 29, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 4 chữ. Tất cả 29 bài kệ trên đều đặt trọng tâm vào đề tài "Giáo Học". Ý nói dẫn dắt người tu hành hãy tinh tấn tu tập đạo nghiệp, dứt trừ các ấm cái, tâm trong sáng, tinh thần định tĩnh, mới có thể tránh được các khổ. Và "Giáo Học" còn có nghĩa là giải thích người ngu muội thấy được đạo rõ ràng. Ví như người xuất gia học đạo mà không lo niệm kinh trì giới, chỉ biết tham mê lợi dưỡng cung phụng cho huyễn thân, cứ ăn no lại ngủ không nhớ đến lẽ vô thường. Người muốn cầu đạo trước phải dứt trừ si mê rồi sau mới chế phục tâm. Tâm là nguồn gốc của thiện, ác. Muốn dứt trừ tận gốc ái dục phải chế phục tâm. Tâm an định, ý thông hiểu mới đắc đạo được, như bài kệ số 4.
Chánh kiến học vụ tăng
Thị vi thế gian minh.
Sở sinh phúc thiên bội.
Chung bất đọa ác đạo

Dịch:
Chánh kiến luôn trau dồi,
Là ánh sáng giữ đời.
Phước đức tăng ngàn lần,
Chết không đọa đường ác.

3/ PHẨM ĐA VĂN:
Phẩm này có 19 bài kệ, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ. Tất cả 19 bài kệ này đều đặt trọng tâm vào đề tài "Đa Văn". Nghĩa là khuyên người nghe nhiều học rộng thì được bậc thánh, được trí chánh giác. Cũng như Đức Phật nhờ học rộng giáo pháp không biết nhàm chán, phụng hành chánh đạo không có giải đãi, tinh tấn trì giới tu huệ không có phóng dật, nên đạt đến Niết Bàn, cụ thể qua bài kệ số 3.
Đa văn năng trừ ưu
Năng dĩ định vi hoan
Thiện thuyết cam lồ pháp
Tự trí đắc Nê Hoàn.

Dịch:
Nghe nhiều dứt âu lo
Luôn vui trong thiền định.
Khéo nói cam lồ pháp
Tự mình được Niết Bàn.

4/ PHẨM ĐỐC TÍN:
Phẩm này có hết thảy 18 bài kệ. Trong đó, bài kệ từ số 1 đến số 3, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ; từ bài kệ số 4 đến số 18, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 4 chữ. Tất cả 18 bài kệ này đặt trọng tâm vào đề tài "Đốc Tín". Nghĩa là đôn đốc niềm tin, kết quả để thành lập đạo, là nguyên nhân để trở về tâm nguyện của mình. Vì người chưa biết đạo đức, không tu giải thoát, cứ quen thói ương ngạnh, dối trá, tham lợi, buông lung theo tình ý khó mong được giải thoát khổ đau. Nếu người có lòng tin, tâm kiên cố, thọ trì ngũ giới làm Phật Tử tại gia biết tu hành liền được trí huệ và hạnh lành, lần lần người ấy vượt thóat sanh tử như bài kệ số 7.
Tín chi giữ giới.
Tuệ ý năng hành.
Kiện phu độ tuệ
Tùng thị thoát uyên.

Dịch:
Lòng tin và giới luật
Tuệ quán siêng tu hành,
Bậc trượng phu trí tuệ,
Qua được vực tử sinh.

5/ PHẨM GIỚI THẬN:
Phẩm này có 16 bài kệ, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 4 chữ. Tất cả 16 bài kệ này đều đặt trọng tâm vào đề tài "Giới Thận". Ý nói giữ điều khuyên răn, không phạm điều cấm, về sau khỏi ăn năn. Do vậy, người hành đạo phải lấy giới làm căn bản, lấy nhiếp tâm làm công hạnh, coi nhẹ thân thể, quý trọng chân lý, xả thân cầu đạo. Ăn uống là để duy trì mạng sống, tu tập thiền định. Phải hướng đến mục tiêu đắc đạo mà tu học chỉ quán, dứt trừ vọng tưởng. Còn nếu chỉ lo cung dưỡng thân thể, chìu theo đòi hỏi thì làm sao thoát được khổ đau? Cho nên Đức Phật dạy bài kệ số 8.
Tỳ Kheo lập giới.
Thủ nhiếp chư căn
Thực tri tự tiết
Ngụ ý linh ưng.

Dịch:
Tỳ Kheo giữ giới.
Nhiếp giữ các căn
Ăn biết tiết độ,
Ngủ nghĩ có chừng

6/ PHẨM DUY NIỆM:
Phẩm này có tổng cộng 12 bài kệ.bài kệ số 1 có 6 câu, mỗi câu có 5 chữ. Từ bài số 2 đến số 12, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ. Tất cả 12 bài kệ này đều đặt trọng tâm vào đề tài "Duy Niệm". Nghĩa là hãy cẩn thận đối với những nguyên nhân gây ra tội lỗi. Cũng có nghĩa những điều nhỏ từ trước phải giữ, trong phải tự mình suy nghĩ cho an ổn mới hiểu được đạo. Như "Mạng người mong manh sáng còn tối mất. Vô thường nghiệp báo không hẹn chợt đến. Chỉ cần quán sát thân tứ đại do đâu mà có, tạm hợp thành rồi sẽ hoại diệt. Đất, nước, gió, lửa sẽ trả về cho đất, nước, gió, lửa! Hãy tư duy tỉnh giác, tâm vắng lặng không có vọng tưởng, chuyên niệm Tam Bảo, bố thí, giới đức. Nếu có thể biết được lẽ vô thường thì cũng như thấy Phật! Nghĩ đến việc ngày mai chỉ là vọng tưởng vô ích." Do vậy, Đức Phật dạy bài kệ số 11.
Kỷ tri tự giác ý
Thị vi pháp đệ tử
Thường đương trú dạ niệm
Phật dữ pháp cập chúng.

Dịch:
Đã biết mình giác ngộ
Mới là đệ tử Phật
Thường phải ngày đêm nhớ
Phật, Pháp, và chúng Tăng

7/ PHẨM TỪ NHÂN:
Phẩm này có hết thảy 18 bài kệ. Bài kệ từ 1 đến 6, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 4 chữ. Riêng bài số 7 và số 10 thì mỗi bài có 6 câu, mỗi câu có 4 chữ. Còn bài số 8, số 9, số 11 đến số 18, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 4 chữ. Tất cả 18 bài kệ này đều đặt trọng tâm vào đề tài "Từ Nhân". Ý nói bậc đại nhân đức bao trùm vô lượng. Điều này khuyên chúng ta được làm người phải biết thương yêu các loài chúng sanh để nuôi sống cho mình. Vì không có ai là không tham sống sợ chết, cho nên giết chúng sanh nuôi sống bản thân mình tội lỗi rất nặng. Do vậy, được làm thân người rất là khó , nên phải thực hành tâm từ bi đối với mọi loài chúng sanh thì đời đời sẽ được an vui như bài kệ số 1, Đức Phật dạy:
Vi nhân bất sát.
Thường năng nhiếp thân
Thị xứ bất tử
Sở thích vô hoạn

Dịch:
Làm nhân không giết
Thường hay nhiếp thân,
Chỗ đó bất tử.
Đi đâu không họa.

8/ PHẨM NGÔN NGỮ:
Phẩm này có 12 bài kệ. Bài kệ từ số 1 đến số 4, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 4 chữ. Từ bài số 5 đến số 12, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ. Tất cả 12 bài kệ này đều đặt trọng tâm vào đề tài "Ngôn Ngữ". Nghĩa là: con người sở dĩ dùng lời nói phát ra để đàm luận phải đúng với chân lý, cho nên phải chú ý thận trọng, gìn giữ lời nói cho hòa nhã, nghiêm túc, chớ nói những lời ác, chưỡi rủa mắng nhiếc nhau là tự hại cho mình. Do vậy, Đức Phật liền dạy bài kệ số 3.
Phu sĩ chi sinh
Phủ tại khẩu trung
Sở dĩ trảm thân
Do kỳ ác ngôn

Dịch:
Phàm người ở đời
Gươm đao trong miệng
Sở dĩ chém mình,
Do lời nói ác.

9/ PHẨM LỢI DƯỠNG:
Phẩm này thuộc phẩm thứ 33 trong bản Hán, có 20 bài kệ. Trong đó, bài kệ số 1, 2 và số 18 thì mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ; các bài kệ còn lại, mỗi bài đều 4 câu, mỗi câu 4 chữ. Tất cả 20 bài kệ đặt trọng tâm vào đề tài "Lợi dưỡng". Nghĩa là khuyên người phòng tham muốn. Vì tham muốn làm tổn đức của mình, cho nên lúc nào trong tâm của họ đầy dãy xan tham, tật đố, giận càn, mắng chưỡi, trù rủa, ôm lòng thâm độc v.v...không thể nghĩ bàn làm cho uế sanh. Do vậy, là đệ tử của Phật nên phải sáng suốt chớ có tham lam, tật đố v.v... dầu mình ở cõi nào đi chăng nữa. Vì thế, Đức Phật dạy bài kệ số 4.
Tuy hữu thiên dục
Tuệ xả bất tham
Nhạo ly ân ái
Vi Phật đệ tử.

Dịch:
Tuy dục lạc cõi trời.
Sáng suốt bỏ không tham
Vui viễn ly ân ái
Là đệ tử Phật Đà.

10/ PHẨM NÊ HOÀN:
Phẩm này thuộc phẩm thứ 36 trong bản Hán, có tổng cộng 35 bài kệ. Trong đó, bài kệ số 1 và số 13 đến số 19, và kệ từ số 21 đến kệ số 35 là mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ. Bài kệ từ số 2 đến số 7, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 4 chữ. Bài kệ từ số 8 đến số 12, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 6 chữ. Riêng bài kệ số 20 có 6 câu, mỗi câu có 5 chữ. Tất cả 35 bài kệ đều đặt trọng tâm vào đề tài "Nê Hoàn". Nghĩa là trở về đạo lớn, tịch diệt độ được sinh tử. Như bài kệ số 24, Đức Phật dạy:
Lợi thắng bất túc thị
Tuy thắng du phục khổ
Đương tự cầu thắng pháp
Dĩ thắng vô sở sanh

Dịch:
Thắng người không đủ cậy,
Tuy thắng, vẫn lại khổ
Phải cầu pháp tự thắng,
Thắng rồi được vô sanh.

11/ PHẨM SINH TỬ:
Phẩm này thuộc phẩm thứ 37 trong bản Hán, có tổng cộng 18 bài kệ, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ. Tất cả 18 bài kệ này đều đặt trọng tâm vào đề tài "Sinh Tử". Ý nói các người có vong linh tùy theo sự tu hành mà chuyển sanh. Như bài kệ số 3, Đức Phật dạy:
Thị thân vi tử vật,
Tinh thần vô hình pháp.
Giả linh tử phục sinh
Tội phước bất bại vong

Dịch:
Thân này là vật chết
Tinh thần vật vô hình
Thân chết, thức tái sinh.
Tội phước vẫn không mất.

12/ PHẨM ĐẠO LỢI:
Phẩm này thuộc phẩm thứ 38 trong bản Hán, có tổng cộng 19 bài kệ. Trong đó, có bài kệ số 16, 17 là mỗi bài có 6 câu, mỗi câu có 5 chữ. Các bài ệ còn lại là mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ. Tất cả 19 bài kệ đều đặt trọng tâm vào đề tài "Đạo Lợi". Nghĩa là bất cứ những ai hay Cha, Mẹ, Thầy Tổ khai mở con đường hành thiện, diệt được tiền khiên oan trái để đến con đường chánh. Như bài kệ số 1, Đức Phật dạy:
Nhân tri phụng kỳ thượng
Quân phụ sư đạo sĩ
Tín giới thí văn tuệ.
Chung kiết sở sinh an.

Dịch:
Người biết thờ bậc trên
Vua, Cha, Thầy, Đạo Sĩ.
Có tín, giới, thí, tuệ.
Chết tốt, tái sinh an.

13/ PHẨM KIẾT TƯỜNG:
Phẩm này thuộc phẩm thứ 39 trong bản Hán, có 19 bài kệ, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ. Tất cả 19 bài kệ này đều đặt trọng tâm vào đề tài "Kiết Tường". Ý nói nếu mình tu hành tốt đẹp bỏ được cái ác và tu được cái thiện thì mình sẽ được hưởng cảnh tốt đẹp. Như bài kệ số 5, Đức Phật dạy:
Khứ ác tùng tựu thiện
Tị sửu tri tự tiết
Bất dâm ư nữ sắc
Thị vi tối kiết tường

Dịch:
Bỏ ác theo điều thiện,
Tránh rượu, biết tiết chế.
Không dâm với nữ sắc,
Là tối thượng kiết tường.

III-b. Những Phẩm Giống Nhau Về Văn Bản Chữ Hán Và Chữ Pàli:
Ở hai văn bản Hán và Pàli đều có 26 phẩm tương đương với nhau. Tức là 26 phẩm còn lại của bản Hán hoàn toàn giống với 26 phẩm của bản Pàli. Điều này chứng minh rằng: Dù hai văn bản thuộc hai ngữ hệ Hán và Pàli nhưng nội dung đề tài cơ bản của từng phẩm đều giống nhau. Tuy nhiên, số lượng bài kệ của mỗi phẩm đôi lúc có sự chênh lệch, có phẩm bằng nhau, có phẩm nhiều, phẩm ít. Như chúng ta đều biết kinh Pháp Cú là tập hợp những bài kệ nằm rãi rác trong các Kinh- Luật- Luận. Có lúc nghĩa của một bài kệ mà Đức Phật lại tùy theo căn tánh của chúng sanh nên trình bày trong nhiều trường hợp khác nhau. Do vậy, đôi khi nghĩa của từng kệ có khác nhưng nội dung cơ bản vẫn không có gì lạ. Để tìm hiểu điểm nhất quán trong kinh, người viết xin lần lượt giới thiệu từng phẩm một.
PHẨM SONG YẾU:
Phẩm này của hai văn bản gồm những bài kệ song đối nhau, bao hàm các nội dung đối lập nhau, giữa tốt và xấu, giữa thiện và bất thiện, được biểu lộ qua các hành động của chính mình đã tạo và gặt lãnh kết quả từ những hành động tạo tác ấy. Với bản Hán có 22 bài kệ và ở bản Pàli có 20 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
5
5
9
9
13
13
19
17
2
2
6
6
10
10
14
14
20
18
3
3
7
7
11
11
17
15
21
19
4
4
8
8
12
12
18
16
22
20
Qua bảng so sánh trên, ta thấy bản Hán có thêm hai câu 15, 16 là một cặp câu đối nghĩa với nhau. Khuyên con người tu hành cố gắng tự sách tấn, chớ có buông lung, phóng túng. Nhìn vào bảng, với 20 bài kệ có số câu tương đương với nhau. Nghĩa là nội dung của từng bài kệ của hai văn bản hoàn toàn giống nhau. Để hiểu rõ hơn người viết xin trích dẫn và phân tích bài kệ thứ nhất của hai văn bản để tìm điểm giống nhau:
Tâm vi pháp bổn,
Tâm tôn tâm sử.
Trung tâm niệm ác.
Tức ngôn tức hành.
Tội khổ tự truy,
Xa lịch vu triệt

Dịch:
Tâm là gốc muôn pháp
Tâm đứng đầu, sai sử
Trong tâm khởi niệm ác
Nói năng hay hành động
Tội khổ liền theo sau
Như xe lăn theo vết.

Manopubbangamà dhammà Ý dẫn đầu các pháp
manosetthà manomayà Ý làm chủ, ý tạo
manasà ce padutthena Nếu với ý vô nhiễm
bhàsati và karoti và, Nói lên hay hành động
tato nam dukkhamanveti Khổ não bước theo sau
cakkam va vahato padam Như xe, chân vật kéo
Qua bài kệ trên, ở bản Hán dịch "Tâm là gốc muôn pháp". Còn bản Pàli dịch "Ý dẫn đầu các pháp". Dịch "Tâm hay Ý" nghĩa vẫn là một. Vì "Manopubbangamà" nghĩa là do tâm hướng dẫn nên gọi là ý. Do vậy, "Tâm dẫn đầu" hay "Ý dẫn đầu" đều hiểu như nhau. Bởi muôn sự muôn lẽ ở đời đều do tâm người tạo ra, mà Phật học gọi là phái duy tâm. Đạo Phật chia tâm ra nhiều thứ, nhưng rút lại có hai thứ tâm trọng yếu nhất: 1. Vọng tâm, cái tâm nghĩ ngơi lan mang xằng bậy. 2. Chơn tâm; cái tâm nguyên lai vẫn sáng láng tinh thông, đầy đủ mầu nhiệm không cần phải nghĩ mới biết. Cũng như tấm gương trong suốt, vật gì qua nó là soi tỏ ngay, khác hẳn với cái tâm phải suy nghĩ mới biết, phải học hỏi mới hay. Nói đến tâm, chúng ta đều liên tưởng đến tâm sở. Vì có tâm thì không thể không có tâm sở, cho nên tâm sở ở đây chính là Pháp- Dhamma, bao trùm cả tốt và xấu, cả thiện và bất thiện. Nhưng đối với bài kệ này, Pháp- Dhamma là những tâm bất thiện, hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm tạo ra cả, nên gọi là pháp trần. Tâm dẫn đầu mọi hành động và tác dụng như thành phần chủ yếu trong khi tác hành cũng như trong khi quyết định hoạt động. Đó chính tâm điều khiển tạo tác hành động bằng thân, lời và ý thì khổ não liền (bước) theo sau, như xe lăn theo vết (như xe, chân vật kéo), nghĩa đều giống nhau. Vì chữ "triệt" được hiểu cái vết bánh xe đi qua, còn "Pada" có thể dịch là chân, dấu, vết. Tuy giữa hai bản thuộc hai hệ ngữ văn Hán và Pàli nhưng nội dung và ý nghĩa hoàn toàn giống nhau.
2/ Bản Hán: PHẨM PHÓNG DẬTBản Pàli: KHÔNG PHÓNG DẬT
Phẩm này của hai văn bản gồm những bài kệ với nội dung khuyến thiện, nhắc nhở làm việc thiện, tạo thiện nghiệp, luôn luôn giữ tâm ghi nhớ lấy mình. Cẩn thận đề phòng tà để khỏi mất đạo, và thận trọng nên biết mình đang làm việc gì, khuyên vào đạo hiền. Với bản Hán có 20 bài kệ hơn bản Pàli 8 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
3
3
5
5
7
7
13
11
2
2
4
4
6
6
8
8
14
12
Qua bảng so sánh trên, ở bản Hán hơn bản Pàli tám bài kệ: kệ số 11,12, 15, 16,17, 18, 19, 20 và có hai bài kệ khác nhau: kệ số 9 và số 10 của hai bản. Nhìn vào bảng trên, giữa hai bản có 10 bài kệ, nghĩa tương đương giống nhau. Vậy xin trích dẫn và phân tích bài kệ số 1 của hai bản để tìm điểm giống nhau.
Giới vi cam lồ đạo
Phóng dật vi tử kính
Bất tham tắc bất tử
Thất đạo vi tự táng

Dịch:
Giới là đạo cam lồ
Phóng dật là lối chết
Không tham thời không chết
Mất đạo là tự chết

Appamàdo amatapadam, Không phóng dật, đường sống
pamàdo maccunno padam, Phóng dật là đường chết
appamattà na mìyanti Không phóng dật, không chết
ye pamattà yathàmatà Phóng dật như chết rồi
Qua bài kệ, ở bản Hán dịch "Giới là đạo cam lồ". Còn bản Pàli "Không phóng dật đường sống" nghĩa đều như nhau. Vì giới là răn như, khuyên răn mà Đạo Phật cho là kiêng: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói xằng, uống rượu là năm giới. Còn "Appamàda" dịch là không phóng dật, không chao động, không lay chuyển, có nghĩa là luôn luôn giữ tâm niệm và luôn luôn thận trọng đưa mình đến con đường bất diệt như Cam lồ đạo. Ngữ này đồng nghĩa với "Amatapada" là sự chuyển sang qua trạng thái không chết. Vì "amata" nghĩa là thuốc trường sinh, trạng thái bất tử. Cũng tương tự như : "phóng dật" đồng nghĩa với "pamàdo" là buông thả, buông lỏng, phóng túng nên dễ quên mình rồi sẽ đưa con người mình đến con đường diệt vong là "Tử kính" hay "maccuno" của vòng sanh tử luân hồi. Cho nên Đức Phật hằng khuyên chúng sanh nên tăng tiến việc lành, nổ lực tu tập thập thiện, liên tục kiên trì nhẫn nại, không nên phóng dật hầu mong được an vui Niết Bàn.
3/ Bản Hán: PHẨM TÂM Yٍ – Bản Pàli: PHẨM TÂM
Phẩm này tập hợp những bài kệ nói về đề tài "Tâm hay Tâm ý", nghĩa là về mặt tinh thần không hình tướng nên không có thể nhìn biết được nhưng khi tạo tác thì không thể mất, nó vẫn tồn tại. Đó chính là những câu kệ khuyên dạy chúng ta nên giữ vững tâm, khắc phục tư tưởng xấu, khuyến khích chúng ta nên hướng tâm về điều thiện và xa lánh những điều bất thiện, hầu đem lại sự an vui cho chính mình. Với bản Hán có 12 bài kệ, bản Pàli có 11 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
3
4
5
6
8
8
11
11
2
3
4
5
6
7
9
9
12
10
Qua bảng so sánh trên, giữa hai văn bản có những câu khác nhau như: bản Hán kệ số 7, số 10; còn bản Pàli kệ số 2. Nhìn vào bảng so sánh, giữa hai văn bản có 10 bài kệ nghĩa hoàn toàn giống nhau. Để hiểu rõ vấn đề này, xin trích dẫn và phân tích bài kệ số 2 (bản Hán) tương đương với kệ số 3 (bản Pàli)
Khinh táo nan trì
Duy dục thị tùng
Chế ý vi thiện,
Tự điều tắc ninh.

Dịch:
Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng.
Chế phục ý điều tốt
Tự điều liền an lạc.

Dunniggahassa lahuno Khó nắm giữ, khinh động
yatthakàmanipàti no Theo các dục quay cuồng
cittassa damatho sàdhu
cittam duntam sakhàvaham
Lành thay, điều phục tâm
Tâm điều, an lạc đến
Qua bài kệ cho thấy tâm vô cùng vi tế. Với cái tâm vô hình, không có hình tướng, không có mầu sắc, sanh diệt mau lẹ cho nên rất khó kiểm soát. Chỉ có người thiện trí mới phòng hộ tâm theo hai pháp: 1. Niệm là sự ghi nhớ, không lơ đảng; 2. Tỉnh giác là sự hiểu biết vi tế, thấu rõ bản thể của tâm. Một khi cái tâm được kiểm soát hằng đem lại an lạc hạnh phúc.
4/ Bản Hán: PHẨM HOA HƯƠNGBản Pàli: PHẨM HOA
Phẩm này của hai văn bản lấy hoa làm đề tài, hàm ngụ ý so sánh với đời sống chánh đạo của người đệ tử Phật. Đó chính là những bài kệ ý nói tự mình học cho được thông suốt thì thấy được sự thật của tà ngụy và quay về với cái chơn chánh. Với bản Hán có 17 bài kệ và bản Pàli có 16 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
6
5
10
9
14
13
2
2
7
6
11
10
15
14
4
3
8
7
12
11
16
15
5
4
9
8
13
12
17
16
Qua bảng so sánh trên, ta thấy ở bản Hán có thêm kệ số 3. Và nhìn vào bảng, có 16 bài kệ hoàn toàn giống nhau. Để tìm những điểm giống nhau, xin trích dẫn và phân tích kệ số 4 (bản Hán) tương đương với kệ số 3 (bản Pàli).
Kiến thân như mạt
Huyễn pháp tự nhiên
Đoạn ma hoa phu
Bất cố sanh tử

Dịch:
Thấy thân như nước bọt
Pháp tánh, vốn huyễn hóa
Chặt đứt bẫy ma dụ
Không còn có tử sanh.

Phenùamam kàyam inam viditvà
marìcidhammam abhisambudhàno
chetvàna Màrassa papuppha kàni
adassanam Maccuràjassa gacche
Biết thân như bọt nước
Ngộ thân là như huyễn
Bẻ tên hoa của ma
Vượt tầm mắt thần chết
Qua bài kệ, ở bản Hán dịch: "Thấy thân nhưnước bọt", còn bản Pàli: "Biết thân như bọt nước", đều nghĩa như nhau. Vì chữ "kiến" là mắt trông thấy, còn hiểu là "ý biết" đồng nghĩa với từ ngữ căn "vid", biết tìm ra thể xác này tựa hồ như bọt nước (mạt: hay Phena: bọt); và thấu triệt bản chất mờ ảo của nó. Từ đó ta mới tiêu trừ những cành hoa dục vọng và vượt ra khỏi tầm mắt của tử thần (Maccu: Sự chết) tức là "không còn có sanh tử".
5/ Bản Hán: PHẨM NGU ÁM Bản Pàli: PHẨM NGU
Phẩm này của hai văn bản bao gồm những bài kệ nêu lên tính chất sự mê muội ngu dại của người; và phân trần để thấy được sự sáng suốt. Với người ngu ám do vô minh che lấp, ẩn chứa trong mình ba căn bất thiện là tham, sân, si cùng liên hệ với những việc làm sai lỗi để gặt hái những kết quả không an lành. Vì thế, Đức Phật cho biết người ngu không thể biết được chân lý cao siêu cho nên phải chịu khổ thật lâu dài trong vòng sanh tử luân hồi. Với bản Hán có 21 bài kệ và bản Pàli có 16 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
6
4
8
6
10
8
12
10
4
3
7
5
9
7
11
9
15
11
Qua bảng so sánh, ta thấy ở hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: Bản Hán kệ số 2, 3, 5, 13, 14, 16, 17; còn bản Pàli kệ số 2, 12, 13 14, 15, 16. Và nhìn vào bảng trên, thấy có 10 bài kệ nghĩa đều giống nhau. Để hiểu rõ hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ số 1 của hai bản để tìm điểm giống nhau:
Bất mị dạ trường
Bì quyền đạo trường
Ngu sanh tử trường
Mạc tri chánh pháp

Dịch:
Đêm dài cho kẻ mất ngủ
Đường xa cho người mệt mỏi
Luân hồi dài cho kẻ ngu
Chưa tìm được chơn diệu pháp
.

Dìghà jàgarato ratti
digham santassa yojanam
dìgho bàlànam samsàro
saddhammam avijànatam
Đêm dài cho kẻ thức
Đường dài cho kẻ mệt
Luân hồi dài, kẻ ngu
Không biết chơn diệu pháp
Qua bài kệ, bản Hán dịch : "Đêm dài cho kẻ mất ngủ" cũng giống như bản Pàli "Đêm dài cho kẻ thức". Vì từ "mị" là ngủ say cho nên "bất mị" nghĩa là mất ngủ, cũng chính "jàgarato" là không ngủ hay thức. Cho nên, kẻ mất ngủ cho rằng đêm rất dài, người mỏi mệt cho là đường hãy còn xa thế nào? Thì cũng giống như người ngu, do vô minh che đậy, do tham ái khởi lên nên quan niệm có thân này. Do vậy, người ngu khi thân hoại mạng chung lại đi thọ lãnh thân khác, và cứ tiếp tục như thế. Do thọ lãnh, vị ấy không giải thoát khỏi sanh già, bệnh chết, sầu bi khổ ưu não. Như vậy, người ngu chưa tìm được chân lý tức chánh pháp: hay Saddhammam. Từ vô minh nên không hiểu đây là khổ, không hiểu biết đây là khổ tập, không hiểu biết đây là khổ diệt, và không hiểu biết đây là con đường đi đến khổ diệt, nên họ phải chịu sanh tử luân hồi trong thời gian vô tận.
6/ Bản Hán: PHẨM MINH TRIẾT Bản Pàli: PHẨM HIỀN TRÍ
Phẩm này của hai văn bản gồm các bài kệ cho biết tính chất cao quý của người Minh Triết (Hiền Trí), rất có ích cho chúng ta khi được gần gũi học hỏi với những người ấy. Với bản Hán 12 bài kệ, bản Pàli 14 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
4
5
6
8
8
10
11
12+13
2
2+3
5
6+7
7
9
10
11
12
14
Qua bảng so sánh ta thấy ở hai bản có những bài kệ khác nhau như: kệ số 3, số 9 (bản Hán) và kệ số 4 (bản Pàli). Và nhìn vào bảng trên, giữa hai văn bản có 10 bài kệ, nghĩa đều giống nhau. Nhưng trong đó, bản Pàli có 3 kệ đôi cho nên 13 bài kệ ở bản Pàli tương đương với 10 bài kệ của Bản Hán. Để hiểu rõ hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ số 5 (bản Hán) tương đương với kê số 6, 7 (bản Pàli):
Thí như hậu thạch.
Phong bất năng di
Trí giả ý trọng
Hủy dự bất khuynh
Thí như thâm uyên.
Trừng tỉnh thanh minh.
Tuệ nhân văn đạo
Tâm tịnh hoan nhiên

Dịch:
Như tảng đá vững chắc,
Gió thổi chẵng động lay.
Người trí tâm an định,
Khen chê chẳng đổi thay.
Như hồ nước rất sâu
Trong lặng, sáng một màu.
Người trí huệ nghe đạo,
Tâm thanh tịnh hết sầu
Selo yathà ekaghano,
vàtena na samìrati,
evam nindàpasamsàsu,
na saminjanti pandità.
Ya hàpi rahado gambhiro,
vippasanno anàvilo.
Evam dhammàni sutvàna,
Vippasìdanti pandità.



Như hồ nước rất sâu
Trong lặng, sáng một màu.
Người trí huệ nghe đạo,
Tâm thanh tịnh hết sầu
Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động
Cũng vậy giữa khen chê,
Người trí không giao động
Như hồ nước sâu thẳm
Trong sáng, không khuấy đục.
Cũng vậy, nghe chánh pháp
Người trí hưởng tịnh lạc
Qua bài kệ, bản Hán dịch "Như tảng đá vững chắc " cũng giống như ở Pàli "Như tảng đá kiên cố". Vì chữ "Hậu" là chiều dày, nghĩa là cái gì tốt hơn, nhiều hơn đồng nghĩa với "Ekaghano: kiên cố". Tương tự, chữ "Di" là dời đi, dẹp đi. Cho nên người trí biết tự kiểm soát lấy mình, không được bồng bột, sôi nổi và cũng không được nản lòng trước mọi thăng trầm của cuộc đời mà phải giữ tâm vững chắc như tảng đá kiên cố, vững chắc khó lòng lay chuyển. Một khi đạt được trạng thái như thế, ta sẽ gặt hái được kết quả an tịnh, hạnh phúc và trí huệ như ở Bản Hán dịch "Như hồ nước rất sâu" cũng giống ở Pàli "như hồ nước sâu thẳm". Vì chữ "Thâm" là bề sâu của cái ao, hồ thì nghĩa tương đương với "gambhira" dịch là sâu thẳm. Cho nên nước ở trong hồ yên lặng và trong suốt, không có chút cặn nào. Cũng dường như thế ấy, người trí (hay Pandità) khi nghe pháp thì tâm của họ sẽ vô cùng thanh tịnh. Đạo Phật lấy tâm thanh tịnh làm cốt yếu như: Đất Phật gọi là Tịnh Độ, chỗ tu hành gọi là Tịnh Thất v.v...Còn người tu hành cầu được về nơi Phật ở gọi là vãng sanh Tịnh Độ. Thế nên, tâm người thiện trí (pandità) trở nên trong sáng, được vui thích hay được hưởng tịnh lạc (vippasìdatì).
7/ Bản Hán: PHẨM LA HÁN – Bản Pàli: PHẨM A LA HÁN
Phẩm này của hai văn bản bao gồm những bài kệ đề cập đến con người nói lời chân chánh thì thoát được cái dục, tâm không còn đắm trước. Tức là bậc tu hành đã đoạn tận mọi lậu hoặc gọi là Bậc Ứng Cúng, đáng được trời, người cúng dường. Bậc A La Hán còn gọi là Vô sinh, diệt trừ được mọi thằng thúc trói buộc bằng trí huệ và chứng ngộ Niết Bàn, không còn tái sanh nữa. Điều đặc biệt ở hai bản đều có số lượng bài kệ bằng nhau, và nội dung của từng bài kệ cũng giống nhau, từ kệ số 1 đến kệ số 10. Để hiểu rõ hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ số 1của hai văn bản.
Khứ ly ưu hoạn
Thoát ư nhất thiết
Phược kết dĩ giải
Lĩnh như vô noãn

Dịch:
Trước xa lìa sầu não,
Sẽ giải thoát tất cả.
Mọi trói buộc đã bỏ,
Lạnh lùng chẳng hơi ấm.

Gataddhino visokassa
Vippamuttassa sabbadhi
Sabbaganthappahìnassa
parilàho na vijjati
Đích đã đến, không sầu,
Giải thoát người tất cả,
Đoạn trừ mọi buộc ràng,
Vị ấy không nhiệt não
Qua bài kệ, đề cập đến phẩm hạnh vị A La Hán (La Hán) có hai nhiệt độ tinh thần và vật chất. Đối với người đã trải qua suốt cuộc hành trình, chấm dứt mọi ưu phiền (ưu hoạn) tức là đã đến nơi (gata), thoát khỏi sự buồn rầu (visoka). Vì khi còn sống, vị A La Hán còn thọ cảm nhiệt độ của thể xác, nhưng không quan tâm đến. Còn sức nóng tinh thần, nhiệt độ của tham vọng, hay lửa tham ái vị ấy không còn nữa. Nghĩa là vị ấy hoàn toàn siêu thoát, là giải thoát tất cả là giải thoát (vippamatta) khắp mọi nơi (sabbadhi). Vị ấy cắt đứt mọi trói buộc như: Tham muốn, oán ghét, v.v...Vì khi họ cảm xúc, vị ấy không có sầu muộn, than van. Vị ấy chỉ cảm giác một cảm thọ, tức cảm thọ về thân, không cảm thọ về tâm. Vị ấy như thật tuệ tri sự tập khởi, sự chấm dứt vị ngọt, sự nguy hại và sự xuất ly của mọi cảm thọ. Vị Thánh A La Hán không còn bị trói buộc của đau khổ, hoàn toàn siêu thoát, hoàn toàn tự do, thoát ra khỏi mọi dính mắc đối với thân ngũ uẩn.
8/ Bản Hán: PHẨM THUẬT THIÊN – Bản Pàli: PHẨM NGÀN
Phẩm này của hai văn bản với nội dung chính yếu cần nắm bắt là Đức Phật khuyến khích chúng ta nên tìm cầu chất lượng tu tập hơn là số lượng. Đó chính là tập hợp những bài kệ ý nói người học kinh, phần lớn không cần học nhiều mà cần phải hiểu rõ. Với hai bản Hán và Pàli đều có 16 bài kệ tương đương với nhau, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
2
5
5
9
9
13
13
2
1
6
6
10
10
14
14
3
3
7
7
11
11
15
15
4
4
8
8
12
12
16
16
Qua bảng so sánh, để tìm hiểu sâu về phẩm này, xin trích dẫn và phân tích bài kệ số 2 (bản Hán) tương đương với kệ số 1 (bản Pàli).
Tuy tụng thiên ngôn
Bất nghĩa hà ích
Bất như nhất nghĩa
Văn hành khả độ

Dịch:
Dầu tụng được ngàn lời
Vô nghĩa có ích gì
Chẳng bằng hiểu một nghĩa
Nghe thực hành được độ.

Sahassam api ce vàcà
anatthapadasamhità,
ekam atthapadam seyyo
yam sùtvà upasammati
Dầu nói ngàn ngàn lời
Nhưng không gì lợi ích
Tốt hơn một câu nghĩa
Nghe xong, được tịnh lạc.
Qua bài kệ, bản Hán dịch: "Dầu tụng được ngàn lời", còn bản Pàli "Dầu nói ngàn ngàn lời", nghĩa đều như nhau. Vì "tụng hay nói" vẫn là một, cho nên dù nói rành rọt như tụng được ngàn lời; cũng như nói ngàn (sahassa) lời nói (vàcà) nhưng không gì lợi ích. Thật là "Vô nghĩa có ích gì?" chẳng bằng hiểu một nghĩa. Chữ "nghĩa" ở đây được hiểu là ý nghĩa của giáo pháp, nếu nghe và thực hành thì được độ hay được tịnh lạc (upasammati). Vì hay "upasammati" theo nhà Phật bảo rằng: Người ta ở cõi đời này là cõi khổ, phải tu theo phép của Phật là vượt qua bể khổ. Vì thế xuất gia tu hành gọi là thế độ, như sáu phép Ba La Mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ gọi là lục độ. Nghĩa là sáu phép khiến người trong bể khổ tu sẽ sang cõi giác vậy.
9/ Bản Hán: PHẨM ÁC HÀNH Bản Pàli: PHẨM ÁC
Phẩm này của hai văn bản đều tập hợp những bài kệ nêu lên lợi ích trong việc gìn giữ tâm cho được thiện lành và nên xa lánh điều ác xấu như chúng ta lánh xa con đường nguy hiểm. Đức Phật khuyên chúng ta không nên xem thường điều ác mà thương xót cho những người làm ác, tội báo không thể tránh được hoạn nạn. Với bản Hán 22 bài kệ và bản Pàli 13 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
4
3
6
5
10
7
20
11
2
2
5
4
9
6
17
10
21
12
Qua bảng so sánh ta thấy giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: Ở bản Hán kệ số 3, 7, 8, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 22; còn bản Pàli kệ số 8, 9, 13. Và nhìn vào bảng, có 10 bài kệ nghĩa đều giống nhau. Để hiểu rõ hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ số 21 (bản Hán) tương đương với kệ số 12 (bản Pàli).
Phi không phi hải trung,
Phi ẩn sơn thạch gian
Mặc năng ư thử xứ
Tỵ miễn túc ác ương

Dịch:
Dầu hư không, biển cả.
Hay núi đá xa xôi.
Không nơi nào tránh khỏi.
Quả ác nghiệp gây rồi

Na antalikkhe na samuddamajjhe
na pabbatànanam vivaram pavissa
na vijjati so jagatippadeso.
Yatthatthito munceyya pàpakammà
Không trên trời, giữa biển.
Không lánh vào động núi
Không chỗ nào trên đời
Trốn được quả ác nghiệp
Qua bài kệ, giúp chúng ta thấy được bản Hán dịch: "Dầu hư không, biển cả" cũng như bản Pàli dịch: "Không trên trời, giữa biển". Vì "hư không" là không gian rộng lớn, bao la, bao phủ cả thế giới mà từ ngữ "antalikkhe" dịch là trên trời. Còn "hải trung" tức là biển cả mênh mông thì tương đương với ngữ "samaddamajjhe" dịch là giữa biển. Vì thế, không phải trên trời, giữa biển hay hang núi mà người tạo nghiệp ác lại có thể tìm được một nơi nào đó trên thế gian để trốn lánh hậu quả của hành động bất thiện mà mình đã gây ra. Đúng theo giáo lý của Đức Phật dạy, khi tạo nghiệp ác thì không thể hối lộ hay gian lận bằng cách nào mà ta có thể thay đổi được định luật nhân quả, cũng không thể lẫn trốn nơi nào trên thế gian dầu trời rộng mênh mông, giữa đại dương sâu thẳm, hoặc ở thâm sơn cùng cốc mà ta tránh khỏi hậu quả của nghiệp đã tạo.
10/ Bản Hán: PHẨM ĐAO TRƯỢNG Bản Pàli: PHẨM HÌNH PHẠT
Phẩm này của hai văn bản gồm những bài kệ khuyến khích chúng ta tuyệt đối ôn hòa, không nên gây tổn hại bất luận với một chúng sanh nào. Tìm cầu hạnh phúc cho mình và cho người, không dùng gậy và hình phạt gây tổn hại chúng sanh. Đức Phật dạy: Người Phật Tử phải có lòng từ, phải giữ lấy hạnh khiêm tốn, tự chế lấy mình và nghiêm trì trau dồi giới đức để tiêu trừ mọi khổ đau. Với bản Hán có 14 bài kệ, còn bản Pàli có 17 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
4
6
7
11
10
14
2
4
5
9
8
12
11
15
3
5
6
10
9
13
12
16
Qua bảng so sánh ta thấy giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau: kệ số 13, 14 (bản Hán) với kệ số 2, 3, 7, 8 (bản Pàli). Và nhìn vào bảng, lại thấy có 12 bài kệ giống nhau. Để hiểu rõ hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ số 8 (bản Hán) tương đương với kệ số 12 (bản Pàli).
Xá trạch sở hữu
Tai hỏa phần thiêu
Tử nhập địa ngục
Như thị vi thập

Dịch:
Chính nhà cửa tài sản
Bị lửa cháy tiêu tan
Mười là sau khi chết
Phải đọa vào địa ngục

Athav assa agàràni
aggi dahati pàrako
kàyassa bhedà duppanno
nirayam sopapajjati
Hoặc phòng ốc nhà cửa
Bị hỏa tai thiêu đốt
Khi thân hoại mạng chung
Ác tuệ sanh địa ngục
Qua bài kệ, ở bản Hán dịch "Chính nhà cửa tài sản" nghĩa cũng giống bản Pàli dịch "Hoặc phòng ốc nhà cửa". Vì "xá trạch", nghĩa là nhà cửa tương đương với "agàra" dịch là nhà, chỗ ở. Nếu gây tạo thiện ác thì phước họa sẽ theo thân như: nhà cửa bị lửa (hay aggi) cháy tiêu tan; hay đốt cháy (dahati) là do gây tạo ác nghiệp mà phải chịu lãnh tai họa. Cho nên, sau khi chết thì đọa vào cảnh khổ địa ngục tức là "niraya".
11/ Bản Hán: PHẨM LÃO MẠOBản Pàli: PHẨM GIÀ
Phẩm này của hai văn bản, tập hợp những bài kệ nêu lên những lời cảnh giác của chúng ta là lúc nào ta cũng sẵn có sự già ở trong ta, chớ buông mình phóng túng mà gặp nhiều khó khăn và sẽ phải hối hận ăn năn khi nhớ lại những gì đã đánh mất đi của dĩ vãng trẻ trung. Đừng để khi già nua thì mới hối hận sự sống của mình, mình có hối hận cũng không lợi ích gì. Ở phẩm này bản Hán có 14 bài kệ và bản Pàli có 11 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
3
3
5
5
7
7
10
10
2
2
4
4
6
6
8
8
11
11
Qua bảng so sánh, giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như kệ số 9 (bản Pàli), còn kệ số 9, 12, 13, 14 (bản Hán). Và nhìn vào bảng, ta thấy có 10 bài kệ giống nhau. Để hiểu rõ hơn xin trích dẫn và phân tích kệ số 3 của hai văn bản:
Lão tắc sắc suy
Bệnh vô quang trạch.
Bì hoãn cơ súc.
Tử mệnh cận xúc

Dịch:
Già nhan sắc suy hao
Bệnh thân thể tiều tụy
Da nhăn và thịt nhão
Cái chết đã cận kề.

Parijinnam idam rùpam
roganiddham pabhanguram
bhijjati pùtisandeho
maranantam hi jivitam
Sắc này bị suy già
Ổ tật bệnh, mỏng manh
Nhóm bất tịnh đổ vỡ
Chết chấm dứt mạng sống
Qua bài kệ, bản Hán dịch: "Già nhan sắc suy hao" cũng như bản Pàli dịch "Sắc này bị suy già", nghĩa đều giống nhau. Vì "rùpa" dịch là sắc tướng. Đạo Phật cho hết thảy cái gì có hình có tướng đều gọi là sắc. Do vậy, sắc này bị già nua, hao mòn "parijinnam" tức là sắc suy nên bệnh thân thể tiều tụy, cũng chính là nơi phát sanh bệnh (roganiddham), mỏng manh (padhanguram). Đến lúc da nhăn, thịt nhão là chỉ cho nhóm bất tịnh đổ vỡ. Vì chữ "puti" là hôi thúi, ghê gớm; còn "sandeho" là chính bản thân, cho nên chữ "putisandeho" được dịch là chính bản thân đã hôi thúi thì lại cho biết cái chết đã cận kề (maranantam).
12/ Bản Hán: PHẨM ÁI THÂNBản Pàli: PHẨM TỰ NGÃ
Phẩm này của hai văn bản, bao gồm những bài kệ nói về tầm quan trọng của tự ngã, tinh thần trách nhiệm về hành động của tự ngã mình tự ngã mình. Vì từ ngữ "Atta" dịch là tự ngã, bản ngã. Theo Phật Giáo, không có linh hồn trường cửu hay một thực thể đơn thuần, không biến đổi do Thượng đế tạo nên hay xuất ra từ một linh hồn. Ở đây, danh từ "Atta" (tự ngã) còn nghĩa là toàn thể châu thân, hoặc một cá nhân, hoặc cái tâm, hay dòng trôi chảy của đời sống. Ở phẩm này, với bản Hán có 13 bài kệ, và bản Pàli có 10 bài kệ, điểm đặc biệt từ bài kệ số 1 đến số 10 của hai văn bản có nghĩa hoàn toàn giống nhau. Chỉ có bản Hán thêm kệ số 11,12,13. Vậy xin trích dẫn và phân tích kệ số 1 của hai văn bản để tìm điểm giống nhau.
Tự ái thân giả
Thận hộ sở thủ
Hy vọng dục giải
Học chính bất mị

Dịch:
Người biết quý thân mình
Cẩn thận luôn giữ gìn
Mong giải trừ các dục
Học đạo chẳng mê tình.

Attànam ce piyam jannà
rakkheyya nam surakkhitam
tinnam annataram surakkhitam
patijaggeyya pandito
Nếu biết yêu tự ngã
Phải khéo bảo vệ mình
Người trí trong ba canh
Phải luôn luôn tỉnh thức
Qua bài kệ, ở bản Hán dịch: "Người biết quý thân mình", còn bản Pàli "nếu biết yêu tự ngã" thì ở hai bản nghĩa đều giống nhau. Vì "Ái" là yêu thích, yêu mến, yêu quý, thương mến v.v...mà tiếng Pàli dịch là "piya". Con người phải cẩn thận, khéo léo, giữ gìn và bảo vệ mình. Bởi chính con người là kẻ tự cứu mình và là ánh sáng soi rọi con đường cho mình. Tự ngã của con người là sản phẩm của một chuỗi các hành động không ngừng biến dịch. Vì thế, tự ngã của con người thì không trường cửu và cũng không bí ẩn cho nên con người phải mong đoạn trừ các dục để học đạo chẳng mê tình tức là con người lúc nào cũng phải giác tỉnh (pandita) phòng bị.
13/ Bản Hán: PHẨM THẾ TỤCBản Pàli: PHẨM THẾ GIAN
Phẩm này của hai văn bản tập hợp những bài kệ mà người đời nói thế gian huyễn mộng phù hoa, cần nương vào đạo mà tu hành. Chữ "Thế Gian", Đức Phật chỉ cho chúng ta về mặt thời gian của đời sống, bao gồm kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai, và thế gian của tam giới gồm Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới về mặt không gian. Còn theo nghĩa bóng của "Thế gian" thì Đức Phật dùng để chỉ về thân ngũ uẩn của chúng sanh. Với bản Hán có 14 bài kệ, bản Pàli có 12 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
4
4
8
8
3
3
5
5
10
12
Qua bảng so sánh, giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: Kệ số 2, 6, 7, 9,11, 12 (bản Pàli), và kệ số 2, 6, 7, 9, 10, 11, 13, 14 (bản Hán). Còn lại có 6 bài kệ, nghĩa của 6 bài kệ giống nhau hoàn toàn. Để hiểu rõ hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ số 3 của hai văn bản:
Thuận hành chánh đạo
Vật tùy tà nghiệp
Hành trụ ngọa an
Thế thế vô hoạn

Dịch:
Thực làm chánh đạo.
Chớ theo tà nghiệp
Đi, đứng, nằm an
Đời đời vô hoạn

Dhammam care sucaritam
na nam duccaritam care
dhammacàrì sukham seti
asmim loke paramhi ca
Hãy khéo sống chánh hạnh
Chớ sống theo tà hạnh!
Người chánh hạnh hưởng lạc
Cả đời này, đời sau.
Qua bài kệ, cho thấy phàm làm người và nhất là người đệ tử Phật nên phải thực hành theo chánh đạo. Nghĩa là con đường chân chánh để tu hành đến nơi giải thoát mà tiếng Pàli gọi là Dhamma. Chớ làm theo tà nghiệp là người có những ý tưởng xấu xa hướng về dục lạc. Sống buông lung, phóng túng, tạo những hành động thấp hèn, mê lầm v.v...rồi phải chịu nhiều khổ đau. Do đó, người theo chánh đạo hay chánh hạnh thì tâm sẽ được thanh thản, an lạc khi đi đứng nằm ngồi, và ngay cả đời này, đời sau không bị tai hoạn.
14/ Bản Hán: PHẨM THUẬT PHẬTBản Pàli: PHẨM PHẬT ĐÀ
Phẩm này, tập hợp những bài kệ nói về đề tài "Phật Đà" hay "Thuật Phật". Là Đấng Giác Ngộ chân chánh, đã tỉnh giác vô minh, thông suốt lý Tứ Đế và đem ra giáo hóa chúng sanh cùng hiểu biết. Đức Phật tự sát chứng vị trí của mình khi Ngài nói với Tôn giả Xá Lợi Phất (Sàriputa): "Những ai nói về ta một cách chân chánh sẽ nói như sau: Một vị hữu tình không bị chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì an lạc cho chư thiên và nhân loài" (Trung Bộ I, số 83). Cho nên Ngài không chẳng phải chỉ lợi ích độ cho thế gian được sáng suốt mà còn cho được lợi ích sáng suốt thực tế. Với bản Hán có 21 bài kệ, và bản Palì có 18 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
9
6
13
9
16
12
20
15
2
2
10
7
14
10
17
13
21
16
5
4
11
5
15
11
18
14


Qua bảng so sánh, ta thấy giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: Kệ số 3, 8, 17, 18 (Bản Pàli) và kệ số 3, 4, 7, 8, 12, 19 (bản Hán). Chỉ có 14 bài kệ của hai văn bản là hoàn toàn giống nhau. Vậy xin trích dẫn kệ số 5 (bản Hán) tương đương với kệ số 4 (bản Pàli) để thấy điểm giống nhau:
Đắc sanh nhân đạo nan
Sanh thọ diệc nan đắc
Thế gian hữu phật nan
Phật pháp nan đắc văn

Dịch:
Khó thay sanh làm người!
Khó thay được sống còn!
Khó thay Phật ra đời!
Khó thay được nghe pháp
!

Kiccho manussapatilàbho
Kiccham maccàna jìvitam
Kiccham saddhammasavanam
Kiccho Buddhànam uppàdo
Khó thay, được làm người
Khó thay, được sống còn
Khó thay, nghe diệu pháp
Khó thay, Phật ra đời
Qua bài kệ, ta thấy nghĩa bài kệ của hai văn bản hoàn toàn giống nhau.
15/ Bản Hán: PHẨM AN NINHBản Pàli: PHẨM AN LẠC
Phẩm này, bao gồm những bài kệ với đề tài "An lạc" hay "An Ninh", nghĩa là được bình an, xa lìa cái ác tức là vui đẹp mà không bị đọa. An lạc trong Phật Giáo có hai loại: 1. An lạc về vật chất (nặng về thế tục), 2. An lạc về tinh thần gọi là (An lạc trong hạnh phúc), là cái vui trong sạch không nương vào các cảnh, vật, người; là cái vui yên lặng khỏi phiền não. An lạc ngoài thế tục là cái vui phát sanh do sự hỗn hợp với cảnh, vật, người và phiền não; là cái vui tạm bợ, nhất thời, xen lẫn nhiều khổ đau. Với bản Hán có 14 bài kệ và bản Pàli có 12 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
3
3
6
5
10
10
12
12
2
2
4
4
7
6
11
7
14
9
Qua bảng so sánh, ta thấy giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: kệ số 8, 11 (bản Pàli) và kệ số 5, 8, 9, và số 13 (bản Hán). Và nhìn vào bảng có 10 bài kệ tương đương với nhau. Để hiểu rõ hơn xin trích dẫn và phân tích kệ số 1 của hai văn bản:
Ngã sinh dĩ an
Bất uấn ư oán
Chúng nhân hữu oán
Ngã hành vô oán

Dịch:
Ta sống đã yên.
Không chứa oán hờn
Giữa người hờn oán
Ta không oán hờn.

Susukham vatajìvàma
verinesu averino
verinesu manussesu
viharàma averino
Vui thay, chúng ta sống
Không hận, giữa hận thù!
Giữa những người thù hận.
Ta sống, không hận thù.
Qua bài kệ cho ta thấy tâm an tịnh còn gọi là tâm yên lặng tức là sự an vui không pha lẫn với một cái gì cả, thoát khỏi tất cả những cái vui của ngũ dục.v.v...không bị khích động bởi tham, sân, si. Do vậy, chúng ta sống đến một lúc nào đó tâm ta được an tịnh, nghĩa là không có oán và hờn, không có hận thù. Khi đã được trạng thái như vậy thì dù giữa những người hờn oán, thù hận ta vẫn sống không oán hờn, hận thù.
16/ Bản Hán: PHẨM HẢO HỶBản Pàli: PHẨM HỶ ÁI
Phẩm này của hai văn bản bao gồm những bài kệ với ý nghĩa cấm người dỡn cợt nhiều, không tham dục tức sẽ không ưu phiền, lo âu. Với nội dung nêu lên hai khía cạnh của Hỷ Ái-Hảo Hỷ, gồm "hỷ ái thông thường" là xuôi theo pháp thế gian, hiện thân của những căn gốc tham, sân, si thì những hỷ ái đó đáng ghê sợ và xa lánh. Hỷ ái khước từ thế gian, vun bồi chánh tri kiến, thành đạt chứng ngộ chân lý, xứng đáng cho mọi người ái kính, và kiên cố trong giáo pháp. Đó là chín trạng thái siêu thế gian gồm bốn Đạo, bốn Quả và Niết Bàn. Chứng ngộ chân lý tối thượng và Tứ Thánh Đế (Khổ-Tập-Diệt-Đạo). Tự hoàn thành nhiệm vụ, viên mãn mọi hạnh là thực hành đầy đủ Giới – Định – Tuệ. Bậc như vậy đáng ái kính trong đời. Đối với phẩm này, cả hai văn bản đều có 12 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
3
3
5
5+6
7
9
9
11
2
2
4
4
6
7+8
8
10
10
12
Qua bảng so sánh, ta thấy ở bản Hán có thêm kệ số 11, 12. Và nhìn vào bảng có 10 bài kệ, nghĩa của từng kệ giống với nhau. Nhưng trong đó, bản Pàli có 2 kệ đôi cho nên 12 bài kệ ở bản Pàli tương đương với 10 bài kệ của bản Hán. Để tìm hiểu sâu hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ số 4 của hai văn bản.
Ái hỷ sanh ưu
Ái hỷ sanh úy
Vô sở ái hỷ
Hà ưu hà úy

Dịch:
Tham vui sanh ra lo
Tham vui sanh ra sợ
Nếu không có tham vui
Đâu còn lo và sợ

Piyato jàyati soko
piyato jãyati bhayam
piyato vippamattassa
natthi soko, kuto bhayam?
Do ái sinh sầu ưu
Do ái sinh sợ hãi
Ai thoát khỏi tham ái
Không sầu, đâu sợ hãi
Qua bài kệ, cho thấy giữa hai kệ của hai văn bản đều do Ái (Piya) mà sanh ra sầu ưu (Soka), sinh ra sợ hãi (Bhaya). Vì "ái" gọi đủ là "ái dục", là mầm móng, nguyên nhân của bao khổ đau. Con người do vô minh mới lầm tưởng cho cái giả là thật, cho cái khổ là vui, mới có thân yêu ham muốn, say mê theo ngũ trần dục lạc. Giá như những ai biết cái nhân của các việc khổ là gốc bởi lòng tham muốn, bằng cách dứt lòng tham muốn thì cái khổ không còn chỗ sanh khởi. Nghĩa là không còn lo và sợ nữa.
17/ PHẨM PHẪN NỘ
Phẩm này của hai văn bản bao gồm những bài kệ mang ý nghĩa về những lời Đức Phật khuyên dạy chúng ta: Hãy cố gắng dứt bỏ tâm sân hận, chế ngự tâm phẫn nộ và trau dồi đời sống cao thượng, giữ hạnh chân thật, nhẫn nại v.v...sẽ dần dần đưa con người chúng ta đến chỗ thanh cao siêu thoát. Với bản Hán có 26 bài kệ và bản Pàli có 14 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
3
2
6
5
9
8
12
11
15
14
4
3
7
6
10
9
13
12


5
4
8
7
11
10
14
13


Qua bảng so sánh giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: Kệ số 1 (bản Pàli) và kệ số 1, 2, và số 16 đến số 26 (bản Hán). Và nhìn vào bảng, có 13 bài kệ giống nhau. Để hiểu rõ hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ số 4 (bản Hán) tương đương với kệ số 3 (bản Pàli).
Nhẫn nhục thắng khuể
Thiện thắng bất thiện
Thắng giả năng thí
Chí thành thắng khi

Dịch:
Nhẫn nhục thắng tức giận
Thiện thắng được không thiện
Bậc trí thường bố thí
Chân thật thắng dối lừa

Akkodhena jine kodham
asàdhum sàdhunà jine
jine kadariyam dànena
saccena alikavàdinam
Lấy không giận thắng giận
Lấy thiện thắng không thiện
Lấy thí thắng xan tham
Lấy chân thắng hư ngụy
Qua bài kệ, cho thấy con người là một chúng sanh huyền bí có nhiều tiềm năng phi thường. Có hai năng lực trái ngược luôn luôn ẩn chứa trong mỗi người, một là hướng về cao thượng trong sạch, đặc tánh của bậc thánh nhân; và một loại hướng về điều tội lỗi, dơ bẩn của kẻ sát nhân tàn bạo. Đặc tính của phẫn nộ, tức giận hay "Kodha" là một tật xấu; và bất thiện hay "asàdhu" là điều kiện làm cho chính mình bị xấu xa, không tốt đẹp. Cho nên, Đức Phật khuyên dạy chúng ta phải xử dụng "tâm từ" và thực hành "thập thiện" hầu đem lại cho chính mình nhiều sự an lạc. "Bậc trí thường bố thí" nghĩa là người sáng suốt, học cao, hiểu rộng luôn bố thí với tâm quảng đại là người đang tự diệt lần mọi luyến ái ngấm ngầm trong tâm. Và sự giả dối ắt hẳn không đem lại an lạc cho những ai tạo ra những điều ấy. Chỉ có hạnh chân thật hằng đem lại an vui hạnh phúc cho người chân thiện cho nên chân thật thắng dối lừa hay "alika"
18/ Bản Hán: PHẨM TRẦN CẤUBản Pàli: PHẨM CẤU UẾ
Phẩm này của hai văn bản bao gồm những bài kệ nêu lên những uế trược, ô nhiễm làm cho tâm bị dơ đục gây ra những hành động tội lỗi. Và trình bày con đường chánh hạnh làm tiêu trừ các ô nhiễm, uế hạnh. Với bản Hán có 19 bài kệ và bản Pàli có 21 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
3
5
7
9
10
12
13
15
17
17
5
7
8
10
11
13
14
16
18
20
6
8
9
11
12
14
16
19
19
21
Qua bảng so sánh, giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: Kệ số 1, 2, 3, 4, 6, 18 (bản Pàli) và kệ số 1, 2, 3, 15 (bản Hán). Và nhìn vào bảng, có 15 bài kệ tương đương nghĩa với nhau. Để hiểu rõ hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ số 7 (bản Hán) tương đương với kệ số 9 (bản Pàli).
Cấu trung chi cấu
Mạc thậm ư si
Học đương xả ác
Tỳ kheo vô cấu

Dịch:
Dơ trong các thứ dơ
Ngu si là hơn hết
Tu học dứt nghiệp ác
Thành Tỳ Kheo vô cấu

Tato malà malataram
avijjà paramam malam
etam malam pahatvàna
nimmalà hotha bhikkhavo.
Trong hàng cấu uế ấy,
Vô minh, nhơ tối thượng
Đoạn nhơ ấy Tỳ Kheo
Thành bậc không uế nhiễm
Qua bài kệ, cho thấy cội gốc của mọi pháp cấu uế làm cho tâm dơ đục thường là tham, sân, si và ái dục gọi chung là vô minh "Avijjà". Vì vô minh nên không hiểu biết, không nhận thức được điều lành, điều ác. Và chính vô minh là nguyên nhân đầu tiên làm tâm trở nên hèn hạ, xấu xa, làm điều tội lỗi, chịu nhiều khổ đau của nghiệp ác mà mình đã gây ra. Vị Tỳ Kheo (Bihikkhu) muốn trở thành bậc không uế nhiễm thì phải tu học dứt trừ: năm pháp triền cái, mười sáu pháp tuỳ phiền não, tám pháp cấu uế tâm và chín pháp ô trược tâm.
19/ Bản Hán: PHẨM PHỤNG TRÌBản Pàli: PHẨM PHÁP TRỤ
Phẩm này của hai văn bản bao gồm những bài kệ nói về đời sống chánh hạnh, giảng giải đạo nghĩa, lấy chánh pháp đức hạnh làm quý, không có tham lam mà nương vào giới luật tìm lấy hạnh phúc. Ðiều đặc biệt, số kệ ở phẩm này của hai văn bản bằng nhau. Trong đó có 15 bài kệ, nghĩa tương đương với nhau từ kệ số 3 đến số 17 của hai bản. Chỉ còn lại kệ số 1, 2 của hai bản khác nhau. Ðể tìm hiểu giống nhau, xin trích dẫn và phân tích kệ số 4 của hai văn bản:
Phụng trì pháp giả
Bất dĩ đa ngôn
Tuy tố thiểu văn
Thân y pháp hành
Thủ đạo bất vong
Khả vị phụng pháp

Dịch:
Người phụng trì chánh pháp
Không phải tụng, nói nhiều
Tuy rằng nghe, học ít
Song y pháp hành trì
Giữ đạo không quên lãng
Là phụng trì pháp tạng.

Na tàvatà dhammadharo
yàvatà bahu bhàsati
yo ca appam pi sutvàna
dhammam kàyena passati
sa ve dhammadharo hoti
yo dhammam nappamajjati
Không phải vì nói nhiều
Mới xưng danh trì pháp
Những ai tuy nghe ít
Nhưng thân hành đúng pháp
Không phóng túng chánh pháp
Mới xứng danh trì pháp
Qua bài kệ, rõ ràng cho thấy người Phật Tử phụng trì chánh pháp không phải vì tụng nói nhiều mà là người phải cố gắng tránh giữ những điều không nên làm, phải biết khép mình trong giới luật để sống đời sống lý tưởng. Do vậy, giới luật là nền tảng của tất cả đức hạnh cho nên đời sống hướng thượng của người đệ tử là sống nương tựa theo giới luật.
20/ Bản Hán: PHẨM ĐẠO HẠNHBản Pàli: PHẨM ĐẠO
Phẩm này của hai văn bản bao gồm những bài kệ nói về đạo cốt yếu là đạo giải thoát. Đó là chỉ cho con đường của bậc Thánh có tám ngành, là con đường duy nhất dẫn đến Niết bàn, là con đường thanh tịnh, dẫn đến chứng ngộ tam tướng (vô thường, khổ đau, vô ngã) của thế gian xa rời mọi phiền não, tuệ tri Tứ Thánh Đế. Với bản Hán có 28 bài kệ và bản Pàli có 17 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
4
5
8
9
11
13
16
17
2
2
5
6
9
11
14
15


3
3
6
8
10
12
15
16


Qua bảng so sánh, giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: kệ số 7, 12, 13, 17 đến số 28 (bản Hán) và kệ số 4, 7, 10, 14 (bản Pàli). Và nhìn vào bảng có 13 bài kệ nghĩa tương đương với nhau. Xin trích dẫn và phân tích kệ số 16 (bản Hán) tương đương với kệ số17 (bản Pàli), để tìm điểm giống nhau.
Tuệ giải thị ý
Khả tu kinh giới
Cần hành độ thế
Nhất thiết trừ khổ

Dịch:
Tuệ tri được ý nầy
Nên tu trì kinh giới
Siêng tu vượt thế gian
Dứt trừ tất cả khổ

Etam atthavasam natvà
pandito silasamvuto
nibbànagamanammaggam
khippam eva visodhaye
Biết rõ ý nghĩa này
Bậc trí lo trì giới
Mau lẹ làm thanh tịnh
Con đường đến Niết Bàn
Qua bài kệ, Đức Phật hằng khuyên chúng ta phải biết tự chế thân tâm, kiểm soát mọi hành vi, tư tưởng đúng theo lẽ phải (giới), khi giới đức được vun bồi hoàn hảo thì tinh thần trở nên thơ thới nhẹ nhàng, an tỉnh (định). Cái tâm an tịnh, vắng lặng, sáng ngời đưa tới sự minh triết rõ ràng như mảnh gương trong sáng (tuệ) để thấu rõ bản chất của vạn vật trên vũ trụ đúng theo thực tại, nghĩa là thấy rõ vô thường, khổ não, vô ngã, rồi đoạn tận tam độc tham, sân, si; phá vỡ thân ngũ uẩn luôn biến đổi vô lường. Do vậy, các bậc Thánh thoát khỏi mọi hệ lụy của thế gian, đạt thành hạnh phúc trường cửu siêu xuất thế gian – Niết Bàn.
21/ Bản Hán: PHẨM QUÃNG DIỄNBản Pàli: PHẨM TẠP LỤC
Phẩm này của hai văn bản bao gồm những bài kệ có nhiều ý nghĩa về mọi mặt, thích hợp trong việc suy niệm và hoạch định cho mình một hướng đi an lành. Cũng có nghĩa, phàm giữ gìn điều thiện ác từ việc nhỏ cho đến việc lớn để mà chứng đạo. Với bản Hán có 14 bài kệ và bản Pàli có 16 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Páli
Hán
Páli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
3
3
7
15
9
12
13
14
2
2
4
4
8
8
10
13
14
16
Qua bảng so sánh, giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: kệ số 5, 6, 11, 12 của bản Hán và kệ số 5, 6, 7, 9, 10, 11 bản Pàli. Và nhìn vào bảng có 10 bài kệ, nghĩa tương đương với nhau. Vậy xin trích dẫn và phân tích kệ số 14 (bản Hán) tương đương với kệ số 16 (bản Pàli).
Nhất tọa nhất xứ ngọa
Nhất hành vô phóng tứ
Thủ nhất dĩ chánh thân
Tâm lạc cư thọ gian

Dịch:
Ngồi nằm hay đi đứng
Không phóng dật, tinh cần
Luôn chánh thân giữ đạo
An vui sống núi rừng

Ekàsanam ekaseyyam
eko caram atandito
eko damayam attànam
vanante ramito siyà
Ai ngồi nằm một mình
Độc hành không buồn chán
Tự điều phục một mình
Sống thỏa mái rừng sâu
Qua bài kệ, Đức Phật khuyên chúng ta không nên phóng dật, buồn chán khi sống một mình; mà nên cố gắng thiền định, tự khép mình vào kỷ luật, tự kiểm soát, tự thanh lọc tâm và giác ngộ. Từ đó, mới có thể nhận thức được rằng vật chất là ảo huyền và thú vui vật chất là không tạo hạnh phúc thực sự. Người Phật Tử tự nguyện lìa bỏ tất cả sự nghiệp trên đời để khoác lấy tấm y vàng và cố gắng sống hoàn toàn trong sạch. Tự nguyện giữ gìn giới luật và ráng sức nâng cao đức hạnh đến tột cùng để trở nên hoàn toàn vị tha trong mọi hành động. Do vậy, vị ấy sống an vui thỏa mái trong núi rừng.
22/ PHẨM ĐỊA NGỤC:
Phẩm này của hai văn bản bao gồm những bài kệ diễn tả những cảnh khổ của những người làm việc ác, đọa vào địa ngục nê lê, thọ tội ác oan khiên. Qua đó nhắc nhở chúng ta luôn thức tỉnh với mỗi hành động của mình vì cảnh khổ luôn chực chờ với người tạo ác. Với bản Hán có 16 bài kệ và bản Pàli có 14 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
5
5
8
8
13
11
16
14
2
2
6
6
9
9
14
12


4
4
7
7
12
10
15
13


Qua bảng so sánh, giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: Kệ số 3 (bản Pàli) và kệ số 3, 10, 11 (bản Hán). Và nhìn vào bảng trên có 13 bài kệ nghĩa tương đương với nhau. Để hiểu rõ hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ số 1 của hai văn bản.
Vọng ngữ địa ngục cận
Tác chi ngôn bất tác
Nhị tội hậu câu thụ
Thị hành tự khiên vãng

Dịch:
Nói dối gần địa ngục
Có làm nói không làm
Cả hai có quả báo
Qua lại trong sanh tử

Abhùtavàdi nirayam upeti
yo càpi katvà na karomì ti càha
ubho pi te pecca samà bhavanti
nihinakammà manujà parattha
Nói láo đọa địa ngục
Có làm nói không làm
Cả hai chết đồng đẳng
Làm người nghiệp hạ liệt
Qua bài kệ cho thấy "nói không thật" vào cảnh khổ và người đã làm rồi nói "tôi không có làm" cũng chịu cảnh khổ. Sau khi chết, cả hai đều phải chịu lãnh hậu quả xấu từ nơi hành động ác mình đã tạo. Chúng ta biết trong thập ác nghiệp nương theo ba nơi (ba thân, bốn lời, ba ý) để tạo nghiệp đến với người khác hay một chúng sanh khác. Do đó, Đức Phật dùng hình ảnh địa ngục để cho chúng ta có nhận thức rằng: Đó là nơi chúng sanh phải chịu nhiều khổ đau, bị đánh đập, hành hạ, tra tấn vô cùng thảm khốc và khổ sở. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ rằng chỉ có một cảnh giới địa ngục ở thật xa với nhân loại của chúng ta, cũng có thể ở ngay trong chúng ta, hiện hữu ngay trong thế gian này với những người đã làm những hành động xấu xa giữa người với người rồi cuối cùng chính hành động ác đó làm cho người tạo ác phải chịu lấy bao nỗi khổ đau.
23/ Bản Hán:PHẨM TƯỢNG DỤBản Pàli: PHẨM VOI
Phẩm này của hai văn bản đều tập trung những bài kệ vào đề tài "Voi", là biểu tượng của một loài thú to lớn, có nhiều năng lực phi thường, chịu đựng được bao điều khó khăn. Với biểu tượng hàm ngụ ý lên đức hạnh nhẫn nại phi thường, trọng điểm để thành đạt chân lý siêu thoát. Điều đặc biệt giữa hai văn bản, hoàn toàn tương đương với nhau từ kệ số 1 đến số 14, nghĩa của từng bài kệ đềⵠgiống nhau. Tuy nhiên, ở bản Hán có thêm kệ số 15, 16, 17, 18. Để hiểu rõ hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ số 5 của hai văn bản.
Như tượng danh tài thủ
Mãnh hại nan cấm chế
Hệ bán bất dữ thực
Nhi do mộ dật tượng

Dịch:
Như voi tên tài Thủ
Khó kềm chế hung hăng
Trói lại chẳng cho ăn
Vẫn khăng khăng nết cũ

Dhanapàlako nàma kunjaro
katukappabhedano dunnivàrayo
baddho kabalam na bhunjati
sumarati nàgavannassa kunjaro
Con voi tên Tài Hộ
Phát dục, khó điều phục
Trói buộc, không ăn uống
Voi nhớ đến rừng voi
Qua bài kệ, cho thấy người huấn luyện voi để điều phục được voi có ba việc: Dùng móc thép móc vào miệng để chế phục sự cang cường, hung hăng. Không cho ăn uống để thân thể suy yếu, dễ dạy. Và đánh đập chính là chế phục tâm nó. Còn Đức Phật cũng có ba việc dùng để điều phục tất cả mọi người, sẽ độ thoát tất cả, lìa ba đường ác, và trước nhất dùng để tự điều phục mình đến được vô vi, không còn sanh tử, ưu bi khổ não. Ba việc ấy là: Lấy chí thành điều phục khẩu nghiệp Lấy từ bi trong sạch điều phục tâm cang cường Lâý trí tuệ diệt trừ ngu si che ngăn của ý
24/ Bản Hán: PHẨM ÁI DỤCBản Pàli: PHẨM THAM ÁI
Phẩm này của hai văn bản bao gồm những bài kệ nêu những tính nguy hại của ái dục. Nghĩa là điều dâm dục ân ái của người đời sinh ra rất nguy hại. Do vậy, Đức Phật khuyên chúng ta mau cố gắng đoạn tận mọi phiền não của ái dục. Với bản hán có 32 bài kệ và bản Pàli có 26 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
8
5
12
8
17
14
24
20
27
25
2
2
10
6
14
12
18
16
25
21


3
3
11
7
15
13
19
17
26
22


Qua bảng so sánh, giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: Kệ số 4, 5, 6, 7, 9, 13, 16, 20, 21, 21, 22, 23, 28, 29, 30, 31, 32 (bản Hán) và kệ số 4, 9, 10, 11, 15, 18, 19, 23, 24, 26 (bản Pàli). Và nhìn vào bảng cho thấy 16 bài kệ, nghĩa tương đương với nhau, xin trích dẫn và phân tích kệ số 8 (bản Hán) tương đương với kệ số 5 (bản Pàli)
Như thọ căn thâm cố
Tuy tiệt du phục sanh
Ái ý bất tận trừ
Triếp đương hoàn thụ khổ

Dịch:
Như cây rễ sâu chắc
Dầu chặt vẫn đâm cành
Tâm ái chưa dứt tuyệt
Khổ não lại phát sanh

Yathàpi mùle anupaddave dalhe
chinno pi rukkho punareva rùhati
evam pi tanhànusaye anùhate
nibbattatì dukkham idam punappunam
Như cây bị chặt đốn
Gốc chưa hại vẫn bền
Ái tuỳ miên chưa nhổ
Khổ này vẫn sanh hoài
Qua bài kệ cho thấy "tâm ái" được ví như cây rễ sâu chắc, dù chặt đốn nhưng gốc cây chưa triệt hẳn thì nó vẫn đâm chồi trổ lá. Cũng vậy, tâm ái còn gọi là ái dục (Tanhà) chưa dứt tuyệt thì khổ não vẫn phát sanh. Bởi ái dục có nghĩa là luyến ái, khát khao, bám víu. Có ba loại ái dục: 1: Ái dục đeo níu theo sáu căn, sáu trần; 2: Ái dục đeo níu theo những khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương đoạn kiến hay triệt diệt trong lúc hưởng dục, nghĩ rằng tất cả sẽ tiêu diệt sau khi chết. Cho là chết là hết; 3: Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương thường kiến tức là trong khi thọ hưởng, nghĩ rằng những khoái lạc này sẽ mãi mãi tồn tại, vĩnh cửu trường tồn.
25/ Bản Hán: PHẨM SA MÔNBản Pàli: PHẨM TỶ KHEO
Phẩm này của hai văn bản đều tập hợp những bài kệ trình bày đời sống phạm hạnh chân chánh của một người đệ tử Phật. Nghĩa là sống hạnh khước từ mọi cuộc vui thú thế gian để chọn lấy đời sống tu sĩ, tự chế các hành động, điều ngự các căn để chỉ nhằm vào mục tiêu duy nhất là giải thoát Niết Bàn. Và chính vị Sa Môn này dạy chánh pháp cho đệ tử lãnh thọ tu hành để đắc đạo giải thoát thanh tịnh. Với bản Hán có 32 bài kệ và bản Pàli có 23 bài kệ ta có thể lập bảng đối chiếu như sau :
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
5
6
9
10
13
14
17
18
21
22
2
2
6
7
10
11
14
15
18
19
22
23
3
4
7
8
11
12
15
16
19
20


4
5
8
9
12
13
16
17
20
21


Qua bảng so sánh giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: kệ số 3 (bản Pàli) và kệ số 23, 24 đến kệ số 32 (bản Hán). Và giữa hai văn bản có 22 bài kệ giống nhau, xin trích dẫn và phân tích kệ số 18 (bản Hán) tương đương với kệ 19 (bản Pàli) để tìm điểm giống nhau.
Chỉ thân chỉ ngôn
Tâm thủ huyền mặc
Tỳ kheo khí thế
Thị vi thụ tịch

Dịch:
Thân ngưng lời cũng ngưng
Tâm an trú thiền định
Tỳ Kheo lìa thế tục
Là bậc thường tịch tịnh

Santakàya santavàco
Santavà susamàhito
vantalokàmiso bhikkhu
upasanto ti vuccati
Thân tịnh, lời an tịnh
An tịnh, khéo thiền tịnh
Tỳ Kheo bỏ thế vật
Xứng danh "bậc tịch tịnh"
Qua bài kệ cho thấy rằng vị Tỳ Kheo luôn tinh tấn trau dồi trí tuệ, đồng thời cũng tự thấy có bổn phận giúp đỡ những người khác cùng tiến hóa với mình, luôn học hỏi để trở nên sáng suốt. Không làm phiền ai, không muốn cho ai phải lo lắng về mình, các vị Tỳ Kheo sống như loài ong biết hút mật của hoa nhưng không làm tổn thương đến đời sống của hoa. Từ bỏ tất cả sự nghiệp của cải, không giữ lấy một món chi của thế gian. Nhu cầu của một vị Tỳ Kheo thật là ít ỏi. Bao nhiêu tài sản của các vị này chỉ gồm vỏn vẹn trong hạnh tri túc.
26/ Bản Hán: PHẨM PHẠM CHÍBản Pàli : PHẨM BÀ LA MÔN
Phẩm này của hai văn bản bao gồm những bài kệ nêu lên tính hạnh với đầy đủ ý nghĩa của một vị Bà La Môn, không vì sanh trưởng trong một gia đình ở giai cấp Bà La Môn mà trở thành vị Bà La Môn. Nhưng vì họ đã thành đạt mục tiêu tối thượng, chứng đắc quả A La Hán giải thoát, thành đạt chân lý và đầy đủ chánh hạnh. Cũng đồng nghĩa với "Phạm Chí" là lời nói việc làm thanh bạch của người học đạo gọi là đạo sĩ cao thượng. Với bản Hán có 40 bài kệ và bản Pàli có 41 bài kệ, ta có thể lập bảng đối chiếu như sau:
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
Hán
Pàli
1
1
8
8
15
15
22
22
31
31
38
39
2
2
9
9
16
16
25
25
32
32
39
40
3
3
10
10
17
17
26
26
33
34
40
41
4
4
11
11
18
18
27
27
34
35


5
5
12
12
19
19
28
28
35
36


6
7
13
13
20
20
29
29
36
37


7
6
14
14
21
21
30
30
37
38


Qua bảng so sánh, giữa hai văn bản có những bài kệ khác nhau như: kệ số 23, 24 (bản Hán) và kệ số 23, 24, 33 (bản Pàli). Và giữa hai văn bản có 38 bài kệ tương đương nghĩa với nhau. Để hiểu rõ hơn, xin trích dẫn và phân tích kệ thứ 40 (bản Hán) tương đương với kệ 41 (bản Pàli).
Tự tri túc mạng
Bổn sở cánh lai
Đắc yếu sanh tận
Duệ thông đạo huyền
Minh như năng mặc
Thị vị phạm chí

Dịch:
Tự biết túc mạng mình
Vốn từ đâu lại đây
Đạt được sanh diệt tận
Thông tỏ được đạo mầu
Sáng suốt và vắng lặng
Đó gọi là Phạm chí

Pubbenivàsam yo vedì
saggàpàyan ca passati
atho jàtikkhayam patto
abhinnà vosito muni
sabbavositavo sànam
tam aham brùmi bràhmanam
Ai biết được đời trước
Thấy thiện giới, đọa xứ.
Đạt được sanh diệt tận
Thắng trí, tự viên thành
Bậc Mâu Ni đạo sĩ
Viên mãn mọi thành tựu
Ta gọi Bà La Môn
Qua bài kệ, cho thấy bậc Hiền Thánh đã thấu hiểu chỗ ở trước của mình (Pubbenivàsa), đã thấy những cảnh nhàn và khổ. Đã đến mức tận cùng của mọi kiếp sống, người đã với trí tuệ cao siêu, tự mình cải tiến và hoàn tất đời sống phạm hạnh thiêng liêng và chấm dứt mọi dục vọng. Vị ấy Như Lai gọi là Bà La Môn.
C. KẾT LUẬN
Bắt đầu đi vào nghiên cứu một văn bản, chúng ta luôn luôn gặp nhiều nguồn tài liệu phát xuất từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi một ngôn ngữ phải được coi như đại biểu cho một nền văn học truyền khẩu của một lớp người hội thoại bằng nó. Nói cách khác, ở tiểu luận này kinh Pháp Cú thuộc hai ngữ hệ Hán và Pàli nên hình thức và tư tưởng giữa hai văn bản trên có phần khác nhau. Cụ thể ở văn bản chữ Hán chia làm hai quyển Thượng và quyển Hạ; và trong 39 phẩm thì 13 phẩm không có ở văn bản Pàli. Từ đó, dẫn tới tư tưởng của hai văn bản cũng có khác. Chẳng hạn những phẩm khác nhau học lý, như 13 phẩm ở bản Hán tập trung vào 13 đề tài mà bản Pàli được xem như thiếu: Vô thường, Giáo học, Đa văn, Đốc tín, Giới thận, Duy niệm, Từ nhân, Ngôn ngữ, Lợi dưỡng, Nê hoàn, Sinh tử, Đạo lợi, Kiết tường. Nội dung 13 đề tài này nằm gọn trong 256 bài kệ.
Và ngay những phẩm giống nhau, thì số lượng bài kệ khác nhau như bản Hán: Phẩm Song Yếu thêm kệ số 15,16. Phẩm Phóng Dật thêm kệ số 11,12,15,16,17,18,19,20. Phẩm Hoa thêm phẩm số 3.v.v...
Thậm chí trong các phẩm giống nhau nhưng số thứ tự bài kệ không giống nhau như: Phẩm Song Yếu, kệ số 17,18,19,20,21,22 (bản Hán) tương đương kệ số 15,16,17,18,19,20, (bản Pàli); phẩm Phóng Dật, kệ số 13,14 (bản Hán) tương đương kệ số 11,12 (bản pàli); phẩm Tâm Ý, kệ số 2,3,4,5,6,12 (bản Hán) tương đương kệ số 3,4,5,6,7,10 (bản Pàli).v.v...
Và cụ thể trong những bài kệ giống nhau thì số câu trong những bài kệ ấy khác nhau như: phẩm Song Yếu, bản Hán kệ số 21 có 6 câu tương đương bản Pàli kệ số 19 có 4 câu. Phẩm Ác Hành, bản Hán kệ số 9 có 6 câu tương đương bản Pàli kệ số 6 có 4 câu. Phẩm Trần Cấu, bản Hán kệ số 13 có 4 câu tương đương bản Pàli kệ số 15 có 6 câu.v.v...
Qua phần trình bày những số liệu ở trên nhằm nhấn mạnh giữa hai văn bản có những diều khác nhau. Vì vậy có những sự sai khác ấy? Người viết thiết nghĩ, trong tương lai cần làm rõ hơn nữa. Ngay văn bản kinh Pháp Cú, thực ra có những câu nằm trong văn học Ấn Độ từ lâu. Phật giáo lấy từ Ấn Độ hay Ấn Độ lấy từ Phật giáo là một lẽ nữa. Đây cũng chính là vấn đề cần nghiên cứu trong tương lai.
Nhìn chung, việc nghiên cứu so sánh kinh Pháp Cú chữ Hán và chữ Pàli thuộc hai hệ phái khác nhau. Ở Hán tạng dịch từ một ngôn ngữ Phật giáo Nguyên thủy nào đó? Dưới ánh sáng những nghiên cứu của Lueders, câu trả lời tất phải khẳng định: Chúng chỉ là những dịch giả với một mức độ tự trị nào đó. Nói là dịch ngữ tự trị, vì chúng không phải là dịch ngữ thuần túy, mà là những ngôn ngữ nhằm chuyển hóa tư tưởng nguyên thủy Phật giáo cho tất cả mọi người ở nhiều từng lớp xã hội và địa phương khác nhau. Việc chuyển hóa tư tưởng này như một việc thuyết giáo của những thành viên tổ chức trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ta ngày nay. Đối với hết thảy học phái, hết thảy thánh điển của Phật, chúng ta không thể nào quyết định tính thực tại của mỗi học phái, mỗi thánh điển. Chúng ta còn phải đối diện với những sai lầm có thể của quá trình chuyển hóa từ một ngôn ngữ nguyên thủy qua những ngôn ngữ truyền khẩu khác nhau, để rồi kết đọng một cái nhìn đồng nhất, đồng diện giáo lý các hệ phái dựa vào niềm tin rằng sự thật của các pháp không thể có hai. Từ đó, giúp cho mọi người đồng tôn sùng quy ngưỡng và tự do lựa chọn chớ không theo sai lệch.
Vì thế, kinh Pháp Cú mãi cho đến bây giờ vẫn được xem là bộ kinh truyền khẩu rất sớm. Và hiện nay, kinh này là bộ kinh nhật tụng quý báu cho hàng Tăng giới xuất gia hành trì; và hàng cư sĩ tại gia cũng lấy đó phụng hành để sống một đời sống an lành thanh khiết. Vì hình ảnh trong kinh Pháp Cú là hình ảnh một con người bằng nỗ lực tu tập của tự thân đã đạt được giác ngộ, giải thoát. Đó chính là hình ảnh Đức Phật – Đấng tuệ giác viên mãn; là đối tượng hướng thượng con người; là nhà đạo đức học vĩ đại của nhân loại. Mỗi hành vi hay lời nói của Ngài đều đem lại sự an vui mát mẻ cho tất cả mọi người. Ngài luôn luôn sống trong sự mát mẻ. Chánh pháp của Đức Phật là một phương thuốc mát gồm toàn là những điều đúng theo chân lý và có lợi ích. Tuy nhiên, Đức Phật chỉ là một vị đạo sư, một người chỉ đường. Học theo chánh pháp của Ngài, ta phải tự nỗ lực tu tập, rồi cũng như Đức Phật khắc phục chướng ngại để truyền bá chánh pháp, xây dựng một đời sống thiết thực nhân bản cho toàn nhân loại. Chính Đức Phật đã xác định và tuyên bố không ai là đạo sư của Ngài. Đức Phật là bậc vô sư mà chúng ta cần phải nên nhớ, đó là:
"Ta hàng phục tất cả
Ta rõ biết tất cả
Không bị nhiễm pháp nào
Ta từ bỏ tất cả
Ái diệt, tự giải thoát
Đã tự mình thắng trí
Ta – ai gọi thầy ta?"

(Dhammapada – kệ số 353)
Ni Sinh Thích Nữ Nguyệt Chiếu
Trường Cao Cấp Phật Học. TP. Hồ Chí Minh. Khoa IV.
Source: Phật Học Thường Thức, Taiwan, http://www.phathocthuongthuc.com/

[Mục lục][Thư mục Việt ngữ] [BuddhaSasana Main Page]